Một Văn Kiện Lịch Sử Đặc Biệt: Hồi Kư Triệu Tử Dương
Quả thực là ly kỳ hiếm có, v́ trong
lịch sử nhân loại có lẽ chưa hề xảy
ra sự kiện tương tự. Một nhà lảnh
đạo bị hạ bệ rồi bị giam cầm quản
thúc tại gia dưới sự kiểm soát cực
kỳ nghiêm ngặt cho đến chết. Vậy mà
ông ta vẫn thành công từng bước một
trong 16 năm kiên nhẩn thực hiện đọc
thu âm làm thành tập hồi kỳ để
chuyển bí mật thoát ra ngoài và 4
năm sau khi qua đời được viết lại
chính thức xuất bản cho mọi người
đọc thấy rỏ sự thực đă xảy ra.
MỘT VĂN KIỆN LỊCH SỬ ĐẶC BIỆT : HỒI KƯ TRIỆU TỬ DƯƠNG
Người Xứ Bưởi
Đó chính là trường hợp Triệu Tử
Dương, từng là Tổng Bí Thư Đảng
Cộng Sản Trung Hoa ( 1987 – 1989 ),
với hồi kư "Tù nhân của Nhà Nước"
được nhà sách Simon & Schuster (USA) xuất bản vào trung tuần tháng 5/2009
Nội dung tập Hồi Kư
Dày khoảng 306 trang , tập hồi kư
này bao gồm 4 điểm đáng chú ư:
- Tiết lộ những chuyện xảy ra trong
trung tâm quyền lực Trung Nam Hải
tại Bắc Kinh vào thời điểm dẫn tới
vụ thảm sát Thiên An Môn 4/06/1989. Một lổi lầm chính trị lớn nhứt của
tác giả Triệu Tử Dương là trong hoàn
cảnh tranh chấp quyền lực cực kỳ gay
go như vậy lại bỏ Bắc Kinh đi công
du 3 ngày tại Bắc Hàn . Lợi dụng
trong thời gian vắng mặt đó , phe
đối nghịch đă có cơ hội thực hiện kế
hoạch đảo chánh tước quyền và ra
quyết định triệu tập quân đội về đàn
áp thảm sát lực lượng sinh viên biểu
t́nh.
- Đưa ra những nhận xét về vai tṛ
Đặng Tiểu B́nh, mà tác giả mỉa mai
gọi là "đại sư phụ" làm mọi người
liên tưởng đến cung cách hành xử của
một " bố già mafia " trong xă hội
đen Ư. Chính tiết lộ này đă giải
thích đúng đắn được t́nh trạng thực
sự nền chính trị Trung Hoa sau khi
Đặng Tiểu B́nh không c̣n nữa.
- Xác nhận chính sách cải tổ kinh tế
là sáng kiến & công tŕnh của chính
tác giả. Như vậy gián tiếp lên án
Đặng Tiểu B́nh đă cướp công lao của
ḿnh. Chuyện này không ǵ đáng ngạc
nhiên v́ thường xảy ra trong chế độ
độc tài cộng sản. Bằng chứng rỏ
ràng cho sự thực này là trong thời
gian nắm quyền tại Quảng Đông từ năm
1951 cho tới năm 1975 tại Tứ Xuyên,
tác giả đă nổi tiếng thành công về
kinh tế với đường lối cải cách phóng
khoáng.
- Cho biết sự chuyển biến nội tâm về
hướng dân chủ của chính tác giả sau
vụ Thiên An Môn là không c̣n tin
tưởng Đảng Cộng Sản Trung Hoa có đủ
khả năng cải cách tốt đẹp được. Tác
giả đứng hẳn về quan điểm cho rằng
Trung Hoa cần chế độ dân chủ tự do
thực sự như các quốc gia Tây Phương. Như vậy sẽ có bầu cử tự do và dân
chúng sẽ có cơ hội lựa chọn thành
phần lảnh đạo xứng đáng. Thiệt ra,
Đảng Cộng Sản Trung Hoa và cấp lảnh
đạo luôn tự hào là tài đức và được
nhân dân yêu mến vô cùng th́ không
có ǵ phải sợ hải trước bầu cử công
bằng như thường xảy ra ở các quốc
gia Tây Phương.
Nếu không cải tổ được như vậy,
Trung Hoa sẽ biến thành một quốc gia
do sự liên kết bè phái giữa đảng
cộng sản, các nhóm quyền lợi kinh tế
và một số trí thức thượng lưu làm
chủ. Họ không những chỉ lũng đoạn
nền chính trị mà c̣n đặt luôn quyền
lợi của tập đoàn lên trên số phận
của dân tộc Trung Hoa´.
Mục đích của tập Hồi Kư
Rỏ ràng, Triệu Tử Dương muốn dùng
tập Hồi Kư này bầy ra một thế trận
mới phản công để chiến thắng chế độ
cộng sản chuyên chính đang hoành
hành tại Trung Hoa. Qua đó nhắc nhở
tới biến cố Thiên An Môn để thuyết
phục & thúc đẩy toàn dân tiếp tục
tranh đấu dân chủ hóa đất nước. Đó
cũng chính là di sản chính trị quan
trọng nhứt của Triệu Tử Dương muốn
để lại cho hậu thế, mà nhà cầm
quyền Trung Cộng lo sợ từ 20 năm qua. V́ vậy, tập Hồi Kư này được cố
t́nh chọn tung ra đúng vào lúc sửa
soạn kỹ niệm 20 năm cuộc thảm sát
Thiên An Môn.
Quả nhiên, khi tập Hồi Kư ra đời đă
gây nên sôi nổi trong dư luận và tạo
làn sóng mới tranh đấu cho sự thực
về biến cố Thiên An Môn. Điển h́nh
là ngay tại Bắc Kinh vừa qua có cuộc
hội thảo công khai quy tụ 19 nhân sĩ
trí thức có tiếng, mang tư tưởng tự
do ở Trung Hoa. Họ đă đưa ra những
phát biểu mạnh mẽ hướng về biến cố
Thiên An Môn. Chẳng hạn, Giáo sư
nổi tiếng Tiền Lư Quần phát biểu từ
lương tâm người thầy rằng "20 năm
trước nhiều sinh viên bỏ ḿnh v́ dân
chủ. Chúng tôi, là những người thầy
của các em, đă không thể bảo vệ các
em và chúng tôi đă sống với tội lỗi
đó.". Học giả Thôi Vệ B́nh thổ lộ
rằng "Sự im lặng của chúng ta trong
20 năm qua im lặng đó đă làm hại cho
tinh thần và đạo đức dân tộc".
Tại Hồng Kông, 11 nhà lập pháp kêu
gọi Bắc Kinh thay đổi quan điểm về
vụ đàn áp năm 1989 tại Thiên An Môn. Đại diện Đảng Dân Sự Audrey Eu
phát biểu là vụ đàn áp Thiên An Môn
nên được Bắc Kinh giải quyết và yêu
cầu đổi lại phán quyết về ngày
4/6/1989, và phải chịu trách nhiệm
về vụ thảm sát.
Bên cạnh đó, ngoài ra Triệu Tử
Dương cũng như công sự viên thân tín
Bào Đồng (Bao Tong) c̣n có hậu ư
sâu xa là qua tập Hồi Kư muốn trả
thù làm những kẻ từng đầy đọa giam
cầm ḿnh như Đặng Tiểu B́nh, Lư
Bằng, Giang Trạch Dân và bộ hạ phải
"thân bại danh liệt" mang tiếng
xấu đời đời trong lịch sữ. Chuyện
này rất phù hợp với truyền thống
Trung Hoa, mà qua sách vở & phim
truyện đầy rẩy những chuyện báo thù
thâm độc từ đời này qua đời khác.
Có lẽ đó mới chính là động cơ thúc
đẩy mạnh nhứt cho hai nhân vật này
làm được chuyện động trời "vô tiền
khoáng hậu" như vậy trong thời gian
kéo dài đằng đẳng 20 năm v́ họ chịu
quá nhiều nhục nhả cay đắng chẳng
thua ǵ cảnh Câu Tiển phải nếm phân, Dự Nhượng phải nuốt than hồng để
quyết tâm trả thù.
Trái: Triệu Tử Dương đang
nói chuyện với sinh viên biểu
t́nh đ̣i dân chủ và cải cách.
Phải: h́nh chụp 10 năm sau ngày
ông Dương bị thanh trừng và bị
quản chế tại gia năm 1990.
Nguồn: Reuters
Ai là nhân vật nguy hiểm nhứt cho
chế độ Bắc Kinh?
Xem xét kỹ diển tiến từ 20 năm qua, thấy rỏ ràng Bắc Kinh coi ông Bào
Đồng là nhân vật chủ chốt và nguy
hiểm nhứt cho chế độ. Chính v́ vậy
họ đă tách rời ông này ra khỏi Triệu
Tử Dương bằng cách bắt giam đúng 1
tuần lể trước khi ra tay tàn sát
sinh viên tại Thiên An Môn. Quả
thực ông Bào Đồng mới chính là linh
hồn và đầu nảo cho cuộc nổi dậy sinh
viên. Bởi v́ trong vai tṛ chính
thức là Chánh Văn Pḥng, nhưng thực
ra bên trong là một quân sư kiểu
Khổng Minh, một tay ông đă soạn
thảo cho Triệu Tử Dương tất cả những
bài diển văn và kế hoạch quan trọng. Ông Bảo Đồng thuộc về thành phần
muốn cải cách mạnh mẽ và muốn đất
nước cởi mở hơn nữa. Hiện nay ông
sống cùng vợ và con gái tại một khu
chung cư ở phía tây Bắc Kinh. Con
trai của ông tên là Bào Phổ (Bao Pu) có thông hành Mỹ được coi là người
chủ chốt tiến hành xuất bản tập Hồi
Kư Triệu Tử Dương.
Ông Bào Đồng từng là thành viên
Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Hoa
và là đảng viên cao cấp duy nhứt bị
kết án. Trong khi Triệu Tử Dương bị
quản thúc tại gia cho đến chết, th́
ông Bào Đồng đă bị bắt giam vào ngày
28 tháng 5 năm 1989 - tức là đúng 1
tuần lể trước khi xảy ra cuộc thảm
sát Thiên An Môn. Đến năm 1992, Bào Đồng bị kết án 7 năm tù biệt
giam trong phiên xử ngắn ngủi về tội
tiết lộ bí mật quốc gia và hoạt động
phản cách mạng.
Sau thời gian 7 năm tù, ông Bào
Đồng bị quản thúc tại gia cho đến
nay kéo dài 13 năm. Trong thời gian
này ông đă tung ra nhiều bài viết
chỉ trích nặng nề cấp lảnh đạo và
Đảng CSTH, chẳng hạn về vấn đề Thế
Vận Hội 2008 tại Bắc Kinh. Ông
thuộc về thành phần kư tên vào Hiến
chương 08 ra đời vào cuối năm 2008
bao gồm 8000 nhân sĩ nhằm đ̣i hỏi
nhân quyền và dân chủ thực sự cho
Trung Hoa.
Rất nhiều chi tiết cho thấy chính
ông Bào Đồng đă bày ra kế hoạch và
tạo cơ hội cho Triệu Tử Dương thực
hiện tập Hồi Kư. Bằng chứng rỏ ràng
nhứt là tất cả 30 cuộn băng đều tập
trung về chính tay ông Bào Đồng kiểm
soát và từ đó phân phối bí mật ra
ngoại quốc. Trước đó ông này đă
thành công đưa người con trai duy
nhứt Bào Phổ qua Mỹ sinh sống lấy
được quốc tịch rồi lập nhà xuất bản
New Century Press để vào ngày
29/5/2009 phát hành tập Hồi Kư với
ấn bản tiếng Tàu.
Trong cuộc phỏng vấn sau đây với
nhựt báo lớn Handelsblatt (Đức)
được thực hiện bởi kư giả Andreas
Hoffbauer vào ngày 18.05.2009 tại
Bắc Kinh , ông Bào Đồng đă vạch rỏ
những sai lầm & giả dối của chính
quyền Trung Cộng và tiết lộ nhiều
chi tiết bí mật rất đáng chú ư.
Phỏng vấn ông Bào Đồng
Hỏi : Thưa Ông,
trước ngày kỷ niệm 20 năm cuộc đàn
áp đẩm máu tại công trường Thiên An
Môn, tập Hồi Kư bí mật của người bạn
đồng hành chính trị với Ông - là Cố
Tổng Bí Thư Triệu Tử Dương - được
phát hành . Được biết 30 cuộn băng
ghi âm cho nội dung tập Hồi Kư trước
đó nằm trong tay của Ông?
Đáp : Thưa đúng như
vậy. Khi tôi nhận được tài liệu đó
từ 3 vị cựu bộ trưởng th́ tôi đă
quyết định ngay phải t́m cách xuất
bản cho dư luận biết. Đó cũng là ước
mong của ông Triệu Tử Dương muốn
vạch bộ mặt thực của đảng cộng sản
Trung Hoa.
Hỏi : Chắc chắn
tập Hồi Kư sẽ không được cho phát
hành tại Trung Hoa. Ông có thấy hy
vọng rằng 20 năm sau, biến cố Thiên
An Môn sẽ được soi sáng lại?
Đáp : Đa số dân
Trung Hoa tin rằng cần phải có đánh
giá mới lại và chuyện quân đội xả
súng bắn vào người dân vô tội là
không đúng. Chính v́ vậy cần phải có
cuộc thảo luận công khai về biến cố
này, để mổi người tham dự có thể
tường thuật lại sự thực đă xảy ra.
Và nếu sự thực đúng như vị Bộ trưởng
Quốc Pḥng từng tuyên bố trước đây
vài năm rằng không ai bị giết chết
trong biến cố Thiên An Môn th́ chính
phủ nên tiếp tục lập lại. Nếu đúng
như vậy th́ chính phủ chẳng phải sợ
thảo luận. Họ phải cho dân chúng
phát biểu quan điểm chớ đừng nên cấm
nói.
Hỏi : Tại sao ở
Trung Hoa bị cấm đoán nặng nề như
vậy?
Đáp : Ở bất cứ nơi
nào trên thế giới người ta không thể
nào im lặng lâu dài che dấu sự thực
được. Chỉ ở Trung Hoa mới xảy ra
chuyện đó. Sau năm 1989 thoạt đầu
chính quyền đưa ra chính sách muốn
dân chúng chỉ trích phong trào sinh
viên và đồng thời lên tiếng ủng hộ
chính phủ. Chuyện đó chờ đợi khoảng
một năm dài, rồi chính họ thấy không
xảy ra đúng như ư mong muốn. Bởi v́
chính tại từng lớp b́nh dân đă lộ ra
sự đối kháng mạnh mẽ. Ngay trong nội
bộ nắm quyền của Đảng đă có chỉ
trích về chính sách này. Cho nên
cuối cùng họ phải chấm dứt. Từ đó
trở đi không được đề cập đến biến cố
Thiên An Môn nữa. Qua đó, chính
quyền hy vọng rằng dân chúng quên
dược biến cố Thiên An Môn.
Hỏi : Vậy dân
chúng đă quên biến cố Thiên An Môn?
Đáp : Phần lớn dân
chúng không quên những chuyện đă xảy
ra. Dĩ nhiên ở một phần nhỏ nào đó,
phương thức "tẩy nảo" đă thành
công lớn. Trong giới trẻ nhiều người
không được biết đến biến cố này. C̣n
một phần khác không c̣n muốn dính
líu đến biến cố ngày 4 tháng 6 năm
1989. Họ thuộc về tầng lớp thủ được
nhiều lợi lộc qua những biến đổi và
không muốn bị mất mát. Đôi khi họ
c̣n cho chính sách dàn áp dân chúng
là đúng nữa.
Hỏi : Nhưng vấn
đề này chắc được thảo luận lén lút
trong gia đ́nh, giống như đă từng
xảy ra tại nước Đức xưa kia dưới chế
độ độc tài Đức Quốc Xă?
Đáp : Xă hội chúng
tôi th́ khác. Khi nước Đức được giải
phóng thoát khỏi lảnh tụ Hitler, th́
đồng thời cũng tách bỏ hệ thống chế
độ. C̣n ở Trung Hoa mặc dù có chỉ
trích lảnh tụ Mao Trạch Đông và tội
ác của cuộc Cách Mạng Văn Hóa, nhưng
thực tế vẫn không rời bỏ hệ thống
chế độ Mao Trạch Đông. Quá lắm là
chỉ thay đổi vỏ bên ngoài của chế
độ, nhưng thực chất vẫn đảm nhận một
trăm phần trăm chính sách cai trị
của Mao. Có khi c̣n đào sâu hơn nữa.
Chỉ ở lănh vực kinh tế là có cải
cách và cởi mở mà thôi. Điều đó tạo
ra cảm tưởng là tư tưởng Mao Trạch
Đông không c̣n được đeo đuổi. Nhưng
thực ra cảm tưởng đó hoàn toàn sai.
Hỏi : Tuy
nhiên, qua cuộc khủng hoảng kinh tế
hiện nay, nhiều người ở các quốc gia
Tây Phương coi Trung Hoa là mô thức
nên theo, bởi v́ giàu mạnh và đối
phó được t́nh thế. Ông đánh giá như
thế nào?
Đáp : Đảng Cộng Sản
và chủ thuyết Mao Trạch Đông là một
tai họa lớn lao cho Trung Hoa. Bởi
vậy không nên theo. Trong cặp mắt
của Mao Trạch Đông, ai cũng là kẻ
thù cả. Chính v́ vậy Mao từng khẳng
định rằng chủ thuyết Mao là luôn đề
cao phải chiến đấu chống nhau. Lúc
c̣n sống Mao nói láo rất nhiều,
nhưng khẳng định đó th́ thành thực
từ con tim ra.
Hỏi : Đảng Cộng
Sản Trung Hoa cho rằng chỉ 70/30. Có
nghĩa rằng Mao làm đúng đến 70 phần
trăm, c̣n lại chỉ có 30 phần trăm
sai. Ông nghĩ sao?
Đáp : Phần tôi
không đồng ư với quan điểm cho rằng
Mao trạch Đông thành công trong việc
xây dựng Đảng và Nhà Nước và chỉ có
cuộc Cách Mạng Văn Hóa gây ra tội
ác. Bởi lẽ sau khi thành lập chế độ
mà có hàng triệu người dân phải chết
đói và hàng triệu người dân khác bị
đàn áp tàn sát, th́ đó không phải là
thành quả xây dựng đất nước này. Mà
đó chính là một tội ác.
Hỏi : Ông từng
muốn cải cách đất nước này và từng
là cố vấn tín cẩn nhứt của Tổng bí
thư Triệu Tử Dương. Từ năm 1989, Ông
có dịp nào gặp lại ông Triệu Tử
Dương?
Đáp : Thưa không.
Từ 20 năm qua tôi không được phép
liên lạc được phép với ông ta. Vào
lúc ông ta qua đời, vợ chồng chúng
tôi muốn một lần tới thăm, nhưng bị
lực lượng an ninh ngăn chặn không
cho rời khỏi nhà. Vợ tôi c̣n bị xô
té xuống đất làm gẩy xương.
Hỏi : Ông không
thể đi dự lễ an táng?
Đáp : Lễ an táng
vào ngày 29 tháng 2 năm 2005. Lúc 5
giờ sáng tinh sương có một số nhân
viên công lực tới đưa tôi vào thành
phố để có thể được nh́n thấy thi hài
ông ta và chào vĩnh biệt lần cuối.
Sau đó họ đưa thi hài an táng với
khoảng 3000 người tham dự. Tôi chỉ
nh́n thấy ông ta lần đó thôi .
Hỏi : Trong bức
h́nh chụp hồi năm 1989 tại quảng
trường Thiên An Môn thấy có ông Ôn
Gia Bảo đứng bên cạnh Triệu Tử Dương
nói chuyện cùng đám đông sinh viên
biểu t́nh. Hiện nay Ôn Gia Bảo là
Thủ Tướng. Ông có tin vào khởi đầu
một đường lối chính trị mới với ông
ta?
Đáp : Tôi không
biết được, bởi v́ bản thân bị quản
thúc tại gia từ 20 năm qua, cho nên
không thể đánh giá được điều ấy.
Nhưng mà tôi biết rỏ rằng hàng năm
có trên 80.000 cuộc phản kháng bạo
động của quần chúng. Tính ra có
khoảng 5 phút lại xảy ra một lần .
Chung quanh về vấn đề đất đai, bồi
thường hoặc xử án sai. Dù giầu hay
nghèo, trong đảng hay ngoài đảng,
tất cả đều muốn có công lư, bởi v́
mọi người đều b́nh đẳng như nhau.
Nếu họ thấy bị đối xử bất công th́
sinh ra bất măn. Như vậy làm đa số
nhớ tới biến cố Thiên An Môn ngày
4/6/1989 và không quên diển biến xảy
ra hồi đó.
Hỏi : Ông có
nghĩ rằng cuộc phản kháng như hồi
năm 1989 có thể tái diễn?
Đáp : Chuyện đó
không thể loại trừ ra được. Nếu
chính quyền tiếp tục chính sách tham
nhũng th́ không tránh khỏi chuyện
đó. Nếu áp bức càng gia tăng càng
gây sức phản kháng mạnh mẽ và cuối
cùng dân chúng phải nổi dậy bạo
động.
Hỏi : Phải
chăng Trung Hoa không có được một xă
hội cởi mở?
Đáp : Tôi sẽ mừng
nếu có một xă hội cởi mỡ. Tháng 3
rồi, ông Wu Bangguo trong chức vụ
Chủ tịch Quốc Hội đă tuyên bố Trung
Hoa không bao giờ chọn theo chế độ
dân chủ kiểu Tây Phương. Điều đó
phải hiểu rằng tại Trung Hoa không
có cải cách chính trị, kể cả từng
bước nhỏ. Nhưng nếu Trung Hoa không
chọn cải cách th́ tôi bảo đảm sẽ tái
diễn biến cố kiểu Thiên An Môn hoặc
Cách Mạng Văn Hóa.
Hỏi : Điều đó
nói có quá đáng không?
Đáp : Thưa không.
Vào năm 1980 Đặng Tiểu B́nh có tuyên
bố biến cố kiểu Cách Mạng Văn Hóa
của Mao không thể nào xảy ra tại các
quốc gia dân chủ Tây Phương. V́ vậy
để ngăn ngừa thảm trạng đó có thể
xảy ra trong tương lai, nên bắt
chước mô thức các quốc gia dân chủ
Tây Phương. Nay, Chủ tịch Quốc Hội
nói rằng không muốn bắt chước Tây
Phương , th́ tôi có thể kết luận
rằng ông ta muốn có những biến cố
theo kiểu Cách Mạng Văn Hóa. Cho nên
tôi rất lo lắng cho tương lai đất
nước Trung Hoa.
Hỏi : Trung Hoa
phải đổi mới như thế nào ?
Đáp : Đầu tiên là
quyền công dân cho mổi người dân
phải được phục hồi. Kế đến giới lảnh
đạo chính tri phải hành xử như kiểu
công bộc thực sự, bằng cách tôn
trọng nhân quyền. Đó chính là phẩm
chất căn bản cho giới lảnh đạo chính
trị. Với hai đổi mới này th́ tất cả
mọi vấn đề khó khăn có thể giải
quyết được, kể cả vấn đề biến cố
Thiên An Môn. Mổi người dân Trung
Hoa có quyền bầu cử và ứng cử. Phiếu
bầu cử chỉ có duy nhứt một ứng cử
viên ( độc diễn ) th́ chỉ đáng bỏ
vào sọt rác. Nếu quyền công dân và
nhân quyền được tôn trọng th́ Trung
Hoa có thể giải quyết được mọi vấn
đề khó khăn.
Hỏi : Theo Ông
, chừng nào sẽ có bầu cử tự do tại
Trung Hoa?
Đáp : Dân gian có
kinh nghiệm: "Muốn có hoa th́ phải
có nước tưới và nơi nào có đất dốc
th́ sẽ có nước chảy". Phong trào
nhân dân đ̣i dân chủ chính là nước.
Họ tạo áp lực đối với chính quyền,
với Đảng và với cán bộ. Tôi tin chắc
rằng cuộc đổi mới sẽ phát xuất từ hạ
từng cơ sở. Từ quan điểm này cho
thấy Hiến chương 08 không phải chỉ
bao gồm đại diện cho 8000 nhân sĩ kư
tên.
Hỏi : Tác giả
khởi xướng của Hiến chương Nhân
quyền 08 này là cựu lảnh tụ sinh
viên Lu Xiaobo v́ vậy phải ngồi tù.
Tại sao Ông cũng đă kư tên vào Hiến
chương đó?
Đáp : Hiến chương
08 có giá trị của một hiến pháp.
Trong hiến pháp Trung Hoa có nhiều
điều khoản mâu thuẩn với nhau. Nhưng
điều quan trọng nhứt của cả hai là
cùng có 16 chử: "Quyền lực điều
khiển quốc gia Cộng Ḥa Nhân Dân
Trung Hoa từ nhân dân ra". V́ vậy
Hiến chương 08 không vượt qua và
không vi phạm hiến pháp. Hiến chương
08 sẽ tồn tại lâu dài hơn đối thủ
của nó.
Hỏi : Ông không
thấy một ưu điểm nào trong hệ thống
chánh trị độc đảng?
Đáp : Hồi xưa, tôi
đă từng mong ước rằng tất cả mọi vấn
đề khó khăn được thông qua giải
quyết dưới quyền lảnh đạo của một
đảng duy nhứt. Nhưng kinh nghiệm với
60 năm Đảng Cộng Sản Trung Hoa đă
chứng minh cho tôi thấy điều đó
không thể nào có được. Độc đảng
không thể nào bảo vệ được nhân
quyền. Một chính đảng không thể vừa
cầm quyền vừa giám sát được. Như thế
quyền công dân và nhân quyền không
thể nào đạt được.
Hỏi : Ông bị 7
năm tù biệt giam và đến nay đă 76
tuổi vẫn c̣n bị quản thúc tại gia.
Trong hoàn cảnh đó cảm giác ra sao?
Đáp : B́nh thường
tôi có thể ra ngoài nhà được, nhưng
vẫn bị theo canh chừng. V́ vậy tôi
đă quen thuộc hoàn cảnh nhân viên an
ninh theo sát như là một phần đời
tôi (cười lớn!). Có lẽ tôi sẽ cảm
thấy thực sự mất mát nếu họ không
c̣n ở bên cạnh nữa.
Hỏi : Tại sao
Ông lại được tiếp xúc nói chuyện với
kư giả ngoại quốc?
Đáp : Từ năm 2008,
giới kư giả ngoại quốc được phép
phỏng vấn người dân Trung Hoa. Đó
quả thực sự là quyết định khôn khéo
của nhà cầm quyền. Bởi v́ báo chí
ngoại quốc chỉ tường thuật cho giới
độc giả ngoài nước, chớ không gây
được ǵ bất lợi trong nước. Như vậy
chỉ có độc giả của nhựt báo
Handelsblatt biết rằng có một lảo
già tại Trung Hoa với quan điểm như
vậy. Nhưng một người dân b́nh thường
ở Trung Hoa không biết tiếng Đức
không mua đựơc tờ báo này và không
vào được trang web trên internet th́
chả biết ǵ về quan điểm của tôi và
có khi chả biết tên tuổi của tôi
nữa. V́ vậy không tạo một tai hại ǵ
và không làm rụng một cọng tóc nhỏ
cho nhà cầm quyền Trung Hoa. Mà trái
lại c̣n mang điều lợi cho họ, v́ tất
cả mọi người nếu không hiểu rành
chuyện sẽ ca ngợi là có sự cởi mở
tại Trung Hoa.
Hỏi :
Phải chăng Trung Hoa ngày nay vẫn
c̣n chịu đựng hậu quả của biến cố
Thiên An Môn?
Đáp : Toàn bộ xă
hội Trung Hoa ngày nay từ chính trị,
kinh tế đến đạo đức đă mang vết
thương trầm trong. V́ bị đàn áp
không ngừng khiến Trung Hoa trở
thành câm lặng không có tiếng nói.
Ai tuyên bố chỉ trích th́ bị bắt
giam tù. Điều này chẳng khác nhiều
với thời Đặng Tiểu B́nh, khi cho
quân đội đàn áp. Những ǵ xảy ra hồi
đó tại Thiên An Môn th́ hiện nay
cũng tái diển, nhưng với h́nh thức
nhỏ hơn tại các huyện xă.
Hỏi : Phải
chăng những yêu sách của giới sinh
viên biểu t́nh vào năm 1989 là đúng?
Đáp : Tôi tin rằng
giới sinh viên hồi đó không được tổ
chức, mà chỉ hành động đột xuất thôi
. Những yêu sách của họ được h́nh
thành qua thảo luận bàn cải tại nơi
biểu t́nh. Họ không chấm dứt sớm
cuộc biểu t́nh mà lại kéo dài ra là
tại v́ giận dữ đối lời vu cáo của
Đặng Tiểu B́nh. Nếu Đặng Tiểu B́nh
vào ngày 25 tháng 4 năm 1989 không
chụp mũ giới sinh viên là đám côn đồ
gây rối loạn th́ họ đâu trở nên giận
dữ và như thế có lẽ biểu t́nh kéo
dài chỉ khoảng 10 ngày rồi sau đó
vài ngày họ về đi học lại.
Hỏi : Thực sự
có bao nhiêu nạn nhân bị quân đội
tàn sát vào biến cố năm 1989?
Đáp : Tôi không
biết rỏ, bởi v́ bắt đầu từ ngày 28
tháng 5 năm 1989 đă bị giam vào tù.
Tôi chỉ biết rằng các pḥng mổ trong
tất cả nhà thương đều chật cứng.
Không phải chỉ giới sinh viên mà c̣n
có rất nhiều người dân Bắc Kinh.
Thực sự thường dân bị giết chết
nhiều hơn sinh viên.
Hỏi : Đánh giá
lại biến cố đó có mang lại được điều
ǵ không?
Đáp : Nếu cho đánh
giá lại được biến cố Thiên An Môn
th́ quả là một tín hiệu rất quan
trọng cho đất nước chúng tôi. Bởi lẽ
hoặc là Trung Hoa tiếp tục đi theo
đường lối của Mao Trạch Đông hay là
đi ngược lại để theo đúng ước muốn
của nhân dân. Đó là một câu hỏi lớn
hiện nay đặt ra cho tất cả chúng ta.
Hỏi : Giống như
hoàn cảnh năm 1989?
Đáp : Đúng vậy.
Trước đây khoảng 30 năm khi Mao
Trạch Đông qua đời, dân chúng Trung
Hoa đặt hy vọng vào sự đổi mới.
Nhưng lại xuất hiện một tay ảo thuật
phù thủy - có thể nói là một tay phù
thủy chính trị ma lanh nhứt thế giới
- mang tên là Đặng Tiểu B́nh. Ông ta
từng tuyên bố & thuyết phục rằng bản
thân cũng không muốn thấy thảm cảnh
Cách Mạng Văn Hóa lần nữa, vă lại
chính cuộc cách mạng đó đă diển tiến
trái ngược tư tưởng Mao Trạch Đông,
v́ vậy chúng ta phải tiếp tục trương
lá cờ đỏ của Mao lên cao. Nh́n lại,
đó quả thực một cú lường gạt vĩ đại
nhứt.
Hỏi :
Tại sao Đặng Tiểu B́nh vào năm 1989
không chia tay quá khứ dính dáng với
Mao Trạch Đông?
Đáp : Bởi lẽ ông ta
biết rỏ rằng chỉ làm như thế mới có
thể cứu thoát hệ thống cai trị độc
đảng. Khi Triệu Tử Dương phát động
chính sách cải cách chính trị thành
công tạo được ủng hộ trong quần
chúng vào năm 1989 th́ đối với Đặng
Tiểu B́nh là đạt tới mức nguy hiểm
rồi. Ông ta chỉ nghĩ cách nào có thể
cứu văng Đảng Cộng Sản Trung Hoa.
Nếu chỉ tấn công đàn áp mới cứu
thoát nổi Đảng th́ ông ta làm ngay.
Kể cả tàn sát chính nhân dân của
ḿnh. Điều đó chúng ta đă chứng kiến
vào biến cố ngày 4 tháng 6 năm 1989.
Kết luận
Nghiên cứu thiệt kỹ bài phỏng vấn
trên và diễn biến trong quá khứ th́
thấy rỏ ngay tại sao nhà cầm quyền
Trung Cộng phải đối phó coi ông này
là kẻ thù nguy hiểm nhứt của chế độ.
Chính ông Bào Đồng và cả gia đ́nh
cùng nhau hoạch định & thực hiện kế
hoạch bí mật thâu âm & xuất bản hồi
kư từ Triệu Tử Dương. Hành động cực
kỳ dũng cảm can trường này chỉ có
thể giải thích được qua tinh thần
tận tụy báo ơn của tôi trung đối với
minh chúa như vẫn thường đề cao
trong chuyện Tàu.
Nên nhớ là v́ vấn đề an ninh cho
những cá nhân tham dự vào kế hoạch
này, ông Bào Đồng đă phải cố t́nh
gây hỏa mù đưa ra nhiều sự kiện ảo
nhằm đánh lạc hướng điều tra của cơ
quan an ninh T́nh Báo Sở. Điển h́nh
nhứt là đưa ra chi tiết "nhận được
tài liệu đó từ 3 vị cựu bộ trưởng"
chắc chắn là không có, v́ ông Bào
Đồng không dại dột tiết lộ như vậy
để cho cơ quan an ninh dể dàng điều
tra ra ai đă tham dự vào kế hoạch bí
mật này. Mà cũng không biết chừng có
thể ngay trong lực lượng nhân viên
canh giử Triệu Tử Dương đă thông
đồng làm ngơ hoặc yểm trợ tích cực
cho việc thực hiện tập Hồi Kư không
bị khám phá.
Bí mật này có lẽ chỉ được "bật mí"
khi không c̣n chế độ cộng sản tại
Trung Hoa. Ngày đó sẽ tới như đă tới
với các quốc gia cộng sản Đông Âu và
Liên Bang Sô Viết cách đây 20 năm
xảy ra, khi biến cố bức tường Bá
Linh (Berlin ) bị sụp đổ vào ngày 9
tháng 11 năm 1989. Xét cho cùng ,
chính sự thất bại của Triệu Tử Dương
& Bào Đồng tại Trung Hoa và cuộc
thảm sát Thiên An Môn vào ngày 4
tháng 6 năm 1989 là kinh nghiệm
xương máu cho lực lượng dân chủ tại
Đông Âu biết hành động hữu hiệu hơn
để cuối cùng đạt được thành công
chớp nhoáng vượt quá sức mong ước.
Sau cùng, nếu láng giềng khổng lồ
Trung Hoa của chúng ta được dân chủ
hóa thực sự th́ mọi vấn nạn cho Việt
Nam sẽ được giải quyết rốt ráo. Điều
này rất thực tế, v́ đă xảy ra nhiều
lần trong trong lịch sử cận đại.
Điển h́nh nhứt là trường hợp các
quốc gia Đông Âu rời bỏ ngay chế độ
cộng sản, khi láng giềng khổng lồ
Liên Bang Sô Viết được dân chủ hóa
vào năm 1991 và từ đó không c̣n là
mối đe dọa thường trực cho các lân
bang. Tương tự giữa Pháp & Đức có
những tranh chấp thù nghịch lâu đời
đến nổi gây ra 2 cuộc thế chiến đẩm
máu, nhưng từ sau năm 1945 cả hai
đều chọn theo chế độ dân chủ thực sự
th́ mối thù truyền kiếp đó được hóa
giải không c̣n nữa và trở thành láng
giềng tốt với nhau. Đó chính là sức
mạnh vô địch của thể chế dân chủ
thực sự. Từ đó mới có thể giải thích
được tại sao những lảnh tụ từng cầm
đầu đảng cộng sản như cở Gorbachev (
Liên Sô ), Triệu Tử Dương ( Trung
Hoa ), Nagy ( Hung Gia Lợi ),
Dubceks (Tiệp Khắc) v.
v... đột
nhiên phản tỉnh và trở thành những
người tranh đấu nhiệt t́nh cho đường
lối tự do dân chủ.