Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Nan đề: mất đoàn kết

Nan đề: mất đoàn kết


Lê Văn


Lời nói đầu Khởi đầu đây chỉ là một ư kiến viết dưới bài viết Đoàn Kết của anh Felix, nhưng dù cố ngắn gọn vẫn trở thành quá dài, nên tôi quyết định gửi đến BBT-DCVOnline nhờ đăng trong mục Quan Điểm. Thiển nghĩ cũng nên nhấn mạnh một lần nữa, đây chỉ là một ư kiến cá nhân, và v́ thế ‒ trong tinh thần “dân chủ đa nguyên” ‒ tự nó không đ̣i hỏi sự đồng ư của ai cả. Nếu người viết có một mong ước, th́ chính là để làm rơ ràng hơn một điêu: khác biệt ư kiến là tự nhiên, cần thiết và có khi lại c̣n có ích nữa.
Thú thực, tôi rất nể sự can đảm của tác giả Felix. Đây cũng không phải lần đầu anh đă viết về những điểm “tiêu cực” của các cộng đồng người Việt hải ngoại (NVHN), nên đă có kinh nghiệm rồi (nhưng vẫn dám tiếp tục làm). Tôi nghĩ không ai viết bài mong “được” nhiều người phản bác, la ó cả. Ngược lại, nều viết bài chỉ để được nhiều ngươi đồng ư th́ “tầm thường” quá.


Không biết có ai nghĩ là cộng đồng NVHN không có những khuyết điểm, tật xấu đáng kể? Nếu có th́ ta có nên mang ra mổ xẻ, để sửa sang hay không?
Nếu chúng ta có hai người bạn, một người lúc nào cũng bảo là ta hay, đúng... “hết xảy”, c̣n người kia th́ dám nói thẳng mặt những điểm anh ta cho rằng chúng ta chưa được “tốt”, th́ liệu trong hai người ai là bạn “thật”, ai là bạn “giả”? Câu trả lời có lẽ quá dễ, phải không các bạn?
Đàng khác, tôi không nghĩ căn bịnh hiểm nghèo nhất của cộng đồng NVHN là thiếu đoàn kết, mà thật ra có thể là không hiểu thế nào là đoàn kết. Do đó mọi người vẫn thường hô hào đoàn kết nhưng lại hay hành xử thiếu đoàn kết!
Xin đơn cử một thí dụ giả tưởng ‒ nhưng có thể rất “hiện thực”. Một cộng đồng NVHN họp lại để bàn về một đề tài nào đó. Khởi đầu, như thường lệ, là phát biểu ư kiến. Một số người “năng nổ” đưa ra ư kiến của ḿnh. Nhiều ư kiến trái ngược nhau, nhưng đều giống nhau ở chỗ chưa suy nghĩ chín chắn. Đương nhiên là ai cũng bảo thủ ư kiến của ḿnh ‒ nếu nhận ư kiến người kia đúng hơn th́ ḿnh “mất mặt với quân chúng”. Sau cũng dẫn đến t́nh trạng có những lời lẽ nặng nhẹ mà lúc thường chính họ không bao giờ dùng với người khác (nhiều lắm là dùng với... vợ con trong nhà... khi “chúng nó” dám căi lời… bố nó!).
Kết cuộc tốt nhất có thể xảy ra khi có người giữ được b́nh tĩnh để nghị: “Mọi người hăy cố gắng bỏ qua tự ái cá nhân, đoàn kết lại sau lưng “lănh tụ” (ông chủ tịch Cộng Đồng hay một nhân vật có uy tín nào đó). Không ai muốn mang tiếng là “phá hoại đoàn kết” nên rốt cục mọi người đồng ư theo quyết định của “lănh đạo”. Thế nhưng trong ḷng vẫn hậm hực ‒ thù riêng, thù chung đủ cả ‒ thế là lần họp sau tấn kịch “đoàn kết” lại diễn ra y hệt như cũ...
Đây chính là thực tế của xă hội loài người. Tự ngàn xưa đă thế. Con người sinh ra, ngay cả cùng cha cùng mẹ, đă khác nhau rồi. Cho nên, nếu cần “đoàn kết” ‒ thật sự có nhưng lúc rất cần, như khi thiên tai, hoả hoạn… hay cả khi đất nước đứng trước hiểm họa diệt vong ‒ như tổ quốc Việt Nam hiện nay ‒ th́ đó là sự đồng ư với mục tiêu tối hậu và có thể cả một chiến lược (1) chung ‒ phương cách thực hiện không bắt buộc phải đồng nhất... Đó mới chính là sự đoàn kết thực sự cần phải có.
C̣n nếu hiểu đoàn kết như là mọi người phải đồng ư với nhau mọi chuyện th́ đó chính là một quan niệm... phá đoàn kết vậy (2). V́ nó chẳng bao giờ xảy ra cả!

© DCVOnline
 
------------------------------------------------

(1) Thí dụ về một “chiến lược” chung có thể là “không tham gia vào bất cứ việc ǵ do CSVN điều khiển hay quyết định nằm trong tay CSVN”.
Áp dụng cụ thể, chẳng hạn trong vấn đề về thăm VN hay gửi tiền cho thân nhân. Nếu thấy cần về thăm thân nhân, gia đ́nh th́ không đi ngược chiến lược. Nhưng nếu về hàng năm “du hí”, th́ một hậu quả là mang tiền về làm giàu cho tư bản đỏ (thường là chủ nhân của các dịch vụ du lịch trong nước).
“Gửi tiền về nước” cũng vậy. Nếu ta trực tiếp giúp thân nhân gia đ́nh làm ăn ‒ cạnh tranh với “tư bản đỏ” ‒ th́ đó có thể là việc nên làm. Cho dù làm ăn th́ phải đóng thuế cho nhà nước CSVN, nhưng làm sao đ̣i hỏi tuyệt đối được?
(2) Nhiều người dùng cụm từ “(dân chủ) đa nguyên” nhưng chưa chắc ai cũng đă chịu khó t́m hiểu xem nó là ǵ! Đa nguyên vốn là một khái niệm triết học, cho rằng mỗi con người vốn là một thực thể độc nhất vô nhị, không ai giống ai, v́ thế không thể hoà lẫn. Do đó “(dân chủ) đa nguyên” tự nhiên ngược lại với mọi chủ thuyết chuyên chế ‒ như Cộng sản, NAZI ‒ muốn xă hội chỉ gồm những người đồng ư với nhau, một lănh tụ “cha già dân tộc”, một ư thức hệ v.v...
Ngược lại, triết lư đa nguyên mới mang lại sự đoàn kết hài ḥa thực sự. Anh có thể thích TT Ngô Đ́nh Diệm, chị có thể yêu nhạc TCS, người kia có thể thích nhạc Phạm Duy, ngựi nọ lại thích Nguyễn Cao Kỳ, v.v... nhưng một khi chấp nhận “triết lư” Đa Nguyên, mọi người vẫn có thể cùng nhau phụng sự dân tộc đất nước.


<< trở về đầu trang >>
free counters