Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Nam mô a di... đừng tin chi Việt Cộng

Nam mô a di... đừng tin chi Việt Cộng


Nguyễn Duy Thành

Sau tháng 4 năm 1975, ai đă từng trải qua trại tù (cải tạo) đều biết rằng, cứ khoảng 3 tháng th́ trại viên đều phải viết bản kiểm điểm cá nhân, đối với tù nhân chính trị th́ mục tư tưởng chính trị trong bản viết tay này quan trọng lắm. Thay v́, ai cũng muốn viết cho hay, cho khôn khéo để tránh sự bắt bẻ, gây khó khăn xách nhiễu của công an, th́ có vị thượng tọa diễn giải ngắn gọn rằng:
“... Tôi không theo Mỹ, tôi không theo Ngụy, và tôi cũng không theo Việt cộng. Tôi chỉ theo Phật”, rồi ông viết hai chữ “chấm hết” thật to, và khi tự đọc bản kiểm điểm của ḿnh th́ chính ông cũng đọc thật to hai chữ “chấm hết”.
Trong thế giới tù đày rất hiếm khi có được nụ cười, v́ nó đâu như lát sắn ḿ sáng nào cũng có! Bởi thế, mỗi lần ngồi nghe đọc bản kiểm điểm, th́ đám tù có dịp đưa tay bịt miệng cười cho đă đời khi ông thượng tọa này tự kiểm điểm thái độ “cải tạo cà giựt cà tang” của ông. Lắm lúc, có người thắc mắc hỏi-“ Sao thầy không viết thêm vài câu cho lấy lệ?”. Nhưng ông thượng tọa hiền lành chấp tay lầu rầu: - “Nam mô  a di... đừng tin chi Việt cộng”.
Thế rồi một sáng đầu thu, đám tù thấy ông thượng tọa nằm chết cong queo trên sàn nhà, từ giă cỏi vô thường về miền cực lạc, hành trang theo bộ xương khô khoảng 20 kg của ông là một bầy chấy rận và rệp, dù rằng trước đó, v́ thương ông nên đám tù đă “đè” vị thượng tọa nằm xuống để vệ sinh giúp ông, nhưng ông cương quyết bồ tát rằng: - “Ḿnh không tội t́nh chi mà họ cũng bắt ḿnh vô đây. Bây giờ ḿnh sắp chết th́ cho rận, rệp ăn một trận cho đă, bắt bớ chúng làm chi cho tội t́nh”
Hôm nay, nhân tiết trời cũng gần vào thu, nhắc lại câu nói của người tù bất khuất kia như một sự tưởng niệm, và cũng không ngoài gởi đến đọc giả một bài phân tích. Đó là:
Trong cùng một lúc, nhà cầm quyền Hà Nội mở chiến dịch đàn áp tôn giáo qua hai sự vụ Tam Ṭa và Bát Nhă. Nhưng có người cho rằng, phần lớn người Việt Nam, nhất là giới truyền thông đă chú ư và dành thiện cảm nhiều hơn cho vụ Tam Ṭa.

V́ sao?
Mời bạn đọc cùng lạm bàn một chút cho có sự công bằng.
Ở đời, người ta thường nói: - Chuyện ǵ cũng phải có đầu có đuôi. Vậy, phần đầu của sự vụ Bát Nhă là bắt đầu từ Làng Mai bên Pháp, đă gọi là chữ Làng th́ người ta đều nhận ra được sự mộc mạc, khiêm tốn của người tu hành, nhưng tập hợp và tạo dựng được chữ Làng này không phải mấy ai đi tu cũng làm được! Muốn hiểu biết và học hỏi sự thành công này, th́ phải xá thân đi vào đạo tràng mới hiểu hết ngọn nguồn của người sáng lập ra làng đạo này, chứ người phàm tục trần chỉ biết rằng, là:
Măi cho đến đầu năm 2004, dù rằng đảng Cộng sản Việt Nam đă hối thúc các sư quốc doanh niệm thần chú cầu nguyện, cùng kết hợp với các độc chiêu mà đảng đă tung ra hải ngoại, tuy đă dồn hết công lực nhưng Việt cộng vẫn bị nhốt kỹ trong chiếc lồng sắt CPC. Trong thế tuyệt vọng, nhưng rồi Việt cộng  như  kẻ đang “Buồn ngủ th́ gặp chiếu manh”, có người mách bảo  Làng Mai là chiêu thức độc nhất để phá trận. Thế là, Việt cộng gởi ngay vơ sinh giỏi nhất qua Làng Mai cầu cứu. Trong binh pháp Tôn Tử có 13 thiêng và 36 kế, nhưng Việt cộng không dùng kế nào mà chỉ dùng kế “lạy”. Ai ngờ! Kế này rất hiệu nghiệm.
 

Phan Văn Khải tiếp thiền sư Nhất Hạnh
 

Sau hơn 40 năm “viễn xứ đéo hoài quê”. Ngày 12/1/2005, người sáng lập Làng Mai quyết định nhận lời mời của đảng CSVN, và đă cùng 100 đệ tử môn sinh bay về cố quốc . Đây là một chuyến đi không b́nh thường như những Việt kiều về thăm theo kiểu “Nhớ quê chàng lại t́m đường thăm quê”, mà chuyến đi của vị thiền sư đứng đầu Làng Mai theo thế chính trị đă được sắp xếp. V́ thế, giới cầm quyền Hà Nội đă quyết định “đánh bóng” chuyến viếng thăm này dưới h́nh thức như một vị quốc khách, bằng cách trải thảm đỏ và rải hoa thơm trên mọi nẻo đường mà vị thiền sư bước qua, ngay cả truyền thông các nước cũng được Hà Nội phát giấy mời, tất cả sự chuẩn bị rất đúng với nghĩa “Ngài về làng như thần hoàng về miếu”. Sau sự kiện vang dội này, các quốc gia, nhất là Hoa Kỳ từng chỉ trích chính quyền Việt Nam kỳ thị tôn giáo đă có cái nh́n nhẹ nhàng hơn. Để tạo ḷng tin cho thế giới nh́n vào Việt Nam về mặt nhân quyền, Ban Tôn giáo chính phủ c̣n tung ra công văn số 525-TGCP-PG, nhằm cho phép cơ sở Bát Nhă được phép thành lập tu viện và hành đạo tại Việt  Nam theo môn phái Làng Mai.
Qua sự kiện này, không ít th́ nhiều vị thiền sư đứng đầu Làng Mai đă đóng góp một phần không nhỏ cho giới cầm quyền Hà Nội thoát ra được khung củi sắt, bằng chứng ngày 17 tháng 11 năm 2006, trước khi đi dự hội nghị APEC, Tổng thống Bush đă lấy tên Việt Nam ra khỏi danh sách CPC.
Mọi chuyện thật êm đềm mát ngót. Nào ngờ, vị thiền sư được xem như là cao tay ấn nhất cũng không ngờ, Việt cộng dùng một chiêu trong tam thục lục kế, mà kế  thứ  21 là "qua kiều trừu bản", tức là qua cầu rút ván. Ôi thôi! Cái chiêu này th́ bao nhiêu nhà đầu tư hay Việt kiều đă sạt nghiệp và “chạy làng” để bỏ của lấy người, th́ trường hợp Làng Mai cũng vậy, cũng cái kiểu Nam mô a di nhà nước có làm chi mô..! Tất cả cũng chỉ v́ sự phản bội của một ông đệ tử, mà vào tháng 1 năm 2006 chính vị thiền sư đă truyền đăng đắc pháp để trở thành giáo thọ Làng Mai, nay mọi chuyện từ thượng tới hạ đều do đệ tử đứng tên, nên trên mặt pháp lư  th́ việc “cúng dường” cho đệ tử này th́ cũng là chuyện “phải đạo”.
Xa hơn nữa, một điểm chính trị của quốc gia, mà vị  thiền sư cứ ngỡ như là chánh sự của đạo pháp. Đó là Bát Nhă thuộc Lâm Đồng có cách xa ǵ đâu với vụ Bauxite ở Đắc Nông! Một lănh địa mà đàn anh Trung cộng đang muốn độc quyền để tạo nên một Tây Tạng ngay giữa Việt Nam, với thế chiến lược như thế th́ lẽ nào Trung cộng muốn một giáo phái Pháp Luân Công thứ hai; hay một Đạt Lai Đạt Ma số hai xuất hiện trên vùng cứ địa này. Do đó, việc hối thúc đàn em Cộng sản Việt Nam bóp chết Làng Mai ngay từ trong trứng nước, hơn nữa, sự có mặt của vị thiền sư ở Việt Nam chẳng c̣n hữu dụng v́ như trái chanh đă vắt khô nước. Thật lầm lẫn và đớn đau!
Tuy nhiên, câu hỏi của công luận đặt ra là. Trong cùng một lúc có sự vụ Tam Ṭa và Bát Nhă, nhưng sự vụ Tam Ṭa được dành nhiều thiện cảm hơn, nhất là phía quốc tế?  Đây là một câu hỏi cũng như sự trả lời cần phải tế nhị, nhưng công luận thường có sự tích lũy chứng minh của nó, ngay cả sự  thiện cảm cũng thế.
Một : Xin thử đưa vấn đề quốc tế để nói, mà Hoa Kỳ là nước hay lên tiếng về nhân quyền, nhưng lại im lặng. Có lẽ, mấy ông bà Thượng Nghị sĩ Mỹ có trí nhớ tốt, v́ đúng vào ngày11 tháng 9 năm 2001, quân khủng bố đánh sập ṭa tháp đôi ở New York, th́ cũng đúng là ngày Vị Thiền Sư đứng đầu Làng Mai có mặt tại Hoa Kỳ. Báo Mỹ viết đại loại rằng, lẽ ra vị sư này nên đọc kinh cầu nguyện cho 3000 nạn nhân thiệt mạng, th́ ông lại tuyên bố nước Mỹ gây oan sai nhiều  nên phải gặp oán, ngoài ra người đứng đầu Làng Mai c̣n bỏ ra 45.000 đô la để nhờ tờ New York Times đăng nguyên 2 trang A5 và A22, mà mục đích chỉ nhằm trả lời một câu hỏi của Kư giả Anne A Simpkinson về vụ Bến Tre trước năm 1975, v́ trong sách của vị thiền sư viết rằng, chỉ có mấy tên du kích bắn vu vơ nhưng không lực của Mỹ đă tàn phá hơn ba trăm ngàn căn nhà của dân chúng. Trong khi đó dù ngay trên hệ thống CNN cũng đă đưa ra sự kiện này, với sự b́nh luận của một số Kư giả thời chiến c̣n sống cho rằng, cuộc chiến của Tết Mậu Thân tại Bến Tre, Việt cộng đă huy động đến 2000 quân, các chi tiết này được ghi trên tờ New York Times số ra ngày 25-9-2001.
Hai: Nếu vị thiền sư đứng đầu Làng Mai kêu gọi thế giới , hay gần gủi nhất là cộng đồng Việt Nam hải ngoại tranh đấu v́ giáo phái Làng Mai bị đàn áp tôn giáo, th́ h́nh ảnh ngài thiền sư được Cộng sản Việt Nam che dù che lộng vẫn chưa phai, hoặc cái thế ngồi vắt chân cùng ông Chủ tịch uống trà vẫn chưa nhạt, tâm đắc hợp tác và hữu nghị như thế th́ cớ ǵ gọi là đàn áp? Rất có thể v́ sự  nhớ dai này, phải chăng người Mỹ đă không lên tiếng trong sự vụ Bát Nhă hôm nay? Thôi, âu cũng là bài học cho đời sau để biết rằng sống trên đời phải có thủy có chung, hay nói theo kiểu con nhà Phật là: nghiệp chướng.
Nhưng dù sao, theo dơi qua sự vụ, mọi người cũng nhận ra được. V́ tin Việt Cộng mà Bát Nhă đă chạy quá nhanh, rồi khấp chân đụng đầu với Bauxite và.. ..bùm.. ..tan..
Có thể “trận đấu” giữa vị thiền sư và con ma nhà họ Hán, dù là Hán phương bắc hay ngụy Hán Hà Nội phải có hồi kết thúc, và sẽ kết thúc sớm. V́ Lê Dũng phát ngôn nhân của Bộ ngoại giao CSVN đă chính thức xác nhận “tối hậu thư” trục xuất tăng ni Làng Mai, bởi lư do không được giấy phép hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Thật thừa thăi thay cho “tối hậu thư” này, v́ người đứng đầu Làng Mai đă dùng Kế cuối cùng trong tam thục lục kế để tẩu vi thượng sách từ lâu, tội nghiệp cho các tu sinh c̣n lại phải bể đầu u trán v́ đám côn đồ hành hung, xách nhiễu, nhưng Cộng Sản Việt Nam thủ lợi đứng cười.
Trong thế tiến thối lưỡng nan, v́ không ít một số người đă bán hết tài sản để t́m sư học đạo, nay lâm cảnh đem con bỏ chợ, tất cả sự phũ phàng đó đă cho công luận Việt Nam những bài học giá trị về đạo lẫn đời là:
1)    Dù là một lănh đạo quốc gia - hội đoàn - đảng phái - tôn giáo hoạt động và hành xử dưới một mục đích ǵ, mà không đặt sự hưng thịnh trường tồn của tổ quốc lên hàng tối thượng, cùng sự tồn vong của dân tộc lên hàng đầu, th́ ắt hẳn phải đón nhận sự thất bại, cáo chung. Sự việc Bát Nhă - Làng Mai là bài học quư giá nhất, hiện thực nhất cho các vị lănh đạo tinh thần các tôn giáo để chiêm nghiệm ra được, tầm quan trọng của câu: Có Quốc Mới Có Đạo, nhất là hiện t́nh quốc gia Việt Nam đang bị nguy cơ Hán hóa. Cho nên, việc hiệp thông, hợp nhất t́nh đoàn kết yêu nước là trên hết, là tất thắng.
2)    C̣n tin vào lời kêu gọi cải cách, đổi mới của các chính sách : Song tịch, đầu tư, tôn giáo..vv..vv của Việt cộng, th́ hậu quả sẽ xảy ra như Bát Nhă - Làng Mai.
Trước khi tạm biệt. Kính chúc đọc giả an mạnh để cùng nhau hướng về Tam Ṭa, và cũng xin đừng quên câu nói của vị thượng tọa đă dặn ḍ: Nam mô a di đừng tin chi Việt cộng.

Nguyễn Duy Thành


<< trở về đầu trang >>
free counters