Năm Dần nói chuyện Cọp: Cọp và tục săn cọp
Người Việt ngày xưa, từ đồng
bằng lên mạn ngược, không lấy
việc săn bắn làm thú vui. Săn
bắt thú hoang là để tăng cường
lương thực, bảo vệ mùa màng và
gia súc, chứ không lấy đó làm
tiêu khiển như ở Âu Tây có
truyền thống săn bắn, c̣n phổ
biến ngày nay.
Khác
với những điển cố Trung Quốc,
vua chúa Đại Việt không có tập
tục và nghi thức săn bắn như các
triều đ́nh phương Bắc. Vua Tự
Đức có đi săn th́ cũng chỉ đi
bắn chim loanh quanh ở các vườn
thượng uyển.
Từ đó, người Việt tộc, Kinh cũng
như Thượng không có tục săn hổ
như người Âu Tây. Sau này, từ
đầu thế kỷ XX mới có tục săn hổ,
là do người Pháp du nhập: một
trong những môn đồ đầu tiên có
lẽ là vua Bảo Đại khoảng 1930,
và hậu duệ sẽ là Ngô Đ́nh Nhu,
khoảng 1960, một tay sát thủ đă
từng hạ 13 con cọp tại vùng Đà
Lạt. Nói khác đi, việc săn cọp
tốn kém, khó khăn và nguy hiểm,
không nằm trong tầm tay của dân
gian, mà chỉ là tṛ tiêu khiển
của giới thượng lưu, quan chức,
quyền thế và giàu có.
“Cọp Khánh Ḥa, ma B́nh Thuận”,
“hùm tha sấu bắt” là nỗi
hăi hùng của người Việt trên
đường Nam Tiến. Sợ th́ có sợ,
nhưng phải đối phó. Sơn Nam
(1926- 2008) đă ghi lại nhiều
chứng cớ về cọp ở Nam Bộ:
“Hồi thế kỷ 17 và 18, Gia định
thành Thống chí (của
Trịnh Hoài Đức 1725-1825) ghi
rằng:
“trẻ con, đàn bà cầm liềm cắt cỏ,
cầm đ̣n xóc cũng chống cự và
đuổi được cọp. Thái độ của người
dân đối với cọp vừa kính nể, xem
như vị thần, nhưng cũng coi
thường, nếu cần th́ rủ nhau đi
săn bắn giết không nương tay”.
Sơn Nam mô tả tâm lư về cọp
“vừa sợ vừa kính nể xem như vị
thần, nhưng cũng coi thường”
là đúng và tế nhị. Nơi
khác, ông bổ sung:
“v́ c̣n dấu vết mê tín cổ xưa,
đồng bào ta ít chịu tổ chức săn
cọp; khi nào gặp những con có nợ
máu th́ huy động cả xóm đi ví
khai hoặc bẫy hầm. Nhà nước
khuyến khích giết cọp nhưng
hương chức hội tề chỉ làm lấy lệ".
“Nhà nước” đây là chính quyền
Pháp. Thậm chí, những đoàn thợ
săn Tây Phương muốn đi săn hổ
tại nước ta, thuê người địa
phương làm hướng dẫn th́ họ
không nhận, dù là người Kinh hay
Thượng; người săn phải thuê
hướng dẫn viên da trắng, hiệu
lực hơn.
Năm 1770 hổ dữ xuất hiện tại chợ
Tân Kiểng, Sài G̣n, Trịnh Hoài
Đức tường thuật chính xác:
“Người ta triệt hạ nốc nhà, làm
hàng rào vây quanh mấy lớp.
Nhưng cọp rất dữ ác, không ai
dám gần. Vây được ba ngày, có
thầy săi viễn phương hiệu
Hồng-Ân cùng đồ đệ Trí-Năng t́nh
nguyện vào bắt cọp. Hồng Ân đấu
với cọp hồi lâu, cọp bị côn đánh
đau, nhảy núp vào bụi tre. Hồng
Ân đuổi nà, cọp quay lại đấu nữa.
Hồng Ân thối lui, vấp chân ngă
vào mương nước, bị cọp vồ trọng
thương. Đồ đệ Trí Năng tiếp viện,
dùng côn đánh cọp trúng đầu cọp
chết nốt”.
Tại miền Trung, người đánh hổ
nổi tiếng là một phụ nữ tên Trần
thị Quyền, thuộc huyện Bồng Sơn,
tỉnh B́nh Định, được Quốc Sử
Quán, đời Tự Đức ghi lại trong
Đại Nam Nhất Thống Chííí và
phong “liệt nữ”.
Tại Miền Bắc, nơi c̣n nhiều dấu
vết
“mê tín cổ xưa” theo lời
lẽ của Sơn Nam, kỳ thật là có
tục thờ Thần Hổ theo niềm tin
nguyên thủy có từ thời Văn Lang,
người dân vẫn chống hổ, diệt hổ
để bảo vệ gia súc.
Bên cạnh sử liệu và truyền
thuyết, chúng ta có tư liệu cụ
thể về tương quan hổ - người tại
Tây Nguyên, qua dân tộc Gia rai,
vùng Đắc Lắc, theo những công
tŕnh nghiên cứu chính xác, sâu
sắc và uyên bác của Jacques
Dournes:
“cọp không phải lúc nào cũng chỉ
là con cọp”. Người Gia
Rai thường xuyên chung đụng với
cọp, có những quan hệ phức tạp.
Nói chung th́ người không săn
cọp, cả hai bên đều là thợ săn,
sống chung ḥa b́nh trong thỏa
ước tôn trọng lẫn nhau. Thần Hổ,
yang ramung cũng là Thần
Rừng
Yang dlei bảo vệ người
thợ săn mogap. Cũng có lúc người
buộc ḷng phải giết hổ, th́ xem
như là “án mạng” theo nghĩa giới
luật - hay pháp luật-, được xét
xử là “ngộ sát” và phải đền bù
bằng “giá mạng”: sinh mạng cọp
ngang giá với sinh mạng người,
ngang với mười lăm con trâu. Lễ
đền mạng phải bốn người chứng
giám và bảo lănh: hai chứng nhân
phía người, hai chứng nhân về
phía cọp, trong khi chủ tế
xướng:
H́nh tư liệu về các cuộc săn hổ
“Hôm qua, hôm kia, con người đă giết ông. Hôm nay nó trả nợ. Việc như vậy là xong. Ông an nghỉ, đừng tức giận chúng tôi. Chúng tôi mang lễ vật đầy đủ. Đừng sát hại chúng tôi và con cháu chúng tôi”
*
Tâm lư cổ sơ của người Việt, c̣n
phản chiếu trong nếp sống hay
truyền thuyết của các dân tộc ít
người, giải thích nhận xét của
Sơn Nam, là người Việt không có
tập quán săn cọp. Đến khi người
Pháp thiết lập vững vàng nền đô
hộ trên bán đảo Đông Dương, mới
có lớp người săn – không phải
thợ săn – da trắng săn giết cọp
vô tội vạ. Ngoài ra nhiều hăng
du lịch Pháp, thời 1930, đă bán
những chuyến sa-pha-ri (safari)
săn cọp cho du khách Âu Tây, bảo
đảm một vài con hổ cho “bảng
thành tích”. Thời điểm này,
nhiều người c̣n nhắc đến những
chuyến săn cọp của vua Bảo Đại
thời trẻ. Tài liệu sau này, có
lẽ là thuộc những chứng từ mới
nhất, là hồi kư săn cọp của
Huỳnh Văn Lang,
Cọp cái ba con. Ông này
là Giám đốc viện Hối đoái của
chính quyền Sài G̣n, chủ nhiệm
tạp chí Bách Khoa từ 1957, một
tay săn cọp nổi tiếng. Ông kể
lại chuyến săn cọp vào trước Tết
1961, đă được báo
Times of Vietnam đăng ảnh
như là một tin tức quan trọng.
Cuộc săn bắt đầu từ làng Pang
Xim, gần thị trấn Tùng Nghĩa,
cây số 270 trên đường lên Đà Lạt
là nơi nhiều cọp, nhất là giống
cọp “hoàng gia” lớn con, có bộ
lông rực rỡ. Hồi kư viết chi ly
về kỹ thuật săn cọp hiện đại, và
tâm trạng người săn cọp, từ ư
chí say sưa, đến niềm hoảng hốt
và khoái cảm.
Theo lư thuyết, bắn cọp phải nhắm ngay vào đầu, giữa trán, cọp mới chết ngay. Trúng đạn vào nơi khác cọp vẫn đủ sức lê thân h́nh đi chỗ khác, mà người đi săn khó bề t́m ra, chưa kể là nguy hiểm.