Fax: +493046795841 Email: thongtinberlin@gmail.com Tel. +4917678132650
www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

ĐĂ THỨC DẬY, CON SƯ TỬ TRUNG CỘNG

Cách đây hơn 200 năm, vào đầu thế kỷ 19, đúng là vào năm 1800, Napoléon có nói: «Con sư tử Tàu đang ngủ, khi nó thức dậy th́ thế giới sẽ rung chuyển.», vào những năm 70, của thế kỷ thứ 20, một nhà trí thức kiêm chính trị gia Pháp, ông Alain Peyrefite, có viết quyển sách mang tựa đề «Quand la Chine s’éveillera…» (Khi Nước Tàu thức dậy ..), đă là sách bán chạy nhất lúc bấy giờ. Ngày hôm nay, mọi người đều bàn tán xôn xao:» Trung cộng đă trở thành cường quốc kinh tế thứ nh́, với tổng sản lượng 5.700 tỷ $, vượt qua Nhật, với tổng sản lượng là 5.200 tỷ $. »

Phải chăng con sư tử Trung cộng đă thức giấc hay vẫn c̣n ngủ quên?

I )  Con sư tử Trung Cộng đă thức giấc

Không ai chối căi rằng trong ṿng hơn 30 năm nay, từ ngày Trung Cộng mở cửa, kinh tế nước này đă có những bước nhảy vọt: Tổng sản lượng quốc gia đứng thứ nh́ trên thế giới, 5.700 tỷ $; sau Hoa Kỳ 15 000 tỷ; trên Nhật, 5.200 tỷ; là nước xuất cảng nhiều nhất thế giới, với số 1.800 tỷ, bằng 1/3 tổng sản lượng; với số thặng dư về cán cân thương mại khoảng 300 tỷ; sau đó là Đức khoảng 150 tỷ. Hàng Trung Cộng đă được bày bán ở mọi nơi trên thị trường quốc tế, ngay cả xe hơi.

Tuy nhiên dựa vào tổng sản lượng quốc gia để đánh giá sức mạnh toàn bộ của quốc gia ấy là một điều không đúng hoàn toàn. Chúng ta nhớ, nước Tàu vào cuối đời nhà Thanh, thời bà Từ hy Thái hậu, tổng sản lượng quốc gia chiếm 1/3 tổng sản lượng thế giới, chắc chắn hơn Nhật bản. Nhưng sức mạnh sứ Tàu ngay vào lúc đó đă thua Nhật. Năm 1871, Nhật chiếm Đài loan, vào năm 1894 th́ chiếm Triều Tiên, làm cho Tàu thất điên bát đảo. Đấy là thí dụ có tính cách tiêu biểu, c̣n nhiều sự kiện khác.

Mặc dầu phát triển, nhưng có nhiều mặt trái của nó: v́ nhờ dân số đông, nên tổng sản lượng cao, chứ sản lượng tính theo đầu người hàng năm, th́ Trung cộng đứng hàng thứ 146/231, vào khoảng hơn 4 000$. Sự phát triển của Trung cộng là một sự phát triển mất quân bằng, nông thôn bị hy sinh cho một vài vùng thành thị ven biển, cả mấy trăm triệu nông dân bỏ đất đai ra tỉnh sống cuộc đời vất vả để kiếm công ăn việc làm, môi sinh môi trường bị ô nhiễm, 70% sông ng̣i bị ô nhiễm.

Chính phủ theo chính sách bóc lột công nhân tối đa, ḱm lương bổng ở mức thấp, để thâu hút đầu tư thế giới, để có giá thành rẻ, để xuất cảng. Chính sách xuất cảng c̣n kèm theo chính sách tiền tệ, theo đó, làm thế nào để đồng Nhân Dân tệ bám sát đồng US $, nhưng luôn luôn rẻ hơn từ 15 đến 20% trên thị trường để dễ xuất cảng.

Về quân sự, ngân sách quốc pḥng của Trung Cộng vào khoảng 100 tỷ $, đứng thứ nh́ trên thế giới, sau Hoa Kỳ, khoảng 600 tỷ, trên Anh quốc, khoảng 60 tỷ. Có những nguồn tin cho rằng ngân sách quốc pḥng của Trung cộng lên tới 150 tỷ, mà nguồn tin này phần lớn là từ cơ quan truyền thông Hoa kỳ. Chính v́ vậy mà có người tiên đoán sẽ có chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung cộng, v́ họ dựa vào sự kiện, trước khi Liên sô sụp đổ, th́ Hoa Kỳ đă thổi phồng ngân sách quốc pḥng của nước này; trước khi đánh Irak, th́ Hoa Kỳ thổi phồng ngân sách quốc pḥng của Irak, cho là sức mạnh quân sự đứng hàng thứ tư trên thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ, Nga và Trung cộng. Trong khuôn khổ bài này tôi không thể đi vào sâu đề tài này, hẹn một dịp khác. Với ngân sách quốc pḥng đứng thứ nh́, Trung cộng đă có thể lập những nhà máy chế tạo vơ khí, mua vơ khí trên thế giới, nhất là từ Nga. Tuy nhiên sức mạnh quân sự của Trung Cộng chỉ có lượng nhiều hơn phẩm, chẳng hạn về hải quân, số tàu th́ nhiều, nhưng phần lớn là tàu cũ, và tàu chạy quanh vùng duyên hải chứ không thể đi xa. Ngay cả việc mua và đóng hàng không mẫu hạm, đây là một việc làm lỗi thời, vừa hao kém, vừa thiếu khả năng thích ứng của thời đại.

Ở đây tôi không thể đi sâu vào chi tiết, nhưng đại thể, tôi có thể nói rằng sức mạnh quân sự của Trung Cộng ngày hôm nay c̣n chưa sánh bằng sức mạnh quân sự của Liên Sô thời sau Đệ Nhị Thế Chiến.

Chính v́ vậy nên vẫn có người cho rằng con sư tử Trung Cộng vẫn c̣n ngủ mê:

I I )  Con sư tử Trung cộng vẫn c̣n ngủ quên

1) Con sư tử Tàu vẫn c̣n ngủ v́ chế độ quân chủ phong kiến kéo dài quá lâu và quá ác ôn, giết chết hết mọi ư chí tiến thủ của dân Tàu:

Thật vậy, ông Tiền kỳ Minh, con của cựu Phó Thủ tướng Tiền kỳ Thâm, người đă từng du học 8 năm bên Hoa Kỳ, có viết quyển sách “Mặt trời chiếu sáng nhiều ở phương đông hay ở phương tây“, theo ông vấn đề mặt trời chiếu sáng nhiều ở phương nào cũng không quan trọng, việc quan trọng đó là nước Tàu bị ch́m đắm quá lâu trong chế độ quân chủ phong kiến, dù lúc đầu nó là một bước tiến của nhân loại, so với chế độ gia tộc, tù trưởng; nhưng sau đó nó trở thành một chướng ngại, ḱm hăm tất cả mọi ư chí tiến thủ, phát minh sáng kiến của người dân. Ông không muốn chỉ trích rơ chế độ cộng sản, nhưng theo ông chế độ cộng sản cũng chỉ là một chế độ quân chủ, phong kiến trá h́nh; và ông lấy tên quyển sách là để phản bác tuyên truyền của Mao trạch Đông cho rằng mặt trời chiếu sáng nhiều ở phương đông.

2) Con sư tử Trung cộng vẫn ngủ, v́ giới lănh đạo cộng sản, từ trước tới nay, ở một tŕnh độ trí thức quá kém cỏi, tŕnh độ sơ học yếu lược, chưa đủ tŕnh độ để hiểu rơ đâu là những tinh hoa, đâu là những khuyết điểm của cả 2 nền văn hóa đông tây, đă vội vă vất bỏ tất cả những ǵ là văn hóa đông phương, vội vă nhập cảng những cặn bă của văn hóa tây phương, biểu hiệu là tư tưởng K. Marx. Trước đó đă vậy, ngày hôm nay th́ lư thuyết này đă chứng tỏ sự bất lực của nó để mang lại tự do, no ấm cho dân, bị chối bỏ ngay tại những nước là cái nôi của nó như Đông Đức, Liên sô, thế mà giới lănh đạo cộng sản VN và Trung Cộng vẫn bám vào nó, đi ngược lại ḷng dân, ngược lại trào lưu tiến bộ của văn minh nhân loại. Cộng thêm lại có một số trí thức bên cạnh, cố bẻ cong ng̣i bút, vặn óc, bóp tim tạo ra những ngụy biện, ngụy ngôn, ngụy từ để bênh vực chế độ. Ngày nào c̣n giới lănh đạo và giới trí thức đó, th́ con sư tử Trung Cộng vẫn c̣n ngủ mê.

Thật vậy, chúng ta nên nhớ là lư thuyết của Marx phát xuất từ Âu châu, chính Marx cho rằng cách mạng cộng sản chỉ có thể xẩy ra ở những nước có một nền kỹ nghệ cao, như Anh, Đức, Pháp. Tuy nhiên cách mạng cộng sản lại không xẩy ra ở những nước kỹ nghệ này, mà xẩy ra ở những nước bán kỹ nghệ như Nga, không có kỹ nghệ như Tàu và Việt Nam. Sở dĩ có t́nh trạng đó là v́ giới trí thức Anh Đức Pháp đă nh́n thấy rất rơ sự sai lầm của lư thuyết Marx. Ở đây tôi chỉ dẫn chứng một người tiêu biểu là ông Pierre Joseph Proudhon (1809-1865), có thể nói là người cùng thời với Marx (1818-1883), đă được Marx kính phục, khen ngợi: “Có một can đảm phi thường dám đụng tới những sào huyệt của kinh tế“, khi ông cho xuất bản quyển “ Quyền tư hữu là ǵ (Qu ‘est – ce que la propriété ), xuất bản năm 1840, là tác giả của câu: “Quyền tư hữu là ăn cắp“ La propriété privée, c’est le vol “,đă từng bút chiến với Marx, khi ông viết quyển “ Triết lư của sự nghèo khổ (La Philosophie de la misère), Marx trả lời lại trong quyển “Sự Nghèo nàn của triết lư” (Misère de la philosophie). Nhưng sau đó ông suy nghĩ lại, và cho rằng không thể băi bỏ quyền tư hữu, mà chỉ có thể làm cho quyền tư hữu bớt quá chênh lệch, cho bất công xă hội đỡ bất công, cũng như nhận ra rằng lư thuyết của Marx, chủ trương băi bỏ quyền tư hữu, nhưng thực tế không băi bỏ được, và chỉ là một sự chuyển nhượng quyền tư hữu từ tay đại đa số dân vào tay thiểu số đảng đoàn cán vộ, trở thành một giai tầng bóc lột, sán lăi, hút hết sức sống của dân. Nên ông đă nói rơ: «Lư thuyết của Marx, nếu được thực hiện, th́ trở thành con sán lăi (le ténïa) của xă hội «Ngày hôm nay th́ chúng ta nh́n quá rơ qua gần 2/3 thế kỷ áp dụng lư thuyết này, đảng cộng sản do Lénine lập ra, do áp dụng lư thuyết của Marx, được sao chép lại ở tất cả những chế độ cộng sản khác, chỉ là con sán lăi của xă hội.

Nhưng điều đáng tiếc, đó là những người áp dụng lư thuyết của Marx, tiêu biểu bắt đầu bằng Lénine, sau đó là Mao trạch Đông, rồi Hồ chí Minh, không đủ tŕnh độ để thấy sự sai lầm của lư thuyết Marx, như những trí thức tây phương.

Lénine, mặc dầu vào thời đó có cử nhân luật, cũng có viết nhiều sách, tuy nhiên Lénine là con người thực tế, thực tiễn, dùng lư thuyết Marx như một phương tiện cướp chính quyền. Người ta có thể nói Lénine cũng đă ư thức sự sai lầm của Marx ngay từ lúc đầu và nhất là khi vào cuối đời.

Vào lúc đầu, khi thấy Marx chờ đợi cách mạng tất yếu hoài không xẩy ra ở những nước kỹ nghệ, rồi chết, Lénine đă viết câu, trong quyển Phải làm ǵ (Que Faire): «Nếu không có ư thức cách mạng, th́ không có cách mạng «(Sans conscience révolutionnaire, pas de révolution), câu này chính ra phải viết (Sans idée révolutionnaire, pas de révolution ). «Không có ư tưởng cách mạng, th́ không có cách mạng», chứng tỏ rằng Lénine đă từ bỏ chủ nghĩa duy vật (le matérialisme) mà bước sang chủ nghĩa duy ư (l’idéalisme); nhưng Lénine xảo quyệt không dùng chữ ư tưởng (idée) mà dùng chữ ư thức (conscience).

Nói về xảo ngữ, nguỵ biện, ngụy ngôn, ngụy từ của những người cộng sản, chúng ta phải kể Lénine, dùng tùy tiện bất cứ ngôn từ nào, miễn là có lợi cho mục đích của ḿnh, chẳng hạn cũng trong quyển Phải làm ǵ, Lénine chủ trương cần phải có một đảng độc tài để chờ thời cơ cướp chính quyền, nhưng như vậy th́ trái với chủ trương dân chủ, nên Lénine đă dùng chữ «Tập trung dân chủ»  (le centralisme démocratique). Thử hỏi đă tập trung th́ làm ǵ có dân chủ ; và cũng trong quyển đó ông nói rơ: «Cần phải có một tổ chức có kỷ luật sắt, kỷ luật nhà binh» ; Rồi ông tùy tiện định nghĩa «Người cộng sản là người vâng lời cấp trên nhất», cũng như «Xă hội chủ nghĩa là thành phố hóa cộng với điện.»

Sau khi cướp được chính quyền, áp dụng lư thuyết của Marx, Lénine đă nhận thấy chỉ đưa đến cảnh «Cha Chung không ai khóc, ruộng chung không ai cày», đưa đến nạn đói, nên Lénine đă đưa ra Chính Sách Kinh tế mới (NEP). Tuy nhiên vào lúc này Lénine đă quá bệnh hoạn và bị khống chế bởi Staline.

Lénine đă vậy, huống chi là Mao trạch Đông, Hồ chí Minh và những tay em.

Người ta có thể nói, Mao trạch Đông, Lưu thiếu Kỳ, Đặng tiểu B́nh, Chu Ân Lai, Trần Vân, Dương thiệu Côn ở bên Tàu, Hồ chí Minh, Trần Phú, Lê Duẫn, Lê hồng Phong, Lê đức Thọ, Hoàng Tùng, Xuân Thủy ở Việt Nam đều là những người do giáo dục Pháp tạo ra. Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, người Pháp ở Việt Nam cũng như ở phần nhượng địa của ḿnh ở bên Tàu đă bắt đầu thành lập nền giáo dục thuộc địa bằng cách thành lập bậc tiểu học, với bằng Cao đẳng Tiểu học, nói là cao đẳng cho sang, nhưng thực sự là tŕnh độ tiểu học, nhưng lâu hơn, thay v́ 5 năm th́ là 6 hay 7 năm, v́ học tiếng Pháp nhiều hơn. Mao trạch Đông, Hồ chí Minh và những tay em, phần lớn theo học chương tŕnh này, rồi đi qua Pháp như Hồ chí Minh, Chu ân Lai, Đặng tiểu B́nh. Hồ chí Minh th́ qua trước đó, nhưng Chu Ân Lai và Đặng tiểu B́nh th́ qua vào lúc cuối Thế Chiến thứ Nhất, lúc người Pháp cần những nhân công. Chính Mao trạch Đông lúc đầu tiếc rằng không có hoàn cảnh để đi và đă tiễn 200 công nhân qua Pháp trong một chuyến tàu trong đó có Chu ân Lai và Đặng tiểu B́nh. Hai người này làm thợ ở hăng xe Renault. Ở việt nam, với tŕnh độ sơ học yếu lược, tức tiểu học Pháp, th́ đi làm thày giáo làng như Hồ chí Minh làm thầy giáo làng ở Phan Thiết, Trần Phú, Tổng bí thư đầu tiên của đảng cộng sản Việt Nam, cũng là thầy giáo làng. Những ai không muốn đi dạy học, th́ đi làm hỏa xa, trên thực tế là đi xét vé tàu hỏa, như Lê đức Thọ và nhiều người khác.Thêm vào đó, với căn bản tiếng Pháp, những người này học về lư thuyết cộng sản từ những quyển Vỡ ḷng chủ ngĩa cộng sản (A, B, C du Communisme) do đảng cộng sản Pháp xuất bản. Sau đó những người này được tuyển lựa sang bên Liên sô học trường Đông Phương, như Hồ chí Minh, Trần Phú, Lê hồng Phong v.v.. ở Việt Nam ; Lưu thiếu Kỳ, Đặng tiểu B́nh, Dương Thiệu Côn v.v.., ở bên Tàu. Tŕnh độ học vấn của trường này rất thấp, để được vào học chỉ cần có chứng chỉ làm việc 2 năm ở một hăng xưởng, chương tŕnh học có lư thuyết về chủ nghĩa cộng sản, nhưng rất thô sơ, học tŕnh chính đó là học phá hoại, tổ chức lén lút, như việc học viên phải làm ra 3 phiếu lư lịch khác nhau, và phải học thuộc ḷng, để tùy cơ nói dối.

Bởi lẽ đó những người lănh đạo đảng cộng sản Tàu kể từ Mao, không kể những người trước đó, như Trần độc Tú, Lư đại Siêu, th́ bị kết án là quá thiên tả, thân Trotsky, cùng 28 người mà người thứ 28 là Dương thiệu Côn v.v…, xuất thân từ trường Đông Phương là là những thành phần chính của đảng cộng sản Tàu. Ở Việt Nam, với Hồ chí Minh, Trần Phú, Lê hồng Phong cũng vậy, tất cả đều ở tŕnh độ thấp kém, tiểu học, không đủ tŕnh độ để hiểu rơ cái dở, cái hay của văn hóa đông phương, cũng như văn hóa tây phương, nay vứt bỏ hoàn toàn văn hóa đông phương, ùa theo văn hóa tây phương, nhưng lại là cái cặn bă là thuyết Mác xít, đă bị giới trí thức tây phương ở tŕnh độ cao hơn họ vứt bỏ. Thêm vào đó lại có lư thuyết của Lénine, không có ǵ đặc sắc trên phương diện tư tưởng, ngoài việc chủ trương một đảng độc tài để chờ thời cơ cướp quyền. Lư thuyết này rất hợp với truyền thống độc tài phong kiến, ác ôn, chủ trương chu di tam tộc, hoạn quan của Tàu và Việt Nam, làm cho Tàu và Việt Nam tưởng là được hiện đại hóa với lư thuyết của Marx, nhưng thực tế là đi dật lùi lịch sử, v́ chế độ cộng sản chỉ là mặt trái mặt phải của chế độ quân chủ phong kiến, nhưng ác ôn, vô liêm sĩ gấp nhiều lần hơn chế độ này.

Con sư tử Trung Cộng vẫn c̣n ngủ mê v́ lẽ đó. 

3) Con sư tử Trung Cộng vẫn ngủ v́ người Tàu vẫn chưa gột bỏ được những thói quen cố hữu, đó là tính trả thù và tính lư luận giản tiện hóa, vội vă hồ đồ, thêm vào đó là lại nghĩ rằng ḿnh chỉ thua tây phương về vấn đề khoa học, kỹ thuật, chứ không thua tây phương về phương diện tư tưởng, lư luận, có tinh thần tự kỷ trung tâm, quốc gia quá khích. Nguyên tên nước là Trung Hoa, cái rốn của vũ trụ cũng đă đủ nói lên điều này.

Khoa học bắt đầu bằng tư tưởng lư luận, để đi đến kết luận phải có nguyên nhân ắt có và đủ; đây mới có nguyên nhân ắt có đă vội kết luận.

Tôi cũng không thể đi sâu bàn về văn hóa, cách suy tư của người Tàu, tôi chỉ nêu lên một vài tiêu biểu như cách lư luận qua tiểu thuyết và phim ảnh, một phần của văn hóa.

Người Tàu thích tiểu thuyết và phim chưởng; nhưng chúng ta thấy qua đó, tinh thần trả thù quá nặng, cộng thêm, để trả thù th́ dựa trên những lư luận vội vă. Đồng ư là thù cha thù mẹ th́ phải trả, nhưng việc chính đây là kiếm ra đúng kẻ thù. Chỉ cần nghe một vài câu nói, dựa trên một vài sự kiện, mới chỉ là sự kiện ắt có, chưa đủ, theo đúng tinh thần khoa học, th́ đă mang chân tay bộ hạ đi giết người, trở thành óan trùng trùng. Người Tàu có tinh thần thực tế, thực tiễn, thích dựa trên nhân chứng, vật chứng. Nhưng nhân chứng, vật chứng chưa đủ, mà phải bắt đầu bằng tư tưởng, lư luận hợp lư và khoa học, mới có thể đi đến kết luận. Đây là tinh thần tây phương. Đừng nghĩ rằng khoa học đây chỉ là vật chất, người ta chế tạo được cái xe, th́ ḿnh cũng chế tạo được cái xe là đủ. Chúng ta nên nhớ văn minh tây phương bắt đầu bằng văn hóa Anh, Pháp, Đức là tổng hợp của ít nhất 6 nền văn minh: văn minh Hy Lạp bắt đầu với triết học, lư luận, khoa học; văn minh La Mă với tinh thần tổ chức, trọng luật pháp; văn minh Do Thái, Thiên Chúa giáo với tinh thần thương người, công bằng, hy sinh; văn minh Ả rập, với tinh thần buôn bán, mạo hiểm; và ngay cả văn minh “man rợ“ (civilisations barbares) của người Hung nô (Huns), người Mông Cổ, thí dụ tiêu biểu là Beafsteak cũng như Fromages va Steak tartars là đến từ người “man rợ“, Mông Cổ, Hung nô, đấy là chưa nói khoai tây (pommes de terres) là đến từ văn minh Nam Mỹ.

Văn minh tây phương phát tiển được một phần cũng là nhờ những phát minh sang kiến của Tàu như địa bàn, thuốc súng, giấy, máy in. Chính nhờ địa bàn giúp họ di chuyển xa trên đường hàng hải. Chính nhờ máy in giúp họ quảng bá kiến thức. Và nói một cách chua xót là chính nhờ thuốc súng với địa bàn mà họ đă đến xâu xé nước Tàu vào giữa thế kỷ 19.

Con sư tử Trung Cộng vẫn chưa hoàn toàn thức giấc khi nghĩ rằng ḿnh là rốn của vũ trụ, những dân tộc khác là man di, mọi rợ, khi nghĩ rằng khoa học chỉ là vật chất chứ không phải bắt đầu bằng tư tưởng, lư luận hợp lư.

Lịch sử nhân loai đă trải qua 5 thời kỳ văn minh: 1) Văn minh chẩy hái là lúc con người c̣n ăn lông, ở lỗ, hái trái cây quanh hang hốc của ḿnh để sống; 2) Văn minh du mục, đó là lúc trái cây hoa quả khan hiếm, con người phải đi xa để kiếm ăn; 3) Văn minh định cư nông nghiệp: Ngay dù đi xa, hoa quả, thú rừng để săn cũng khan hiếm, con người bắt buộc phải trồng trọt và nuôi súc vật; 4) Văn minh thương mại: Với nền văn minh định cư nông nghiệp, con người đă có thể thỏa măn những nhu cầu thiết yếu của ḿnh, nên con người cần trao đổi, như việc đă có thể dệt vải để mặc, nhưng muốn mặc lụa, nên trao đổi với người dệt lụa; đă đủ ăn, nhưng muốn ăn ngon, nên cần gia vị. Con đường tơ lụa và gia vị có trong lịch sử là như vậy. 5) Trong thời văn minh này, ngoài những phát minh, sáng kiến trước đó như địa bàn, thuốc súng, con người  phát minh ra điện, điện thoại, máy điện toán, nó bước sang nền văn minh thứ 5, đó là văn minh tri thức điện toán ngày hôm nay. Mỗi một nền văn minh, tương xứng với một mô h́nh tổ chức nhân xă khác nhau. Với 2 nền văn minh đầu, đó là mô h́nh gia tộc, bộ lạc. Với nền văn minh nông nghiệp là chế độ quân chủ phong kiến. Với nền văn minh thương mại và tri thức điện toán là chế độ  dân chủ, kinh tế thị trường.

Thực ra con sư tử Trung Cộng vẫn c̣n mơ ngủ v́ vẫn c̣n lùng thùng trong nền văn minh định cư, nông nghiệp với mô h́nh tổ chức nhân xă quân chủ phong kiến, v́ chế độ cộng sản chỉ là quân chủ trá h́nh. Trung cộng đang chập chững bước vào nền văn minh thương mại; nhưng lại bước vào một cách vội vă, gian xảo, bị nhiễm độc bởi tuyên truyền cộng sản, cho rằng thương mại là kiếm lời bằng bất cứ giá nào, nên đă không ngần ngại làm gian xảo, làm hàng giả để bán, không những ở thị trường quốc nội mà cả thị trường quốc ngoại. Đây là một điều sai lần của cả K. Marx và những người cộng sản cho rằng tư bản là chỉ kiếm lời.

Người ta thường nói đến ông thủy tổ của kinh tế thị trường là Adam Smith, với quyển sách “Recherches sur la nature  et les causes de la richesse des nations“ (T́m kiếm bản chất và nguyên nhân sự giàu có của các dân tộc) xuất bản năm 1776, mà quên đi trước đó, năm 1759, ông đă cho xuất bản quyển “Théorie des sentiments moraux“ (Lư thuyết về t́nh cảm đạo đức ), ông chủ trương con người phải sống có đạo đức với nhau; và căn bản đạo đức chính là câu châm ngôn “Đừng làm cho người khác cái mà anh không muốn họ làm cho anh“, ngay cả trong lănh vực thương mại, người ta bỏ tiền với mồ hôi nước mắt của họ để mua hàng anh, th́ anh cũng đừng nên gian xảo, làm hàng giả. Đây cũng là câu châm ngôn đông tây, mà những nhà làm ra bản Tuyên Ngôn quốc tế Nhân quyền năm 1948 đă lấy làm kim chỉ nam để soạn thảo.

Tóm lại, ngày nào Trung Cộng c̣n chưa bước sang chế độ dân chủ, tôn trọng nhân quyền, ngày nào mà Trung cộng c̣n chỉ thấy cái cặn bă của văn minh tây phương, của chủ nghĩa thương mại, ngày đó con sư tử Trung cộng c̣n chưa thức tỉnh hẳn. (1)

 

Paris ngày 03/03/2 011

Chu chi Nam

 

(1)            Xin đọc: “ Giới lănh đạo cộng sản VN và Trung cộng là tư bản hay là cộng sản, trên

 http://perso.orange.fr/chuchinam/


<<trở về đầu trang>>
free counters