Fax: +493046795841 Email: thongtinberlin@gmail.com Tel. +4917678132650
www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

Nghiên cứu động cơ để hiểu bản chất hành động, bản chất con người

 Mạc Văn Trang

PGS TS Tâm lư học

 

(Bài viết này tôi gửi đến một Hội Thảo Khoa Học Quốc Gia, nhưng bị Ban Biên Tập Kỷ Yếu Hội Thảo “thiến” hết các ví dụ, các câu chữ “nhạy cảm”, chỉ c̣n lại hơn… 02 trang lư luận chung chung, mù mờ! Vậy, xin nhờ Bauxite VN đăng toàn văn. Xin cám ơn.)

 

1. Vấn đề cấp thiết

Lâu nay nghiên cứu động cơ trong Tâm lư học ở nước ta chủ yếu trên b́nh diện lư thuyết; những nghiên cứu thực tiễn c̣n rất ít và thường bó hẹp vào một vài đề tài về động cơ học tập, chọn nghề của học sinh, sinh viên. Trong khi cuộc sống hiện nay đặt ra rất nhiều vấn đề đ̣́ hỏi cần nghiên cứu, lư giải nhiều loại hành động bất thường tăng nhanh trong đời sống xă hội: bỏ học, bỏ việc, bỏ nhà, ly hôn, bạo hành, tự tử, cưỡng dâm, giết người, tham nhũng (1)… và rất nhiều tấm gương thành đạt trên mọi lĩnh vực hoạt động. Trên b́nh diện tâm lư xă hội hay tâm lư cá nhân, nguyên nhân dẫn đến những hành động bất thường, những thành công đó, hẳn là một quá tŕnh diễn biến phức tạp, có nguyên nhân tâm lư sâu xa từ động cơ. Hơn 2500 năm trước Khổng Tử, nhà tư tưởng lớn phương Đông từng viết: “Này, Dịch là cái thánh nhân dùng để đến chỗ cùng sâu mà nghiên cứu động cơ vậy. Chỉ có sâu mới thông được cái chí của thiên hạ; duy có động cơ mới làm nên việc lớn trong thiên hạ”. Ông cho rằng: “Tôi thí vua, con giết cha không phải nguyên nhân một sớm một chiều…” Trong đó động cơ là cái quyết định: “Động cơ là chỗ vi diệu nhất của mọi hành động, là sự hiện ra trước của mọi điềm lành dữ vậy”(2) (Có lẽ người Trung Hoa đă luôn quán triệt điều đó và không ngừng nuôi dưỡng từ bao đời cái động cơ bá chủ thiên hạ…). Động cơ là cái “cùng sâu” và “vi diệu” vô cùng phức tạp, có thể nguỵ trang, biến đổi trường diễn, cách tiếp cận và kỹ thuật trắc nghiệm khó khăn, tác động cải biến càng khó khăn hơn, nên những đề tài ngắn hạn ít dám nghiên cứu. Nhưng không lẽ một vấn đề cơ bản, quan trọng và cấp thiết lại bị né tránh? Chắc rằng một khi quyết đi sâu nghiên cứu th́ sẽ t́m ra những phương pháp, kỹ thuật phù hợp, có thể tin cậy.

2. Về một số hướng nghiên cứu động cơ

Một vài đề tài nghiên cứu động cơ gần đây thường điểm lại các lư thuyết, rồi sau đó đă chọn lư thuyết không phù hợp lắm với tính chất của đối tượng nghiên cứu, nên khi tiến hành điều tra và phân tích kết quả thu được thường lúng túng, ít thuyết phục. Có khá nhiều lư thuyết về động cơ. Mỗi lư thuyết đều xuất phát từ những kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu riêng trong từng lĩnh vực chuyên sâu của mỗi tác giả; đồng thời mỗi tác giả thường cố gắng chứng tỏ thuyết của ḿnh khác với những thuyết đă có, nên mỗi lư thuyết đều ít nhiều có tính cực đoan, phiến diện… Do vậy khi nghiên cứu thực tiễn về loại động cơ nào đó, nên chọn một lư thuyết chủ đạo, đồng thời không nên tuyệt đối hoá, mà cần vận dụng các lư thuyết khác để lư giải nhiều khía cạnh phức tạp của động cơ trong đời sống thực.

Chẳng hạn, khi nghiên cứu về động cơ học tập, nghiên cứu khoa học, sáng tạo nghệ thuật, nghề nghiệp… nên lựa chọn cách phân tích động cơ theo lư thuyết hoạt động của A. N. Leonchiep về động cơ đối tượng và động cơ kích thích (ngoài đối tượng)(3). Theo lư thuyết này, đặc trưng hoạt động của con người là chủ thể tích cực hướng vào đối tượng, chiếm lĩnh, cải biến đối tượng… Cái thúc đẩy con người say sưa hoạt động hướng vào đối tượng chính là động cơ đối tượng hay động cơ tạo ư nhân cách. Khi chủ thể xa rời đối tượng, không c̣n say mê hướng về đối tượng để hoạt động, hoặc “tích cực” v́ những kích thích bên ngoài đối tượng (thưởng, phạt, thành tích hăo…) th́ sớm muộn nhân cách (chủ thể) sẽ xa rời đối tượng, tha hoá khỏi đối tượng, sự “tích cực” chỉ là h́nh thức, giả dối (với đối tượng)… Học sinh, sinh viên,, nghiên cứu sinh học v́ điểm, v́ bằng cấp, v́ thi đua hăo huyền… chứ không v́ say sưa chiếm lĩnh đối tượng để làm phong phú, phát triển chính bản thân ḿnh và sáng tạo mới cho xă hội th́ họ sẵn sàng xin điểm, mua bằng, dùng các thủ đoạn để đạt được cái họ cần. Như vậy th́ c̣n đâu là chất lượng giáo dục thật sự! Người nghệ sĩ, nhà khoa học cũng vậy, khi ngày càng xa rời đối tượng, th́ họ chỉ c̣n là cái vỏ không hồn! T́nh yêu nam – nữ càng như vậy. Họ yêu những ǵ ở ngoài người ḿnh yêu th́ sao c̣n là t́nh yêu đích thực? Ta vẫn thấy có bao nhiêu Tiến sĩ dởm, bao nhiêu chàng trai, cô gái bị lừa t́nh, bao nhiêu nghệ sĩ, nhà khoa học hữu danh, vô thực … Đó là v́ người ta chỉ chú ư đến những ǵ kích thích họ, ở ngoài đối tượng; khi những kích thích đó mất đi hoặc băo hoà th́ động cơ cũng hết hiệu lực. Trong khi đó, người sinh viên, nghệ sĩ, nhà khoa học… say mê đối tượng th́… có hai cuộc đời vẫn chưa đủ! Ngô Bảo Châu sau hơn hai thập niên say mê, hết ḿnh với Toán học, đạt đến một đỉnh cao và được ghi nhận bằng giải thưởng FIELDS danh giá, đă nói: “Từ trải nghiệm làm việc ở Pháp cũng như ở Mỹ tôi hiểu ra rằng môi trường học tập lành mạnh là điều kiện tiên quyết cho sự trưởng thành của những nhà khoa học trẻ. Môi trường khoa học lành mạnh chính là nơi học thuật và đạo đức trong học thuật được luôn xếp ở vị trí đầu tiên cùng với sự b́nh đẳng trong các nhà khoa học không phân biệt già trẻ cũng như sự tự do tuyệt đối trong nghiên cứu khoa học”.(4)

Say mê khám phá đối tượng, chinh phục đối tượng và bị đối tượng chinh phục; chủ thể “bị đối tượng hoá” và đối tượng “bị chủ thể hoá”, biến đổi dưới tác động của chủ thể, cũng là quá tŕnh h́nh thành, phát triển động cơ. Động cơ như vậy mang hàm ư nhân cách; hệ thống các hoạt động sẽ tạo nên hệ thống thứ bậc động cơ, trong đó có động cơ ưu thế, trở thành cốt lơi của nhân cách một cách bền vững. Những động cơ khác sẽ bị điều tiết bởi động cơ ưu thế. Từ đó có thể xuất hiện những nhân cách lớn, những nhà khoa học, nghệ sĩ lớn… Học sinh, sinh viên say mê học tập các môn học và t́m thấy cốt lơi nhân cách của họ h́nh thành từ đó (chứ không phải bởi những thứ thi đua tào lao, thành tích hăo huyền); nhân cách nghề nghiệp của mỗi người hành nghề được đánh giá từ động cơ nghề nghiệp gắn liền với đối tượng lao động, với sản phẩm họ làm ra… Hiểu động cơ như vậy là hiểu được cốt lơi nhân cách nghề nghiệp cũng như sự tha hoá nhân cách nghề nghiệp hiện nay đang diễn ra khá đa dạng, ở nhiều cấp độ. Những điều phân tích trên phù hợp với nhận xét thẳng thắn của Ngô Bảo Châu: …“Trong hầu hết các gia đ́nh Việt Nam, việc học hành vẫn được coi là quan trọng nhất nhưng t́nh yêu trí thức, yêu khoa học trong suy nghĩ chủ quan của tôi, vẫn là sự hiếm hoi”.(5) Nói cách khác, học không v́ “t́nh yêu tri thức, yêu khoa học” mà v́ những cái ở ngoài nó th́ làm sao có được “động cơ đối tượng” đích thực, bền vững!

Lư thuyết động cơ của L.I. Bozhovic và một số người lại chú ư phân loại động cơ: “v́ cá nhân hay v́ xă hội” (ích kỷ hay vị tha) chiếm ưu thế. Lư thuyết này cũng đă có một số nghiên cứu thực nghiệm có kết quả ở học sinh(6). Đối với những học sinh, thanh niên t́nh nguyên v́ cộng đồng, đặc biệt với những người lănh đạo tập thể, cộng đồng, xă hội nếu không có động cơ xă hội ưu thế sẽ không thể thành công. Làm lănh đạo mà coi trọng lợi ích của bản thân, gia đ́nh, êkip… hơn lợi ích của cộng đồng, xă hội th́ sớm muộn cũng tha hoá, không thể giữ vai tṛ lănh đạo được. Học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, cơ bản nhất là học tập động cơ phục vụ nhân dân, phục vụ xă hội, phục vụ nhân loại của ông. Ông yêu cầu cán bộ, đảng viên phải “quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, đồng thời phải “hết ḷng, hết sức phục vụ nhân dân”. Động cơ “v́ dân phục vụ” luôn quán triệt trong toàn bộ tư tưởng và cuộc sống của ông. “Việc ǵ có lợi cho dân phải hết sức làm, việc ǵ có hại cho dân phải hết sức tránh” là thước đo động cơ của người lănh đạo từ cơ sở đến trung ương. Hồ Chí Minh cũng coi động cơ “v́ dân” là cốt lơi của nhân cách người cán bộ, người lănh đạo. Xa rời động cơ đó cũng có nghĩa là sẽ hư hỏng, thoái hoá, biến chất, không c̣n là người cán bộ, người lănh đạo của nhân dân(7)…

Nghiên cứu động cơ lănh đạo c̣n cần chú ư cách phân loại động cơ của B. Ph. Lômov về động cơ gần và động cơ xa. Người lănh đạo, trên cơ sở “v́ dân”, c̣n đ̣i hỏi có tầm nh́n xa, trông rộng, có khát vọng, nung nấu ư chí đưa nhân dân, đất nước đến giàu, mạnh, hạnh phúc, “sánh vai cường quốc năm châu”… Những kẻ thiển cận, “ăn xổi, ở th́”, cốt vơ vét cho đầy túi tham, hết nhiệm kỳ rồi chuồn êm… mà lănh đạo th́ nguy hại cho dân, cho nước! Động cơ xa mà đúng đắn, chủ đạo th́ những động cơ gần, trong những việc làm cụ thể tưởng như tản mạn, nhỏ bé nhưng đều nhất quán, quy về một hướng, tránh được t́nh trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, các chính sách “đá lộn nhau”, “nói một đằng, làm một nẻo”… Tất nhiên động cơ xa có giá trị như thế nào c̣n phụ thuộc vào cái tầm của nhân cách, và đó chính là một đ̣i hỏi cơ bản đối với nhân cách người lănh đạo.

Trong khi đó, đối với người sử dụng lao động, quản trị nhân sự lại cần quan tâm đến những nhu cầu, động cơ, thái độ của người lao động theo lư thuyết thứ bậc nhu cầu của A. Masslow và một số người khác(8). Tức là phải quan tâm đến hệ thống nhu cầu sống của người lao động: từ ăn, ở, an toàn, vệ sinh, đối xử đến tiền lương thưởng và những nhu cầu xă hội, nhu cầu tinh thần. Trên cơ sở đó mới tạo ra động cơ gắn bó với công việc, lao động tích cực sáng tạo. Người lao động phải nhận những đồng lương chết đói, đời sống vật chất khốn khó, đời sống tinh thần nghèo nàn, quản lư, lănh đạo quan liêu, hách dịch, đối xử bất công… th́ mong ǵ có lao động năng suất cao, chất lượng tốt… Và những hiện tượng lăn công, đ́nh công, xung đột, bỏ việc… là chuyện tất yếu…

S. Freud và một số người lại đi sâu nghiên cứu động cơ nguyên nhân động cơ mục tiêu (cứu cánh)(9). Cách phân loại này phù hợp hơn với việc nghiên cứu những hành vi lệch chuẩn, bất thường. Chẳng hạn nhiều người có hành vi lệch chuẩn bị thúc đẩy bởi những động cơ từ nguyên nhân sâu xa do rối nhiễu tâm lư, nhân cách; do thúc đẩy của các loại bản năng; do những trải nghiệm tâm lư: ẩn ức, mặc cảm, xung động, thèm muốn … bị ức chế, chèn ép, dồn nén, xô đẩy, ch́m sâu vào “cái ḷ” của vô thức, chờ có dịp là bùng phát dữ dội, ở cả cá nhân, nhóm hay đám đông, khó kiểm soát được. Có những nguyên nhân sâu xa từ quá khứ, từ thơ bé… đến lúc trưởng thành mới “phát ra” nên nhiều khi phải tṛ chuyện tự do, phỏng vấn sâu, t́m hiểu quá tŕnh lịch sử… mới phát hiện ra động cơ nguyên nhân. Một em bé thấy con hàng xóm được ăn ngon, mặc đẹp, thừa thăi đồ chơi, đi ô tô đến trường, c̣n nó sống trong nghèo đói, thèm khát những thứ tối thiểu; một học sinh thấy cô giáo yêu chiều con nhà giàu và coi khinh nó nghèo; một thiếu niên nằm chung giường bệnh với ba bốn người cùng cảnh ngộ, bị hắt hủi, nh́n sang pḥng “dịch vụ chất lượng cao” thấy một “cậu ấm” nằm ḿnh một pḥng có điều hoà nhiệt độ và các bác sĩ tíu tít quan tâm… Tất cả đều gây ra những trải nghiệm tủi hờn, ấm ức… về sự bất công, phi lư. Những học sinh, sinh viên được giáo dục về b́nh đẳng, tự do, công lư… nhưng nh́n vào thực tế xă hội lại thấy có “hai pháp luật”, “hai, ba thứ đạo đức”… gây cho họ những trải nghiệm tâm lư khó chịu, bực tức, bất b́nh… Những người nông dân sau khi bán đất như “bèo” cho các dự án, rồi thấy người ta biến nó thành “tấc đất, tấc vàng”; họ trở thành những ông bà chủ giàu sang, xe hơi nhà lầu; người nông dân mất đất lại thành cu li đi làm thuê, vợ con thành “ô -sin”, hầu hạ những kẻ vừa trực tiếp hoặc gián tiếp chiếm đoạt ruộng vườn của ḿnh… Tất cả đều trải qua những xung động bất măn, buồn bực, tức tối… Càng nh́n, càng ngẫm càng thấy cay đắng, xót xa, uất hận… Đó là nguyên nhân sâu xa cho những động cơ bột phát những hành động bùng nổ khó lường, nhất là hành động của những đám đông phấn khích. Một khi đa số người dân trong cộng đồng, xă hội cảm thấy bất măn v́ sự bất công, bất b́nh đẳng, bị thua thiệt, phi lư… là những trải nghiệm cảm xúc tiêu cực, tích tụ trở thành tâm trạng nặng nề, một trạng thái tâm lư xă hội căng thẳng, tiềm tàng nguy cơ bất ổn… Động cơ ở đây bao gồm một phức cảm tổng hợp, khó lư giải, thường thúc đẩy hành động bột phát, nhiều khi ư thức không kiểm soát được.

Việc phân biệt động cơ nguyên nhân và động cơ mục tiêu rất có ư nghĩa khi xem xét hai hành động tưởng như giống nhau nhưng thực ra khác nhau căn bản về bản chất tâm lư. Chẳng hạn vụ án Phan Minh Mẫn giết cha ở TP Hồ Chí Minh (19/11/2009) và Nghiêm Viết Thành giết cha ở TP Hải Dương (6/5/2009), cùng bị Toà án tuyên tử h́nh. Nhưng việc tử h́nh Mẫn làm nhiều người trăn trở, v́ người cha của Mẫn rất tàn ác, gây bao đau thương cho cả gia đ́nh. Người con trai đă chịu đựng, chất chứa, dồn nén, tích tụ bao đau đớn, xấu hổ, tủi nhục, căm giận… đối với người cha độc ác. Hành động giết cha ấy có nguyên nhân sâu xa là trả thù, trừng trị cái ác để giải thoát cho mọi người và bản thân. Nếu người cha độc ác ấy bị xă hội sớm trừng phạt, cho đi tù, th́ người con đă có thể đến chăm sóc cha, thương cha hơn, chứ không phải ra tay giết cha! Cái ác đă không bị trừng phạt nên đẻ ra những cái ác khác! C̣n vụ giết cha của Thành th́ khác, nếu người cha tiếp tục cung cấp tiền cho hắn ăn chơi th́ cha vẫn “tốt”… Những kẻ giết người chỉ bởi mục tiêu phương tiện, lại phải t́m nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự tha hoá, sa đoạ ở chúng(10)…

Thuyết hành vi(11) cũng cho thấy loại động cơ thực dụng: cứ có tiền là làm, bất kể việc ǵ, chẳng có việc “tốt” và “xấu”, chỉ có việc nhiều tiền và ít tiền… Từ đó h́nh thành nên triết lư sống: tiền là trên hết, là sức mạnh toàn năng. Người ta lao vào kiếm tiền bằng mọi giá, bán cả thân xác lẫn linh hồn cho kẻ có tiền. Một lối sống như thế sẽ dẫn xă hội đến chỗ mọi cái đều ngă giá, mua bán: bằng cấp, chức tước, quan hệ, danh vị, sinh mạng… rồi cả Tổ quốc! Tính Người sẽ ngày một tha hoá. Ta đă thấy nhiều vụ đâm thuê, chém mướn ghê rợn, những kẻ thủ ác mất hết tính người: chúng nhận tiền tạm ứng, bảo đến chém chết người kia, chém xong, lĩnh tiền thưởng và đi nhậu nhẹt… Chúng tiến hành tội ác như một tṛ chơi, không cần biết người bị giết là ai, hoàn cảnh thế nào, tốt xấu ra sao!(12)… Trong các băng đảng xă hội đen luôn có bọn tay chân ngu tín, mất hết tính người như vậy. Chúng chỉ biết phục tùng, trung thành mù quáng đối với người ra lệnh, bất chấp t́nh người, đạo lư, pháp luật! Chúng luôn viện lư rằng, chúng chỉ làm theo lệnh, người ra lệnh sẽ chịu trách nhiệm. Bọn người này vô cùng nguy hiểm cho xă hội. Họ chỉ có thể được thức tỉnh khi ư thức rơ về hành động tội ác, biết tự phân tích, đấu tranh động cơ, lương tâm hồi tỉnh …

Vấn đề nghiên cứu động cơ chính trị, động cơ trong hoạt động đối ngoại hết sức quan trọng, nhưng cả về lư thuyết cũng như thực tế, không biết ở ta đă và đang được tiến hành ở mức nào. Bản thân tôi chưa được tiếp xúc với công tŕnh nghiên cứu chính thống nào về vấn đề này. Gần đây được đọc một vài tài liệu mới thực sự hiểu ra một số hành động của các nhà lănh đạo Trung Quốc đối với Việt Nam mà từ trước vẫn mơ hồ.

Nhớ lại, sau Hiệp định Genève 1954, ḥa b́nh lập lại ở Việt Nam, bọn thanh thiếu niên chúng tôi suốt ngày múa hát “thắm thiết t́nh Việt – Trung – Xô”, cứ tưởng Trung Quốc với ḿnh là anh em, đồng chí, hết ḷng ủng hộ cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà của Việt Nam … Đến khi đọc lời giới thiệu cuốn “Trung Quốc và việc giải quyết cuộc xung đột lần thứ nhất ở Đông Dương’’ do Francois Joyaux, một nhà nghiên cứu lịch sử người Pháp, đồng thời là một chuyên gia về Trung Quốc biên soạn, được hoàn thành vào tháng 3 năm 1979, “đúng vào thời điểm tập đoàn phản động Bắc Kinh tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía bắc nước ta”. Cuốn sách này được Nhà xuất bản Thông tin lư luận dịch, xuất bản vào tháng 3 năm 1981. Chỉ đọc lời giới thiệu cuốn sách trên blog anhbasam ngày 31/12/2010 đă thấy rơ: Trung Quốc “đi đêm” với Pháp và Mỹ để ép Việt Nam phải ngừng bắn, lập lại ḥa b́nh ở Đông Dương theo kịch bản của Trung Quốc. V́ “…việc tiến hành thương lượng về Đông Dương hoàn toàn đáp ứng các lợi ích dân tộc của Trung Quốc: làm dịu t́nh h́nh căng thẳng ở Viễn –đông cần thiết cho sự phát triển kinh tế ở Trung Quốc, gạt bỏ nguy cơ can thiệp của Mỹ vào cuộc xung đột ở Đông Dương, tạo khả năng cho Trung Quốc chấm dứt được sự bài xích của phương Tây, chứng tỏ Trung Quốc là một cường quốc trên sân khấu thế giới và tạo cơ hội cho Trung Quốc tiến hành các cuộc đàm phán thương mại với phương Tây”. Trung Quốc c̣n v́ nhiều mục tiêu khác: “…Trung Quốc rơ ràng tán thành chia cắt lâu dài, Việt Nam, tán thành sự tồn tại của phía nam Trung Quốc nhiều quốc gia đa dạng. Cho nên Bắc Kinh đă hạn chế các yêu sách của Việt Minh ở hội nghị Giơnevơ, đặc biệt đă gây sức ép với Việt Nam dân chủ cộng hoà phải giảm bớt “tham vọng” đối với miền nam Việt Nam và đối với các nước khác ở Đông Dương, để tạo nên một sự cân bằng mới ở ngay Việt Nam và cả trên bán đảo Đông Dương. Ư đồ của Bắc Kinh c̣n ở chỗ là “bị cắt mất vùng lúa gạo thừa thăi ở Nam Kỳ, Bắc Việt chỉ c̣n có thể hướng về Trung Quốc để bổ sung nguồn thực phẩm c̣n thiếu”…;Chiến lược của Bắc Kinh rơ ràng là muốn Đông Dương bị xé ra thành nhiều nước nhỏ ,”đa dạng” về chính trị, dễ dàng bị Trung Quốc chi phối và buộc phải đi theo quỹ đạo của giới cầm quyền Bắc Kinh. Cho nên Bắc Kinh ngầm tán thành sự tồn tại lâu dài của một Nhà nước Nam Việt Nam, duy tŕ các chính phủ vương quốc ở Lào và Campuchia. Đó chỉ là một sự nối tiếp chính sách của các đế chế Trung Hoa”.(13). Nhớ lại những ngày Trung Quốc hết lời ca ngợi Việt Nam đánh Mỹ và “hết ḷng chi viện”…, th́ có một nhà báo phương Tây đă nói “Trung Quốc muốn ủng hộ Việt Nam đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”. Họ quá thâm hiểm, động cơ sâu kín thật! Đúng là “bề ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao”!

C̣n Trung Quốc tiến đánh Việt Nam tháng 3 năm 1979, tôi cứ nghĩ chủ yếu do họ cay cú v́ bị Việt Nam giúp nhân dân Campuchia nổi dậy, lật đổ tập đoàn Khơ me đỏ Pôn-pốt, tay sai của họ, nên họ “dạy cho Việt Nam một bài học” theo kiểu côn đồ: “Mày đánh con ông, th́ ông đánh bố mày”… Hóa ra không phải thiển cận, nông cạn như vậy! Chỉ khi đọc bài “Một gương mặt khác của Lưu Á Châu” do Dương Danh Di dịch nốt phần bài nói của vị tướng đang nổi danh của Trung Quốc phân tích về “những đóng góp to lớn của quân GPND Trung Quốc cho cải cách mở cửa” là tiêu diệt cuộc biểu t́nh của sinh viên Trung Quốc tại Bắc Kinh ngày 4 tháng 6 năm 1989 và tiến hành “cuộc đánh trả tự vệ đối với Việt Nam năm 1979” mới rơ cái động cơ sâu xa của giới lănh đạo Trung Quốc. Lưu Á Châu nói: “Một lần nữa là cuộc đánh trả tự vệ đối với Việt Nam năm 1979 và sau đó là cuộc chiến đấu tại "Lưỡng Sơn" (tức vùng Pháp Ca Sơn). Đặc biệt là cuộc đánh trả tự vệ Việt Nam năm 1979, rất nhiều đồng chí chúng ta không nhận thức được ư nghĩa của cuộc chiến tranh này (…) Chúng ta cần xem xét cuộc chiến này từ góc độ chính trị. Ư nghĩa của chiến tranh luôn luôn ở ngoài chiến tranh. Cuộc chiến tranh này của đồng chí Đặng Tiểu B́nh là đánh để cho hai người xem, một là Đảng Cộng sản Trung Quốc, hai là bọn Mỹ. Năm 1978 đồng chí Tiểu B́nh được phục hồi, tháng 1 năm 79 thăm Mỹ, tháng 2 đánh nhau. Xem xét từ chính trị thấy, trận đánh này không đánh không được. V́ sao vậy? Sau khi đồng chí Tiểu B́nh phục hồi ư tưởng chiến lược cải cách mở cửa Trung Quốc đă h́nh thành trong tim gan đồng chí, muốn thực hiện ư tưởng chiến lược đó cần phải xây dựng được quyền uy tuyệt đối trong đảng. Phải đánh một trận. Lúc đó "lũ bốn người" vừa bị đập tan, những người có tư tưởng cực tả trong đảng chống Đặng càng chống đường lối và chính sách của ông hơn. Muốn cải cách cần phải có quyền uy. Biện pháp nhanh nhất để xây dựng quyền uy là đánh nhau….

Người Mỹ sau khi hao binh tổn tướng tả tơi nhếch nhác rút khỏi Việt Nam, đồng chí Tiểu B́nh đă nói, chúng ta cho Việt Nam bài học. Lúc đó Việt Nam chạy theo ai? Chạy theo Liên Xô, lúc đó đồng chí Tiểu B́nh phát động cuộc đánh trả tự

vệ Việt Nam là đă vạch ranh giới giữa Trung Quốc với cái gọi là mặt trận xă hội chủ nghĩa Liên Xô… Mười năm trước đồng chí Tiểu B́nh đă nh́n rơ điểm này, dùng cuộc

chiến tranh đó để vạch rơ ranh giới với anh… Vừa rồi tôi nói trận đánh này cũng là đánh v́ người Mỹ, có nghĩa là nói để cho người Mỹ hả giận. Có chứng cứ không? Có. Ngày hôm kia đồng chí Tiểu B́nh vừa rời Nhà Trắng Mỹ về th́ ngày hôm sau đánh. V́ sao muốn để người Mỹ hả giận? Người Mỹ vừa vỡ đầu sứt tai chạy khỏi Việt Nam. V́ sao chúng ta phải làm cho họ hả giận? Thực ra điều đó cũng không phải v́ Mỹ mà là v́ chúng ta v́ cải cách mở cửa. Trung Quốc muốn cải cách mở cửa mà không có viện trợ của phương Tây đứng đầu là Mỹ là không có khả năng. Đánh trận này, viện trợ kinh tế, viện trợ khoa học kỹ thuật, bao gồm cả viện trợ quân sự và tiền vốn sẽ không ngừng chảy vào Trung Quốc. Thời kỳ trăng mật Trung Mỹ dài tới 10 năm, măi đến ngày 6 tháng 4 năm 1989 mới có dấu chấm. Trận đánh đó mang lại cho Trung Quốc cái ǵ? Mang lại cho Trung Quốc rất nhiều thời gian, rất nhiều nguồn vốn, rất nhiều kỹ thuật… V́ thế có thể nói, bước đi đầu tiên của cải cách mở cửa Trung Quốc đă được cất lên từ cuộc chiến tranh này…”(14)

Nghiên cứu động cơ quả là khó, nhưng “cái kim bọc giẻ lâu ngày cũng ṭi ra”. Lưu Á Châu ở trong “ruột” của Đặng Tiểu B́nh, “ṭi ra” như thế, khó có ai phân tích cho ta hiểu rơ động cơ thực sự của việc Trung Quốc “dạy Việt Nam” bài học năm 1979, rơ hơn như thế. Qua hai ví dụ trên đủ cho thấy việc nghiên cứu động cơ chính trị, đối ngoại quan trọng, khó khăn, phức tạp biết nhường nào! Ngày nay không chỉ những nhà lănh đạo quốc gia, các chính khách mới cần biết về động cơ của các quốc gia đối tác mà các đảng viên b́nh thường, các quan chức địa phương, các cán bộ đoàn thể, các doanh nhân và nhân dân cũng cần hiểu rơ động cơ của các đối tác, tránh bị người ta lừa phỉnh, dắt mũi, rồi trở tay không kịp! Các nhà tuyên huấn đừng đánh lừa nhân dân kiểu: “…Bắc Kinh, tay chị, tay anh triệu ṿng/Bạn mừng ta những chiến công/Vui như tiền tuyến giữa ḷng hậu phương…”!, rồi “Bên ni biên giới là nhà/ Bên kia biên giới cũng là quê hương…”! Ngày nay mọi người dân Việt Nam đều cần hiểu: đằng sau những cái bắt tay, ôm hôn và khẩu hiệu “bốn tốt”, “mười sáu chữ vàng” của Trung Quốc là những thâm ư ǵ. Có vậy dân tộc ta mới khôn lên, biết cảnh giác, cùng đoàn kết bảo vệ và phát triển đất nước vững vàng được.

3. Lời kết

Trên đây chỉ điểm lại một số lư thuyết chủ yếu làm cơ sở cho việc tiếp cận những vấn đề thực tiễn rất đa dạng phức tạp của nghiên cứu động cơ. Bên cạnh nhiều lư thuyết khác về động cơ, bản thân mỗi lư thuyết trên cũng phát triển thành nhiều nhánh khác nhau. Do vậy tuỳ kiểu loại, tính chất của mỗi đối tượng, nên chọn lựa lư thuyết, cách tiếp cận, phương pháp phù hợp.

Đời sống xă hội ta đang diễn ra quá tŕnh phát triển hết sức năng động, đa dạng, phức tạp. Nhiều tấm gương thành đạt, nhiều con người vượt khó khăn say mê sáng tạo, nhiều người dấn thân vào những hoạt động v́ xă hội, bất chấp hiểm nguy … và cũng nhiều con người tha hoá ở mọi cấp độ, nhiều bạo lực, tội ác, hiểm họa… Tất cả bức tranh xă hội muôn màu sáng, tối đó là mảnh đất màu mỡ cho các đề tài nghiên cứu động cơ hoạt động của các cá nhân hay nhóm người. Kết quả nghiên cứu động cơ sẽ không chỉ có ư nghĩa thực tiễn trước mắt mà c̣n góp phần khái quát lư luận cũng như dự báo về “điềm lành, dữ” của xă hội trong tương lai gần và xa hơn.

02/2011

M. V. T.

Chú thích:

(1) Ai cũng thấy t́nh h́nh tội phạm ngày càng gia tăng nguy hiểm, nhưng t́m số liệu thống kê quá khó. Tuy nhiên số liệu sau đây trên báo CA TP HCM ngày 17/1/2010 cũng cho thấy phần nào t́nh h́nh tội phạm: “Năm 2009, toàn quốc xảy ra 50.963 vụ phạm pháp h́nh sự … Lực lượng công an đă điều tra khám phá 36.847 vụ, bắt giữ 48.496 đối tượng. Trong đó, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Pḥng, Đà Nẵng, Cần Thơ xảy ra 13.650 vụ, chiếm gần 27% số vụ phạm pháp h́nh sự trong cả nước”…

(2) Xem Hồ Thích (1970) Trung Quốc Triết học sử, bản tiếng Việt của dịch giả Huỳnh Minh Đức, NXB Khai trí, Sài G̣n, Chương 4, tr. 198 – 199.

(3) Một số công tŕnh Tâm lư học của A. N. Leonchiep (2003), Phạm Minh Hạc biên dịch và giới thiệu, NXB Giáo dục, HN., xem phần Hoạt động, ư thức, nhân cách, trang 270 – 275- 285…

(4) Phát biểu của Ngô Bảo Châu trong buổi Lễ chào mừng tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đ́nh, tối 29/8/2010. (Báo Tiền Phong Online, 30/8/2010)

(5) Trích trong bài phát biểu trên của Ngô Bảo Châu.

(6) L.I. Bozhovic (1981), Nhân cách và sự h́nh thành nhân cách ở lứa tuổi trẻ em, NXB Giáo dục, HN.

(7) Đỗ Long chủ biên (1995), Hồ Chí Minh, những vấn đề Tâm lư học nhân cách, Chương tŕnh NCNN KX07 xuất bản, HN.

(8) B.D. Smith, H.J. Vetter (2005), Các học thuyết về nhân cách, NXB Văn hoá Thông tin, HN., 2005, tr. 263 – 264…

(9) B.D. Smith, H.J. Vetter (2005),Các học thuyết về nhân cách, NXB Văn hoá Thông tin, HN., tr. 191…

(10) Cả hai vụ án trên có thể xem trên http://dantri.com.vn/ hay http://www.vietnamnet.vn.

(11) Phạm Minh Hạc (1983), Hành vi và hoạt động, Luận án TSKH, bản tiếng Việt, Viện Khoa học giáo dục, HN.

(12) Ví dụ, anh Đặng Vũ Thắng tố cáo nhóm quản lư Thảo cầm viên TP HCM tham nhũng, sau đó 1 người trong số họ đă thuê 4 tên chém thuê từ Hà Nội bay vào, đón đường, chém chết anh Thắng (17g chiều ngày 22/8/2001), rồi lĩnh tiền và bay ra Hà Nội… (t́m Vụ án Đặng Vũ Thắng trên Google Vietnam)

(13) Những đoạn “…” ở phần này đều trích từ lời nói đầu cuốn “Trung Quốc và việc giải quyết cuộc xung đột lần thứ nhất ở Đông Dương’’ của Francois Joyaux, do NXB Thông tin lư luận dịch, xuất bản vào tháng 3 năm 1981, được đăng trên anhbasam blog ngày 30/12/2010.

(14) Dương Danh Dy, Một gương mặt khác của Lưu Á Châu, đăng trên Bauxite Việt Nam, ngày 23/8/2010.

 

Đăng bởi bvnpost, ngày 03/3/2011


<<trở về đầu trang>>
free counters