Mỹ không sợ, Tàu cũng không lo
Ngô
Nhân Dụng
Mối lo sợ nói trên là lo đồng đô la
Mỹ xuống giá. V́ từ bẩy tháng nay
giá trị đô la xuống đă tụt so với
các đồng tiền chính trong thị trường
thế giới, khiến nhiều người đi mua
vàng để khỏi giữ đô la trong nhà,
giá vàng đă lên trên 1.000 đô la một
troy ounce.
So sánh chung với các đồng tiền quan
trọng khác, đô la Mỹ đă giảm giá 15%
trong hơn nửa năm qua. Tiêu biểu là
giá đồng Euro tăng lên so với Mỹ
kim. Tháng Hai vừa qua mỗi đô la Mỹ
ăn 80 xu Euro, bây giờ chỉ c̣n ăn 67
xu. Và có thể c̣n xuống nữa, như năm
ngoái có lúc một đô la chỉ đổi được
62 xu tiền Âu Châu thôi.
Du khách người Mỹ sang Âu Châu hay
Nhật Bản là cảm thấy bị “bóc lột” v́
đô la xuống giá nên mua cái ǵ cũng
thấy đắt. C̣n đa số các nhà kinh
doanh và chính phủ Mỹ th́ không tỏ
ra lo lắng ǵ cả. Ông Bộ Trưởng Tài
Chánh Timothy Geithner có tuyên bố
trong cuộc họp G-7 của bẩy nước kinh
tế mạnh nhất, rằng chính sách của Mỹ
luôn luôn là bảo vệ một đồng đô la
mạnh. Ông ta không thể nói khác
được. Nói khác th́ đô la sẽ xuống
nữa và xuống gấp gáp, cả thị trường
sẽ điên đảo ngay! Nhưng ai cũng biết
khả năng và quyền hành để nâng giá
đồng Mỹ kim của ông Geithner không
có là bao nhiêu. Nước Mỹ theo kinh
tế thị trường, hàng triệu người
trong thị trường mua và bán sẽ quyết
định hối suất. Không phải như Trung
Quốc mà chính phủ cứ ấn định hối
suất, kiểm soát ngoại tệ.
Một người có thể ảnh hưởng đến giá
trị của đồng đô la là ông Ben
Bernanke, chủ tịch Hệ Thống Dự Trữ
Liên Bang, cùng với ủy ban tiền tệ
của Ngân Hàng Trung Ương này. Ủy Ban
Chính Sách Tiền tệ (tên gọi là ủy
ban thị trường mở) tăng lăi suất căn
bản, hoặc rút bớt tiền ra khỏi thị
trường bằng cách bán thêm trái khoán
để vay tiền khiến lăi suất tự động
tăng lên, lúc đó giá đô la có thể
tăng lên. V́ khi lăi suất tăng th́
nhiều người nước ngoài sẽ đầu tư vào
Mỹ, bằng cách cho người Mỹ hoặc
chính phủ Mỹ vay, họ sẽ đi mua đô la
Mỹ để cho vay nên đô la lên giá.
Nhưng vào lúc này ông chủ tịch Ngân
Hàng Trung Ương Mỹ có muốn đồng đô
la tăng giá hay không? Chắc là
không. Khi đô la cứ tiếp tục giữ ở
giá thấp th́ công việc đối phó với
cơn khủng hoảng kinh tế của chính
phủ Mỹ sẽ được dễ dàng hơn.
Thứ nhất, một ḿnh nước Mỹ không thể
tự thoát khỏi cơn khủng hoảng đă bắt
đầu từ 2 năm nay nếu kinh tế các
nước khác không vực dậy. Hiện tượng
đồng đô la Mỹ xuống giá cho thấy là
kinh tế nhiều nước khác đă bắt đầu
ra khỏi cơn tŕ trệ, đó là một tin
mừng. Số phận đồng đô la gần đây đi
ngược chiều với kinh tế thế giới.
Năm 2008 khi cơn khủng hoảng tín
dụng đă lan khắp hoàn cầu, lúc đó
đồng đô la Mỹ bỗng nhiên lên giá; từ
Tháng Mười năm ngoái đến Tháng Ba
năm nay đă tăng lên gần một phần tư
(24%). Tại sao khi ngân hàng các
nước khác gặp khó khăn th́ đô la Mỹ
lại lên giá? V́ người ta mua đô la
để đầu tư vào Mỹ! Khi khắp nơi kinh
tế bấp bênh th́ các nhà đầu tư nh́n
quanh không thấy chỗ nào gửi tiền vô
có vẻ chắc chắn bằng cho người Mỹ
vay! Năm ngoái có khi mua công trái
chính phủ Mỹ được hưởng lăi gần
“không phần trăm,” người ta vẫn đem
tiền tới cho vay. Giống như họ mua
đô la nhờ chính phủ Mỹ giữ hộ, không
lấy lời! V́ nhu cầu đầu tư đó, giá
đô la đă lên cao nhất vào Tháng Ba
2009, trong lúc chỉ số thị trường
chứng khoán New York xuống mức thấp
nhất chứng tỏ kinh tế Mỹ c̣n đang bê
bết.
Bây giờ th́ ngược lại. Nhiều nhà đầu
tư thấy có những dấu hiệu hồi phục ở
các nơi, khiến họ tin tưởng hơn năm
ngoái. Họ rút bớt tiền từ Mỹ, bán đô
la lấy tiền đưa đi nước khác đầu tư,
khiến giá trị đô la đi xuống. Nước
Mỹ không lo v́ khi kinh tế các nước
khác phục hồi th́ người Mỹ cũng hy
vọng sẽ bán được thêm hàng hóa và
dịch vụ!
V́ lúc đô la xuống giá là cơ hội tốt
nhất cho các nhà xuất cảng ở Mỹ. Một
nhà sản xuất ở Mỹ bán hàng cho
Brazil. Vào Tháng Ba th́ khách hàng
Brazil phải chi 24,000 đồng “rê an”
xứ họ (real) đổi lấy 10,000 Mỹ kim.
Bây giờ khách hàng đó chỉ cần dùng
17,000 real là đổi được 10 ngàn Mỹ
kim! Hàng của Mỹ tự nhiên rẻ hơn hẳn
hàng Pháp, hàng Đức hay Nhật Bản! Đô
la xuống là dịp may cho các công ty
Mỹ xuất cảng. Mà trong số thu nhập
của 500 công ty lớn nhất mà chỉ số
S&P vẫn theo dơi, 40% số bán là bán
cho nước ngoài. Khi đô la xuống giá,
hàng nhập cảng từ nước khác vô Mỹ sẽ
tăng giá, do đó các nhà sản xuất chỉ
để bán trong nội địa cũng bán hàng
dễ hơn.
Cho nên hiện nay Ngân Hàng Trung
Ương Mỹ thấy nâng giá đồng đô la lên
không có lợi ǵ cả. Chỉ khi nào họ
thấy lạm phát đe dọa tăng lên nhanh
cần phải chặn lại, lúc đó họ sẽ tăng
lăi suất mà hậu quả là đô la sẽ lên
giá. Nước Mỹ hiện nay có rất nhiều
lư do để lo lạm phát. V́ vay nợ
nhiều quá, ngân sách khiếm hụt nhiều
quá và số tiền lưu hành nhiều quá.
Có thể nói là trong hơn một năm nay
máy in tiền của Mỹ chạy quá tốc độ!
Khoảng một ngàn tỉ đô la đă được bơm
vô nền kinh tế dưới nhiều chương
tŕnh khác nhau. Và có thể c̣n cần
bơm thêm nữa. Trong lúc số sản xuất
giảm đi v́ kinh tế suy thoái, mà số
tiền lưu hành lại tăng lên như vậy,
hậu quả tự nhiên là giá cả phải tăng
lên. Nếu giá cả tăng nhanh th́ sẽ
phải tăng lăi suất để đối phó.
Nhưng ḷng trời vẫn c̣n thương, nên
cho tới nay mức lạm phát ở Mỹ vẫn
c̣n trong ṿng kiểm soát được! Không
cần phải tăng lăi suất hoặc giảm bớt
số tiền lưu hành bằng những biện
pháp khác. Cứ để yên giá đồng đô la
thấp như vậy cũng chưa lo chi cả!
Khi kinh tế đang xuống như bây giờ,
cần giữ lăi suất thấp cho dân tiêu
dùng nhiều hơn, đầu tư dễ dàng hơn.
Nếu Ngân Hàng Trung Ương Mỹ bắt buộc
phải tăng lăi suất để ngăn ngừa lạm
phát, th́ các chương tŕnh kích
thích kinh tế sẽ bớt hiệu quả, cơn
suy thoái càng kéo dài hơn nữa. Cho
nên trong khi chưa thấy lạm phát đe
dọa th́ nước Mỹ có thể cứ giữ lăi
suất thấp và giá đô la xuống thấp
như vậy.
Tất nhiên t́nh trạng này không thể
kéo dài năm này qua năm khác. V́ nếu
giá trị đồng đô la cứ xuống đều th́
người ngoài sẽ lo ngại không muốn
đem tiền đầu tư vào đô la Mỹ nữa.
Đổi lấy đô la, đem cho vay lăi 5% mà
trong một năm đồng tiền xuống giá 5%
th́ coi như huề, không lăi được đồng
nào cả! Cả thế giới đang cho vay,
giúp chính phủ Mỹ có tiền kích thích
kinh tế, cải tổ y tế, vân vân. Khi
họ nghi ngại th́ chỉ c̣n cách là
phải in tiền.
Trong khi nước Mỹ có vẻ b́nh chân
như vại cho đô la xuống giá như vậy
th́ các nền kinh tế lớn khác phải
than phiền v́ hàng xuất cảng của các
nước khác sẽ khó cạnh tranh với Mỹ,
hàng bán sang Mỹ bị tăng giá chỉ v́
đô la xuống. Một chai rượu vang 10
Euro năm ngoái sang Mỹ bán ra giá 11
đô la, năm nay lên 14 đô la, sẽ bị
chê là đắt hơn! Tất cả các nước khác
đều có lư do để than phiền bị hàng
Mỹ cạnh tranh, nhưng chưa hết. Các
nguyên liệu bán tính bằng đô la đều
lên giá v́ đô la xuống! Dầu lửa đă
bán rẻ trong năm ngoái v́ nhu cầu
nhiên liệu giảm bớt khi kinh tế thế
giới suy yếu; năm nay giá dầu tăng
lên trước hết v́ đô la xuống giá,
hiện đă ngấp nghé 80 đô la một
thùng. Những nước nào mà đồng tiền
tăng giá so với đô la Mỹ th́ 80 đô
la một thùng vẫn chịu được v́ khi
tính ra tiền nước họ vẫn chưa tăng
bao nhiêu. Nhưng các nước mà tiền
lại xuống nhanh hơn đồng đô la th́
càng khổ hơn nữa.
Nhưng có một nước xuất cảng rất
nhiều hàng và mua rất nhiều nguyên
liệu, nhiên liệu nhưng không lớn
tiếng than phiền, đó là Trung Quốc.
Bởi v́ chính quyền Bắc Kinh vẫn chưa
“thị trường hóa” hoàn toàn, họ vẫn
kiểm soát ngoại tệ và ấn định một
hối suất “nhân tạo” không căn cứ vào
cung cầu trong thị trường. Họ muốn
giữ giá đồng tiền của họ thấp, để
khi bán hàng ra nước ngoài tính bằng
đô la th́ giá rẻ. Ngược lại, hàng
của nước khác nhập vào Trung Quốc
trả bằng đô la, tính ra tiền nước họ
giá sẽ đắt hơn. Trước đây dăm năm,
mỗi đô la Mỹ đổi được 8 đồng nhân
dân tệ, gọi là “doản,” chữ Hán Việt
đọc là nguyên.
Các nước, nhất là nước Mỹ đều than
phiền chính sách đó, tố cáo Bắc Kinh
làm vậy là để “trợ cấp” cho các nhà
xuất cảng của họ; và “đánh thuế”
thêm trên hàng nhập cảng. Nghe than
phiền măi, năm 2005 chính phủ Bắc
Kinh đă cho phép đồng nguyên được
tăng giá “linh động” hơn. Nhưng từ
hơn một năm nay, khi số hàng xuất
cảng của Trung Quốc bị giảm đi v́
kinh tế thế giới suy yếu, Bắc Kinh
quay ngược lại, ḱm không cho đồng
nguyên lên giá.
V́ vậy, dù đô la Mỹ lên hay xuống
giá ở đâu cũng mặc, sang Trung Quốc
giá vẫn như cũ. Đầu năm 2009, một đô
la Mỹ đổi được 80 xu Euro và 6.82
đồng nguyên. Đến tháng này một đô la
chỉ c̣n đổi được 67 xu Euro thôi,
nhưng sang Tàu vẫn đổi được 6.82 đô
la. Nếu thị trường hối đoái ở Trung
Quốc được tự do th́ mỗi đô la sẽ chỉ
đổi được từ 5 nguyên rưỡi tới 6
nguyên thôi. Nhưng nếu đồng nguyên
tăng giá như vậy th́ Trung Quốc sẽ
xuất cảng khó hơn, v́ hầu hết các
nước khác khi nhập cảng hàng của
nhau đều trả bằng đô la Mỹ cả. Ngược
lại, nếu tỷ giá không đổi th́ khi
giá Mỹ kim xuống lại giúp hàng Trung
Quốc xuống giá theo!
Chính sách của cả hai nước sẽ không
thể kéo dài măi được. Trung Quốc
không thể giữ giá đồng nguyên thấp
một cách giả tạo, cũng như chính phủ
Mỹ không thể chi tiêu quá trớn khiến
ngân sách khiếm hụt. Hai nước đó đă
gây nên t́nh trạng mất thăng bằng
trong hệ thống tiền tệ thế giới.
Kinh tế thế giới mất cân bằng v́ dân
Mỹ tiêu xài quá trớn, vay nợ ngập
đầu, c̣n dân Trung Hoa th́ thắt lưng
buộc bụng, làm việc rất cực để bán
rẻ cho Mỹ dùng. Mà khi bán hàng được
đem tiền về th́ chính phủ giữ làm dự
trữ để đem cho chính phủ Mỹ vay! Nhờ
thế mà lăi suất bên Mỹ thấp, dân Mỹ
lại càng tiêu xài, sắm xe, mua nhà,
nhất là xây cất nhà và mua nhà!
T́nh trạng mất cân bằng này là một
nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng
hoảng tín dụng khiến hệ thống tài
chánh quốc tế lung lay từ năm 2007
đến nay. Tiền Trung Quốc cho vay
giúp cho lăi suất ở Mỹ thấp một cách
giả tạo. Tiền nhiều quá, ngân hàng
đem cho vay ẩu; đi vay dễ quá, dân
Mỹ càng tiêu xài quá trớn; cơn sốt
địa ốc lên cao, đến khi sập xuống
th́ cả hệ thống tài chánh, ngân hàng
dính hết! Thế giới không thể để cho
một t́nh trạng mất cân bằng như thế
tiếp tục, chờ một vụ khủng hoảng
khác xẩy ra thêm một lần nữa - trong
10 năm hay 15 năm sắp tới?
Nhưng hiện nay th́ cả hai nước đều
có lợi. Mỹ cần Trung Quốc tiếp tục
mua công khố phiếu của chính phủ Mỹ,
để lấy tiền chi tiêu cho việc kích
thích kinh tế và trợ giúp các ngân
hàng. Trung Quốc xuất cảng thu được
thêm tiền th́ lại cho chính phủ Mỹ
vay, v́ xét cho cùng không cho ai
vay có vẻ chắc chắn bằng! Ngược lại,
Trung Quốc th́ vẫn phải sống nhờ
xuất cảng, nếu hàng xuất cảng bán
không được th́ sẽ có thêm hàng trăm
triệu công nhân mất việc!
Cho nên trong ngắn hạn dù đô la có
xuống thêm 5% đến 10% nữa, cả Mỹ lần
Trung Quốc vẫn chưa lo!
Ngô Nhân Dụng