|
Cử nhân, phó bảng, thừa biện Phan Châu trinh, là một chí sĩ cách mạng
nổi tiếng ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Ông là nhà “Duy Tân học”
và cũng chính là người khai sinh ra chủ thuyết Duy Tân.
Về thân thế và sự nghiệp của Ông, sử sách đă chép lại khá tường, cho nên
không cần phải nhắc lại ǵ nhiều. Nhưng đứng trước cơ hội, thách thức,
và nghĩa vụ làm sao để dân chủ hóa một nước Việt Nam nghèo nàn lạc hậu
phi dân chủ như hiện nay, thiết nghĩ cũng cần phải nhắc đến Phan Châu
Trinh, để học hỏi những ǵ Ông đă thành công, làm bài học bổ túc cho
những nhà đấu tranh chống Độc tài ở Việt Nam.
Xuất phát từ tầm hiểu biết sâu rộng về chính trị xă hội của Việt Nam và
quốc tế trong thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Phan Châu Trinh đă
chọn con đường đấu tranh chính trị cho riêng ḿnh và phong trào Duy Tân,
nhằm thay đổi, canh tân đất nước từng phần và dẫn đến cách mạng hoàn
toàn hệ thống chính trị Phong Kiến ngu dân, bạc nhược, suy đồi, chủ yếu
dựa vào Thực Dân thời đó. Có lẽ Ông cũng dự đoán được rằng, nếu đấu
tranh chính trị cương quyết, một khi thời cuộc thay đổi, chính phủ Pháp
sẽ phải trao trả độc lập cho các nước Thuộc địa, trong đó có Việt Nam.
Qua những tài liệu sử viết về chí sĩ Phan Châu Trinh, ta thấy không phải
tự nhiên mà Ông chọn con đường Duy Tân. Trước khi lập ra phong trào Duy
Tân, Phan Châu Trinh cùng với hai vị tiến sĩ bạn thân là Huỳnh Thúc
Kháng và Trần Qúy Cáp, đă phải trèo đèo vượt suối đi dọc đất nước để gặp
gỡ các sĩ phu tiến bộ, đồng thời t́m hiểu t́nh h́nh xă hội, t́m hiểu
ḷng dân suốt từ Bắc vào Nam Việt Nam. Ông đă từng lặn lội lên tận căn
cứ địa của Nghĩa quân Đề Thám ở Yên Thế - Bắc Giang và kết luận rằng
cuộc khởi nghĩa này sẽ khó tồn tại. Không những thế, sau này Phan Châu
Trinh c̣n t́m đường sang Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, để học hỏi mở rộng
tầm nh́n. Đây cũng là những kinh nghiệm căn bản trong cuốn “Đông Dương
chính trị luận” của Ông ra đời năm 1925.
“Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh” là chủ trương lớn của Phan
Châu Trinh áp dụng cho phong trào Duy Tân. Bản thân Ông đă viết rất
nhiều bài vở, thư tín với nội dung đấu tranh chính trị như: Thư gửi
chính phủ Pháp (1906), Tỉnh quốc hồn ca, Trung kỳ dân biến thủy mạt kư
(1908), Pháp – Việt liên hiệp hậu chi tân Việt Nam vv…
Với
chủ trương trên, các bài viết, lời kêu gọi Duy Tân của Phan Châu Trinh
đă có tác động không nhỏ đến suy nghĩ và tư tưởng của nhiều nhân sĩ trí
thức trên toàn quốc. Bản thân chính phủ Pháp cũng đă phải sợ hăi những
tư tưởng rất mới lạ và khó có cớ đàn áp của Ông. Bức
thư gửi chính phủ Pháp năm 1906 đă “chỉ trích chính phủ Pháp không lo mở
mang khai hóa cho dân mà chỉ lo thu thuế cho nhiều, do đó dân đă khổ
càng khổ hơn, đề nghị toàn quyền Đông Dương nên thay đổi thái độ đối với
sĩ phu và chúng dân nước Nam, cải tổ mọi chính sách cai trị”. Bức thư
công khai nêu ra tâm trạng bất măn của nhân dân, và khẳng định con đường
cải biến hiện trạng của đất nước, là con đường duy nhất để có dân chủ,
b́nh đẳng.
Sáng tạo tiến bộ hết sức khoa học, thực tế, và nhân văn của Phan Châu
Trinh là phải thức tỉnh dân tộc, làm cho dân tộc thoát khỏi hôn mê do bị
ru ngủ bởi chính sách cai trị giả nhân nghĩa, tuyên truyền phương thức
đấu tranh công khai hợp pháp, dần dần đưa phong trào Duy Tân đi lên. Dựa
vào chính sách "khai hóa văn minh" của nước “đại Pháp” mà công khai đấu
tranh đ̣i các quyền dân chủ. Phải bền
bỉ tuyên truyền giáo dục cho nhân dân hiểu rơ biện pháp đấu tranh ôn
ḥa, toàn dân một ư để một ngày "đồng thanh nên sấm", tức là tổng nổi
dậy. Không thể nôn nóng đặt ra mục tiêu cuối cùng ngay, mà phải đi từng
bước theo kiểu "Ngu công bạt núi". Đó là chủ thuyết đấu tranh chính trị
công khai đ̣i cải cách xă hội theo lối bậc thang.
Tựu chung lại, Phan Châu Trinh đă lợi dụng vào các bản văn pháp luật của
chính phủ Pháp để tấn công chính trị ngược trở lại nhà nước Pháp. Đây là
một biện pháp vô cùng khôn ngoan, đă gây nên những sự bối rối không nhỏ
cho giới chức Pháp và phần nào họ đă phải có những nhượng bộ với Phan
Chu Trinh, đồng thời có sự điều chỉnh chính sách Bảo hộ của họ tại Việt
Nam.
Có người gọi tư tưởng của Phan Châu Trinh là “cải lương”, điều này hoàn
toàn sai. V́ cải lương chỉ là sự cải biến h́nh thức, c̣n nội dung vẫn
giữ nguyên. Ngược lại, tư tưởng của Phan Châu Trinh là tư tưởng “nắm
thắt lưng” để quật ngă đối phương. Có dân trí, sẽ có dân khí, có hai
điều ấy th́ sẽ có dân sinh. V́ ngu dân trí, hèn dân khí, th́ không bao
giờ có cách mạng.
“Suốt cả thành thị cho đến hương thôn, đứa gian giảo th́ như ma như quỷ,
lừa gạt bóc lột, cái ǵ mà chẳng dám làm. Đứa hèn yếu th́ như lợn như ḅ,
giẫm cổ đè đầu, cũng không dám ho he một tiếng”. Những nhận xét trên đây
của Phan Châu Trinh trong thư gửi chính phủ Pháp, rất giống với t́nh
h́nh tâm lư xă hội Việt Nam hiện nay. Vậy phải làm ǵ? Không cách nào
hơn là phải bắt đầu giác ngộ tư tưởng cho đại chúng. Đó là việc làm thứ
nhất, trước mắt, trên hết, và không thể “đốt cháy giai đọan”.
Lê Nguyên Hồng
<<trở về đầu trang>>