Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Một Xă Hội Không B́nh Thường Cần Một Sự Thay Đổi

MỘT XĂ HỘI KHÔNG B̀NH THƯỜNG CẦN MỘT SỰ THAY ĐỔI

 

Buổi "tọa đàm về Biển Đông và Hải đảo Việt Nam", được tổ chức bởi CLB trí thức Công giáo Phaolô Nguyễn Văn B́nh (P.NVB) và NXB Tri Thức phối hợp thực hiện chắc chắn khiến rất nhiều thế hệ, tầng lớp người Việt Nam quan tâm.

Đương nhiên, bởi nó diễn ra trong thời điểm mà các sự kiện đe dọa đến an ninh biển và hải đảo của tổ quốc liên tục xảy đến với tần suất ngày càng lớn và ngày càng trắng trợn đối với ngư dân miền Trung, những người đứng đầu ngọn sóng!

Buổi tọa đàm này diễn ra chỉ sau vụ Tam Tòa mấy ngày, (vụ Tam Tòa xảy ra ngày 20/7, tọa đàm về Biển Đông diễn ra ngày 24/7). Tự nhiên lại có sự liên tưởng hai sự kiện với nhau, (từ đây sẽ gọi vụ Tam Tòa là "sự kiện thứ nhất", buổi tọa đàm là "sự kiện thứ hai"), chắc bởi lẽ cả hai sự kiện cùng gợi cho người ta nhiều nỗi niềm day dứt, ám ảnh và hoài nghi giống nhau về một thể chế xã hội?

Sự kiện thứ nhất thực ra hoàn toàn không đáng xảy ra, nó chỉ là sự chưa đồng thuận về một vấn đề giữa người dân và chính quyền địa phương mà nếu những người của chính quyền có một cái đầu bình thường thì đã có nhiều cách giải quyết khác hơn là dẫn đến đổ máu, nồi da xáo thịt, xung đột lương giáo... bởi chính sự kích động mù quáng của chính quyền như vậy! Nhưng nó đă xảy ra, chỉ v́ một ư thức hệ mù quáng và ngu xuẩn là kích động hằn thù tôn giáo, lấy bạo lực làm phương thế giải quyết mọi vấn đề.

Sự kiện thứ hai, thật may mắn vì nó cũng được diễn ra trót lọt trong sự hồi hộp, nín thở , lo lắng của Ban tổ chức (sợ bị dẹp bất kỳ lúc nào)! Trong khi đó, chính sự kiện này lại rất cần đến mọi tầng lớp nhân dân kể cả "quần chúng nhân dân bức xúc" có mặt, hiện diện để bày tỏ thái độ của cá nhân, cộng đồng và dân tộc về chủ quyền Quốc gia.     

Cũng rất mới đây thôi, giữa đường phố Thủ đô Hà Nội, hai kẻ ngoại bang Madein China trong một cơn khát máu đă cầm chân, giộng đầu một người Việt Nam đến chết!

Bức xúc chứ, tại sao không? Nhưng c̣n phải đợi cho phép mới được thể hiện ! Yêu nước c̣n chưa được phép kia mà? 

Tổ quốc là gì nếu không là một nắm đất biên cương, một cành san hô nơi trùng dương sóng vỗ, là đồng bào mình đang đối mặt với hiểm nguy nơi đầu sóng ngọn gió?

Không thể tin được người Việt Nam ngày nay đã trở nên tàn bạo với chính đồng bào mình mà lại hèn hạ khiếp nhược với kẻ thù như vậy?     

Từ bao giờ người Việt đã tôn thờ chủ nghĩa vật chất để đến độ "một trăm nghìn đồng" có thể sai khiến được lương tâm, chôn vùi nhân cách, chà đạp đạo lý... nhưng lại dửng dưng trước thế hệ tương lai, thờ ơ với vận nước, sợ hãi trước bóng ma cường quyền bạo ngược?

Tại sao chính quyền không phải là phương tiện để xóa bỏ kỳ thị tôn giáo nếu thực sự có cái gọi là "kỳ thị tôn giáo", mà lại chính là thủ phạm xúi giục, kích động chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, xúc xiểm, biến người dân thành công cụ cho mục đích xấu xa và phục vụ cho quan thầy của nó?     

Tại sao chính quyền và các cơ quan chức năng "của dân, do dân, v́ dân" không lên tiếng bảo vệ mấy thanh niên ở buổi tọa đàm khi các em bị kẻ phản động bắt cởi "chiếc áo yêu nước" (có in hình Tổ quốc với hai quần đảo Hoàng- Trường Sa) thì mới cho vào hội trường dự buổi tọa đàm? Tại sao kẻ phản động đó không bị vạch mặt chỉ tên? Hay hắn đã được bảo kê bởi chính một thế lực phản động lớn hơn? (Đă có ư kiến cần kết tội phản quốc đối với kẻ đă ra lệnh tịch thu 3 "chiếc áo yêu nước" này).

Từ bao giờ người ta đã quen với trò đánh lận con đen, với thủ đoạn đánh tráo khái niệm? Những giáo dân hiền lành cầu nguyện, thực hành nghi thức tôn giáo của mình trong không gian chủ quyền của mình thì bị vu khống là "gây rối trật tự công cộng".     

Những kẻ giả danh thường dân, tấn công các cơ sở tôn giáo với đầy đủ vũ khí, công cụ chuyên dùng (vụ Thái Hà, tòa Khâm sứ của người Công giáo, tu viện Bát Nhã của Phật giáo... và bây giờ là nhà thờ Tam Ṭa) thì được gọi là "quần chúng bức xúc tự phát".

Những người yêu nước biểu tình ôn hòa vì Hoàng Sa, Trường Sa thì bị bắt, bị xua đuổi và bị "cấm tụ tập đông người" (bloger Điếu Cày, đạo diễn Song Chi, cùng rất nhiều thanh niên và sinh viên ...).  

Những hạt giống đã và đang hé mở một tiền đồ tươi sáng cho dân tộc, lẽ ra phải được tạo một môi trường thuận lợi giúp nhân rộng niềm hy vọng này th́ lại bị dập vùi không thương tiếc (Luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn..., Luật sư Lê Trần Luật , Lê Công Định và bây giờ là Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung...).

Những ngư dân miền Trung lam lũ bị hải tặc tấn công, sát hại, tống tiền... thì chính quyền lớn nhỏ không dám có một động thái khả dĩ xứng đáng để có thể bảo vệ dân mình?     

"Quần chúng bức xúc tự phát" có thể xông vào đánh đập, cướp phá những biểu tượng thiêng liêng của người anh em ḿnh nhưng lại không có một mảy may rung động trước mối nguy mất nước, mất dân tộc!

Chiến sĩ Biên phòng ở đâu? Hải quân nhân dân ở đâu mà từ hồi nào tới giờ không thấy lên tiếng, không thấy thực thi nhiệm vụ của mình? Hàng năm trong các dịp lễ kỷ niệm ǵ ǵ đó luôn thấy đưa tin phong cho đơn vị này đơn vị kia danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân", phong hàm thăng cấp cho nhân vật này nhân vật khác. Với các anh, Tổ quốc và Dân tộc có phải là lư tưởng không, hay các anh đă bị khủng bố, mua chuộc, áp đặt cho một lư tưởng xa lạ và ảo tưởng nào đó? Nguyễn Tiến Trung, người trí thức yêu nước dù rất trẻ đă sớm nhận ra sự "lập lờ đánh lận con đen" này và anh không bị mắc lừa!      

Chắc chắn, mỗi một người lính các anh đều thuộc một bài hát có lời rất hay "...Đoàn Vệ quốc chúng ta từ nhân dân mà ra, được dân mến được dân tin muôn phần...", nay không biết các anh có đủ tự tin để hát tự đáy lòng mình lời ca ấy?

Tất cả những hiện tượng ấy xảy ra trong lòng đất nước hôm nay phải gọi là gì nếu không phải là phản ý thức khiến dẫn đến phản động?     

Tất cả những hiện tượng ấy xảy ra trong lòng đất nước hôm nay là hệ quả của một thứ thuyết giáo man rợ, sắt máu, bạo quyền được nhập khẩu bởi một thời mông muội, mù quáng... Những hiện tượng ấy cũng đem đến một dự cảm là sự giãy chết của một thể chế lạc loài giữa thời đại văn minh rực rỡ của loài người!

Đă quá lâu rồi, người Việt Nam phải sống lắt lay trong bầu khí dối trá, bị bạo quyền bịt miệng và sai khiến.             

Một bài văn của một học sinh lớp 8 dễ dàng bị điểm dưới trung b́nh mặc dù đó là một bài viết rất hay, đầy cảm xúc về t́nh bạn giữa em và chú mèo, chỉ bởi v́ nó đă viết không đúng ư người ta (đáp án). Bảo làm sao khái niệm về những vấn đề "nhạy cảm" đă xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng khiến người ta nực cười về sự lố bịch của nó.

Có một thời, nhà thơ Sóng Hồng và cũng là lănh tụ cộng sản (Trường Chinh) từng mơ có thể "dùng cán bút làm đ̣n xoay chế độ , lấy ư thơ bom đạn phá cường quyền" (đúng khí phách cộng sản), nhưng nay các nhà văn, nhà thơ, nhà báo Việt Nam chỉ cần phản ánh những thực trạng xă hội, bày tỏ niềm tri ân các liệt sĩ trong ngày lịch sử giữ nước cũng đă là động chạm đến "vấn đề nhạy cảm" rồi, cẩn thận sẽ bị treo bút cũng có nghĩa là bắt đầu một sự đối đầu bất đắc dĩ. Vậy nên các nhà báo chọn cách khôn ngoan hơn cả là đă tự kiểm duyệt ḿnh, không chỉ trong một vài bài báo mà cả ư thức hệ để luôn đi đúng lề phải cho an toàn.     

Buổi tọa đàm về Biển Đông diễn ra một cách âm thầm, dù đă được chính quyền cho phép, tại một địa điểm tôn giáo: Trung tâm Phaolô Nguyễn Văn B́nh (số 43 Nguyễn Thông, Q.3, TP.HCM), nhưng theo Bauxit Việt Nam kiểm chứng chỉ thấy duy nhất một tờ B́nh Dương (cơ quan ngôn luận của ĐCS Việt Nam tỉnh B́nh Dương) đưa tin, dù sao cũng có một kẻ dám cả gan đặt một chân sang lề trái.

Trong khi đó, báo chí truyền thông các loại đă không tiếc lời vu khống giáo dân, tu sĩ Công giáo trong vụ Tam Ṭa như đă từng làm với Thái Hà, Ṭa Khâm sứ...     

Trong một xă hội b́nh thường th́ không bao giờ lại có những chuyện bất b́nh thường như thế được, nó chỉ có thể tồn tại trong một thể chế xă hội man rợ , bất chấp luật pháp hay không thèm đếm xỉa đến luật pháp mà thôi!

Người Việt Nam từng tự hào có nền văn hiến ngàn năm, có lịch sử giữ nước bốn ngàn năm nay không lẽ chấp nhận, cam chịu một thể chế xă hội man rợ lạc loài như thế ?

Xă hội đă không b́nh thường, nhu cầu thay đổi là tất yếu. Cần lắm những trai tim và khối óc biết nghĩ đến non sông đất nước.

 

Hà Nội, ngày 01/08/2009

Nhật Hà


<< trở về đầu trang >>
 free counters