Fax: +493046795841 Email: thongtinberlin@gmail.com Tel. +4917678132650
www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

Những Giải Văn Học Không Có Thật

Cạnh nhà tôi có một chị nguyên là công nhân làm thuê từ thời Đông Đức, chị mới học xong tiểu học, nhưng rất ham đọc sách báo. Gặp tôi chị hỏi :

- Ông đă đọc truyện ngắn Dị Hương, và tiểu thuyết Hội Thề chưa? Mấy cái truyện vừa được giải của hội nhà văn trong nước ấy.

Tôi bảo chị, mới đọc Dị Hương, chứ Hội Thề chưa đọc.... Tôi nói chưa hết câu, như đỉa phải vôi chị nhảy đứng lên, chẳng khác ǵ một bác nhà văn bị nhà thơ Trần Mạnh Hảo gán nhầm cho cái tội vào hội nhà văn bằng cửa sau.

- Giời đất ơi! Các bố lănh đạo ở Việt Nam mê tín số một, suốt ngày chùa chiền cúng bái thế mà trao giải, cổ vũ cho mấy tay viết nói xấu Tổ tiên, ông bà. Thế nào không trước th́ sau; các cụ cũng đội mồ về vặn cổ cả lũ.

 Ngắc ngứ măi, rồi tôi cũng đoc xong truyện ngắn Dị Hương của Sương Nguyệt Minh. Qủa thật,  ngoài những pha làm t́nh mang dáng dấp từ truyện Đồi Thông Hai Mộ,  Gia Long Nguyễn Ánh hiện lên đậm tính  lục lâm thảo khấu với giọng văn kiếm hiệp phương Bắc. C̣n lại tôi không t́m được điều ǵ khác tác giả muốn chuyển tải đến người đọc.

Trước năm 1975, ở Miền Bắc, sách, truyện về t́nh yêu ướt át cũng bị cấm đọc, cho là đồi trụy, xếp chung với sách báo phản động. Cuốn truyện Đồi Thông Hai Mộ( h́nh như c̣n một cái tựa đề khác nữa?) kể về những pha làm t́nh mang đầy tính dung tục của một bà vợ ông bá tước với người hầu. Cuốn sách này được chúng tôi chuyền nhau đọc dưới dạng chép tay.  Tầm tuổi 50, trên năm mươi  như chúng tôi và tác giả Sương Nguyệt Minh (viết Dị Hương )sống ở Miền Bắc hầu như ai cũng đọc truyện này. Ngày đó chiến tranh, ở nơi sơ tán, bọn choai choai chúng tôi thường thắp đèn trong màn, chui vào chăn, một thằng lầm rầm đọc cho cả bọn cùng nghe và thưởng thức. Một lúc sau sờ đũng quần thằng nào cũng nhầy nhầy ướt. Những pha làm t́nh quái đản, dung tục được miêu tả cách nay cả trăm năm, sao giống kiểu hành lạc giữa công chúa Ngọc B́nh và Gia Long Nguyễn Ánh được Sương Nguyệt Minh của ngày hôm nay tả đến thê. Có lẽ nào ông tác giả người Pháp này đă thó của Sương Nguyệt Minh?.

H́nh ảnh công chúa Ngọc B́nh là bản sao nguyên mẫu của một nhân vật trong truyện Hoàn Châu công chúa của Tầu, đă đóng thành phim. Từ cách hành văn, cho đến hành động của từng nhân vật, tác giả không thoát ra khỏi cái hom, cái giỏ phim, truyện kiếm hiệp của Kim Dung khi tả bọn thảo khấu.  Chúng ta hăy đọc lại một đoạn văn Sương Nguyệt Minh đă miêu tả hành động  khi lên cơn động dục của Gia Long Nguyễn Ánh: “Ánh cầm gươm đưa những đường tuyệt kỹ như múa, nhẹ hơn gió thoảng. Loáng một cái cắt nát xiêm y, lụa bay tung lên rồi rơi xuống tơi tả. Như bóc trần, mỹ nữ khỏa thân hoàn toàn, mà mũi gươm không chạm đến da thịt ngọc ngà“.

Tôi không rơ Sương Nguyệt Minh viết Dị Hương nhằm mục đích ǵ, và phục vụ cho ai? Những người đọc b́nh thường như chị hàng xóm của tôi, hay những người c̣n nghĩ đến lịch sử của dân tộc, không khỏi bùi ngùi khi Gia Long Nguyễn Ánh, vị vua có công khai phá, mở mang bờ cơi, lập nên một vương triều Nguyễn dài 143 năm trải qua 13 đời vua, bị bôi bác xuyên tạc. Đọc những bài viết của các nhà văn Phạm Viết Đào, Nguyễn văn Sinh, Trần Mạnh Hảo…vv . dường như đă lộ dần ư đồ của người viết Dị Hương và những người trao giải cho tập truyện ngắn này.

 Dị Hương là một truyện ngắn cóp nhặt, cho nên có đốt đuốc đi t́m cũng chẳng thấy một chút sáng tạo nào ở trong đó. Gỉa sử  thay gươm, giáo bằng những súng đạn, hoặc một chút bối cảnh của thời nay, xin bảo đảm tác giả Dị Hương sẽ được cơ quan an ninh văn hóa chăm sóc một cách đặc biệt ngay, chứ đừng nói đến chuyện in ấn, xuất bản, trao giải. Có một số ư kiến lại cho rằng giải văn học mấy năm gần đây h́nh như được phát chia mang tính chất cổ cánh, vùng miền nhiều hơn chất lượng nghệ thuật. Nghe cũng có lư,  giải nhất, giải nh́ năm nay được phát ra nếu không phải v́ những lư do trên, th́ khả năng thẩm định văn học của ban giám khảo có vấn đề. Tôi cũng như mong muốn của nhiều người khác, chất lượng giải năm nay do khả năng yếu kém của ban giám khảo chứ không v́ những lư do nào khác, bằng không xấu hổ thay cho nền văn học nước nhà.

Mấy năm nay ban tổ chức giải thưởng văn học hằng năm đă quan tâm hơn những tác giả, tác phẩm  của người Việt ở nước ngoài. Nhưng dường như vẫn c̣n coi nặng thành phần xuất thân tác giả, hoặc  xem tác giả đó có cùng cánh, cùng hội cùng thuyền hay không. Chúng ta có cả Ủy ban người Việt ở nước ngoài, trong đó có cả ban văn hóa văn nghệ. Hội nhà văn dường như cũng có ban đối ngoại. Nhưng hàng trăm văn bản, hàng ngh́n nghị quyết cũng không làm những vết thương hàng mấy chục năm sau chiến tranh, dịu đi bằng một tác phẩm Ở CUỐI HAI CON ĐƯỜNG của tác giả Phạm Tín An Ninh, nguyên là sĩ quan Việt Nam Cộng Ḥa. Người đă bị tù đày khổ sai ở vùng núi Sơn La. Từ cuối đường hầm tăm tối, anh nh́n cuộc đời thật hơn, công b́nh hơn. Ngay cả người lính bên kia chiến tuyến, anh cũng có cách đánh giá trân trọng, t́nh người bởi anh hiểu rơ chúng ta đều là người Việt. Chỉ có t́nh người thật sự mới xóa đi hết nỗi đau và ranh giới cắt chia.

Trong khi viết về chiến tranh, các cây bút trong nước thật sự chưa có cái nh́n công bằng với những người quân, cán của VNCH. Họ vẫn hiện lên đầy rẫy ở các tác phẩm với những h́nh ảnh méo mó, với những tên gọi xếch mé. Gần đây nhất tôi mới thấy các cây viết trong nước ca ngợi một người lính VNCH, v́ anh có công cùng với người lính Mỹ cất giữ cuốn nhật kư Đặng Thùy Trâm, để hôm nay chúng ta mang ra phát động tuyên truyền. Chúng ta hăy b́nh tâm đọc lại những vần thơ của nhà thơ Trần Trung Đạo, anh là một thuyền nhân. Cũng viết về người lính, nhưng anh không phân biệt đâu lính VNCH, hay là anh bộ đội. Chúng ta chỉ có một người lính Việt Nam:


 “Người lính già Việt Nam
Vừa chết đêm qua
Trên đường phố Sanjose bụi bặm…
… Người lính già Viêt Nam
Như con thú hoang lạc loài
Vợ anh đâu?
Sao không về đây vuốt mắt
Con anh đâu?
Sao không đến vấn khăn tang… “

(Trích từ- Người lính già vừa chết đêm qua)


Tôi ít quan tâm đến âm nhạc trong nước, nhưng tôi rất thích( đại ư) câu nói của nhạc sỹ Quốc Trung, khi anh là thành viên trong ban giám khảo cuộc thi âm nhạc “Tôi không cần biết em (tức là thí sinh) là ai, có được đào tạo về âm nhạc hay không? chỉ cần biết khi em hát chạm được vào trái tim tôi, trái tim khán giả th́ việc em nhận giải là đương nhiên“.

Thật vậy, khi ta đọc Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười, Nếu Mai Mốt Tôi Về của Trần Trung Đạo, hay Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân của Phạm Tín An Ninh, nó đă chạm vào tận cùng trái tim của chúng ta, nó xóa bỏ đi bao hận thù, nó đang làm khô miệng những vết thương đang rỉ máu. Đó là giải thưởng cao nhất giành cho tác phẩm, tác giả.

Chúng ta hăy nh́n vào những kệ, giá của cửa hàng bán sách trống trơn những tác phẩm này, bên cạnh nào là những Dị Hương, những Hội Thề, những Quyên  phủ bụi mờ c̣n nằm lại đó.


Đức Quốc 18-3 – 2011

ĐỖ TRƯỜNG


<<trở về đầu trang>>
free counters