Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Một Số Cảm Nhận Về Hai Chữ "Dân Chủ"

MỘT SỐ CẢM NHẬN VỀ HAI CHỮ “DÂN CHỦ”

 

Xin tự giới thiệu, người viết bài này chỉ là một kẻ ham mê đọc sách, ham mê t́m hiểu lịch sử. Về chính trị, người viết hoàn toàn thờ ơ và thậm chí “không ưa” ǵ lắm.

Tất cả những ǵ tôi viết ra dưới đây, đều chỉ xuất phát từ ḷng yêu nước, yêu dân tộc Việt Nam và đảm bảo, được viết ra từ suy nghĩ thật của ḷng ḿnh, nghĩ sao nói vậy. Tôi muốn bày tỏ chính kiến của riêng bản thân ḿnh với ước mong sao cho nước nhà sớm có dân chủ, tự do, thịnh vượng thật sự mà thôi.

 

Trước tiên, muốn có cảm nhận về hai chữ “DÂN CHỦ” th́ phải hiểu “Dân Chủ là ǵ?”. Đây là một câu hỏi không dễ trả lời, nhất là đối với những người “phi chính trị” (dân làm kỹ thuật, dân hoạt động kinh doanh, dân công chức văn pḥng…vv…chẳng hạn). Chính v́ vậy mà thay v́ dùng những từ ngữ quá to lớn, tôi chỉ xin tŕnh bày cách hiểu của tôi về khái niệm thế nào là “dân chủ” dưới góc nh́n của một thường dân. Qua đó, hy vọng ngay cả dân trong giới “phi chính trị” cũng nắm được cơ bản khái niệm nhạy cảm này.

“Dân Chủ”, nói ngắn gọn là một h́nh thức xă hội mà “Toàn bộ Quyền Lực nằm trong tay người dân, bộ máy quyền lực của nhà nước, chính quyền do nhân dân trực tiếp điều hành. Và nhà nước ấy phải là nhà nước pháp trị thật sự. Các quyền dân chủ tự do, nhân quyền của nhân dân trong toàn xă hội được nhà nước pháp quyền ấy thực thi và tôn trọng một cách đầy đủ, toàn diện nhất…”.

Tuy nhiên, trong thực tế, mọi chuyện lại không đơn giản như vậy. Để xác định một đất nước có dân chủ hay không th́ phải xem xét nhiều vấn đề. Người dân được làm ǵ và không được làm ǵ? Quan hệ giữa người dân và nhà nước, chính quyền là quan hệ ǵ? Trên thế giới hiện nay, nước nào là có mức dân chủ cao nhất ?  Nước nào hoàn toàn không có, mà thể chế chính trị của họ chỉ thực ra là bản chất một chế độ độc tài mà thôi?  Nước nào chỉ hô hào ta có Dân Chủ, nhưng trên thực tế th́ mức độ dân chủ rất thấp hoặc không hề có chút dân chủ tự do ǵ cả? Và đời  sống “dân chủ” trong một xă hội có cần thiết không? Một quốc gia không có “dân chủ” có phát triển được hay không ?  Hoặc “dân chủ” có gây rối loạn cho xă hội không? Dân chủ có xâm hại đến chủ quyền đất nước và an ninh quốc gia hay không? Dân chủ có gây mất đoàn kết không, có làm chia rẽ dân tộc không?...vv và vv… Có biết bao câu hỏi được đặt ra liên quan xoay quanh khái niệm này mà trong suy nghĩ của người viết và cũng như của biết bao bạn đọc cứ lởn vởn trong tâm trí của tôi và của biết bao người quan tâm đến giá trị thiêng liêng này…

 

Theo ư kiến của riêng tôi th́ có ba lập luận mà chúng ta thường nghe và cần làm rơ như sau :

Lập luận thứ nhất là : “Tại đất nước Việt Nam hiện nay, v́ dân trí c̣n thấp, do đó chưa nên có dân chủ, nếu có dân chủ sẽ loạn mất, sẽ làm mất ổn định chính trị dẫn đến môi trường xă hội bị hỗn loạn th́ làm sao có cơ hội cho mở mang và phát triển đất nước nữa…”. Nếu vậy, th́ có lẽ chúng ta cần phải đặt ra một số vấn đề tiếp theo để thử đi sâu phân tích chẳng hạn như sau:

Đầu tiên, giả sử lập luận trên là đúng th́ có nghĩa, là khi dân trí cao hơn mới được quyền thực thi dân chủ, tự do. Vậy dân trí cao là cao cỡ nào? Phải quy định mức nào là mức dân trí cao, để đặt ra mục tiêu mà c̣n phấn đấu cho bằng được. Nếu không có chuẩn cụ thể th́ mai mốt dân trí đă cao lắm rồi, chúng ta vẫn nói “chưa cao” th́ biết đâu mà lần. (?!) Đồng thời, trách nhiệm nâng cao dân trí chính là trách nhiệm của các nhà lănh đạo đất nước chứ không phải trách nhiệm ấy của người dân hay ai đó chung chung vô h́nh. Vậy các nhà lănh đạo quốc gia phải cam kết với xă hội, với nhân dân trong bao nhiêu năm nữa th́ dân trí sẽ cao đến mức cả xă hội sẽ được hưởng quyền có dân chủ, tự do…?  Không thể nói chung chung mà phải nói rơ cụ thể là trong bao lâu nữa. Nếu cứ thả nổi th́ một trăm, thậm chí một ngh́n năm sau chúng ta vẫn nói: “V́ dân trí trong xă hội c̣n rất thấp nên chưa nên có dân chủ, chưa thể thực thi dân chủ được…”. Như vậy là, với lập luận kiểu cách này th́ có nghĩa là nhà cầm quyền chỉ muốn biện minh cho việc từ chối măi măi không trao trả lại cho nhân dân, cho cả dân tộc quyền được sống trong một xă hội có tự do, dân chủ thật sự mà thôi. Cũng có thể nói rằng, nếu cứ kéo dài t́nh trạng đó lâu dài, th́ chính lănh đạo măi măi vẫn nợ nhân dân món nợ dân chủ, tự do. Và đó là bi kịch buồn thật “vĩ đại”, bởi v́ chính nhân dân, chứ không phải ai khác, đă dùng xương máu, mồ hôi để xây dựng nên Nhà Nước “của dân, do dân và v́ dân” hiện nay.

Dù sao th́ đó cũng chỉ là giả sử lập luận trên đúng thôi. Thật ra lập luận trên cũng không thuyết phục lắm. V́ chính dân trí Việt Nam trước đây so với các nước ngay trong khu vực Đông Nam Á là hoàn toàn không thua kém. So với các nước như Mă Lai, Thái Lan, Inđônêxia, Philippin… tôi cho rằng từ xa xưa, dân trí nước ta nếu không cao hơn th́ cũng bằng dân trí của nhân dân các quốc gia trên đây. Trong khi ở các nước đó, từ lâu rồi, mức độ dân chủ của họ cao hơn của nước ta, và hiện nay, dân trí xă hội ta đă tụt hậu khá xa so với họ. Do đó, nói v́ dân trí thấp nên chưa thể có dân chủ là không cơ sở. Ngược lại, v́ thiếu dân chủ nên giáo dục (và kể cả mọi mặt) của ta đang tụt hậu rất đáng buồn. (đọc bài : “Giáo dục – cho tôi được nói thẳng” của giáo sư Hoàng Tụy). Từ đó dẫn đến dân trí nước ta cũng càng ngày tụt hậu so với các nước ngay trong khu vực và các nước dân chủ, văn minh khác trên toàn thế giới. V́ vậy nếu nói là: “Ở Việt nam ta, v́ mức độ dân chủ chưa cao nên dân trí bị thấp so với các nước ngang hàng” th́ nghe đúng hơn, thuyết phục hơn.

Nói đến đây tôi xin dẫn chứng đôi ḍng để chúng ta liên hệ so sánh mới rút ra được kết luận dứt khoát là: “Thể chế chính trị văn minh, tự do dân chủ sẽ là môi trường và bối cảnh tốt đẹp, đầy thuận lợi để mỗi cá nhân con người phát triển thăng hoa rạng rỡ như thế nào. Ngược lại nếu con người phải sống, phải tồn tại trong hoàn cảnh một đất nước có thể chế độc tài, không dân chủ th́ con người sẽ ắt bị thui chột tài năng, thậm chí các quyền con người, quyền công dân bị chà đạp, bị xâm phạm nghiêm trọng…vv…”. Từ đó chúng ta sẽ thấy đời sống dân chủ cho một xă hội vô cùng quan trọng, cần thiết và có ư nghĩa sống c̣n như thế nào đối với xă hội và mọi công dân.

Chúng ta đều biết trên thế giới ngoài các nước trong hệ thống các quốc gia dân chủ có truyền thống lâu đời như ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Ca na đa, Úc Châu…không kể đến, th́ chúng ta c̣n chứng kiến biết bao các nước khác tuy có nền kinh tế c̣n chậm phát triển, thậm chí rất nghèo nàn lạc hậu như Việt Nam, có nước c̣n kém cả Việt Nam. Thế nhưng xă hội và nhân dân nước họ đều đang được hưởng dân chủ, tự do, nhân quyền thực sự, đang từng bước được hoàn thiện và đương nhiên đất nước họ đang hội nhập toàn diện vào sinh hoạt của cộng đồng nhân loại tiến bộ. Trong danh sách các quốc gia này có các nứơc ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La tinh như: Ấn Độ, Philipin, Paksitan, Băngđalet, Nê Pan, Dămbia, Kênia, Nigiêria, Brazil, Argentina…. nhiều lắm nhiều lắm không thể thống kê hết. C̣n trường hợp của nước Cu Ba XHCN th́ sao ? Chính Việt Nam ta c̣n phải viện trợ gạo cho họ để cứu đói, tặng họ máy tính (computer) để góp phần xóa mù thông tin!!!

Lập luận thứ hai là: “Ở Việt Nam ta vẫn có dân chủ chứ, nhưng nhân dân không thể tự lănh đạo nên Đảng Cộng Sản thay mặt nhân dân lănh đạo đất nước để thực thi dân chủ cho toàn thể xă hội…”. Điều này thật ra chỉ đúng ở điểm “nhân dân không thể tự lănh đạo” nhưng lại sai ở rất nhiều các điểm khác rất căn bản.

Ở bất kỳ quốc gia nào cũng vậy, không làm ǵ có chuyện người dân tự lănh đạo quốc gia được. Luôn luôn phải có người đại diện đứng ra để lănh đạo đất nước. Người này tất nhiên có quyền lực rất lớn (vẫn trong khuôn khổ luật pháp), nhưng trách nhiệm cũng rất nặng. Ta sẽ nh́n nhận bản chất vấn đề này thông qua việc xem xét một vấn đề nhỏ hơn như sự phân tích dưới đây để sáng tỏ th́ sẽ thấy rất rơ.

Ở các công ty cổ phần, người chủ thật sự của công ty là Ban Quản Trị. Những người này bỏ vốn (tiền bạc, tài sản…) để thành lập công ty kinh doanh. V́ là một Ban nhiều người nên họ phải chọn ra một người đại diện để lănh đạo công ty đó. Người được chọn (Tổng Giám Đốc - TGD) là người chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động và kết quả lợi nhuận của công ty. Nhưng TGD không phải là chủ công ty. Chủ thật sự của công ty là Ban Quản Trị. Khi ông ta làm việc không hiệu quả, Ban Quản Trị quyết định họp lại và cách chức ông ta. Điều quan trọng nhất là chỗ này. Người lănh đạo công ty (Tổng Giám Đốc) hoàn toàn có thể bị chủ nhân của công ty (Ban Quản Trị) sa thải để thay thế vị TGĐ khác tài năng hơn, điều hành công việc làm ăn của công ty có hiệu quả hơn.

Nói ví dụ vậy cho dễ hiểu. Ở một quốc gia cũng tương tự vậy. Nếu mức độ dân chủ đủ cao, th́ ông chủ của đất nước là nhân dân, tương tự như Ban Quản Trị của một công ty. Nhân dân bỏ vốn (tài nguyên, trí lực, con người…) và chọn ra người đại diện để lănh đạo đất nước. Người lănh đạo này giống như là Tổng Giám Đốc của công ty vậy. Nếu ông này lănh đạo kém, đưa đất nước tụt hậu th́ sẽ bị Nhân Dân thay thế, và chọn người khác, thông qua tự do bầu cử.

So sánh như vậy để thấy rằng, người dân làm chủ đất nước, th́ phải được quyền chọn, được quyền bầu ra người lănh đạo cho họ. Nếu nhân dân không được chọn người thay mặt dân lănh đạo th́ chưa thể là dân chủ mức độ cao được.

Lập luận thứ ba là: “Sau hơn 34 năm thống nhất đất nước, chúng ta đă phát triển về mọi mặt. Và nếu so sánh t́nh h́nh nước ta hiện nay với cách đây 34 năm, kết luận rằng đất nước chúng ta đang được ĐCSVN lănh đạo đi rất đúng hướng, không cần thiết bàn về dân chủ nữa”…

Đúng và hoàn toàn đúng là hiện nay, đất nước chúng ta có những mặt lớn mạnh hơn 34 năm trước rất nhiều. Nhưng nếu v́ vậy mà cho rằng chúng ta đang đúng hướng là không ổn chút nào và khá chủ quan.

Hăy lấy ví dụ để liên hệ so sánh th́ lập luận trên đây sẽ khó ḷng đứng vững được, chẳng hạn, một đứa trẻ sinh ra, được cho ăn cháo loăng, ăn củ ḿ, ăn cơm độn bo bo th́ đứa trẻ ấy vẫn sống, vẫn lớn lên. Sau 34 năm, đứa trẻ ấy rồi cũng trở thành một thanh niên, và chắc chắn anh thanh niên kia khỏe hơn, lớn hơn chính đứa trẻ đó 34 năm trước. Nhưng không có nghĩa là chúng ta đă nuôi đứa trẻ đúng hướng được!

Một đứa trẻ khác được nuôi đúng hướng, được chăm sóc y tế chu đáo, được cho uống sữa giàu dinh dưỡng, được ăn thịt, ăn cá, ăn đủ chất xơ… Nó c̣n được giáo dục, được học hành tử tế, nhân cách, phẩm chất đạo đức được phát triển toàn diện có nền nếp. Khi đó, sau hơn 34 năm, bảo đảm đứa trẻ sẽ thành anh thanh niên tuyệt vời hơn anh thanh niên kia rất nhiều. Nói đến đây chúng ta hăy liên tưởng đến một vài các sự kiện gần đây được các cơ quan truyền thông quốc tế, hải ngoại và cả trong nước loan tin khá ấn tượng. Đó là mới rồi sự kiện lần đầu tiên ở ngay tại CHLB Đức thống nhất, trong chính phủ của nữ thủ tướng Angela Merke đă lựa chọn ông Philipp Roesler 36 tuổi, một thanh niên gốc Việt trở thành Bộ trưởng y tế mà ông này vốn nguồn gốc từ hơn 3 thập niên trước đă được xin về từ trại trẻ mồ côi ở Long Khánh thuộc tỉnh Khánh Hoà khi cha mẹ bé đều đă chết cả v́ bom đạn trong chiến tranh. Thế mà, nhờ được sự nuôi duỡng, chăm sóc y tế, giáo dục trong môi trường tốt, đầy đủ tại nước Đức hùng cường nên tài năng con người này đă được bộc lộ và phát triển đến kỳ diệu như thế đó.

Trường hợp khác là trung tá Lê Bá Hùng, chỉ huy hạm trưởng hải quân Hoa Kỳ rất tối tân với hơn 300 sĩ quan và thủy thủ đoàn th́ viên sĩ quan trẻ này cũng chỉ từ một đứa bé lúc 5 tuổi được tầu chiến Mỹ vớt lên trên biển Đông khi cả gia đ́nh anh trôi dạt ngoài khơi sau khi cuộc chiến tại Nam Việt Nam kết thúc sau ngày 30/4/1975. Ấy thế mà cũng chỉ sau hơn 34 năm từ số phận một đứa bé cùng cả gia đ́nh thuyền nhân khốn khổ này tưởng như phải bỏ mạng giữa đại dương th́ nay do được nuôi dưỡng, giáo dục trong môi trường một quốc gia thịnh vượng, dân chủ như Hoa Kỳ mà anh đă học hành thành đạt để trưởng thành lên một sĩ quan của hải quân một siêu cường hùng mạnh bậc nhất trên thế giới…vv…

Một trường hợp khác nữa khá danh tiếng, đó là vị dân biểu trong Quốc Hội Liên bang Hoa Kỳ gốc người Việt Nam duy nhất thuộc đảng Cộng ḥa - Josheph Cao Quang Ánh của Hạ viện trong nhiệm kỳ hiện nay. Ông hiện là một trong những tiếng nói quan trọng trong cơ quan lập pháp của quốc gia giàu mạnh nhất trên địa cầu. Tên tuổi ông là niềm kiêu hănh và tự hào lớn lao của cộng đồng người Việt định cư tại cường quốc số 1 này, cũng như của chung những người Việt tỵ nạn khắp nơi trên thế giới. Ai đâu có thể ngờ rằng, hơn 34 năm về trước vị dân biểu này chỉ là đứa trẻ lên 8 tuổi phải xa gia đ́nh, xa cha mẹ để vượt biển rời miền Nam Việt Nam đi tỵ nạn chính trị. Thế mà sau mấy chục năm được nuôi dưỡng, giáo dục, học tập trong môi trường lành mạnh, đầy đủ tiện nghi nên ông đă trưởng thành vượt bậc để vượt qua biết bao những chính trị gia sừng sỏ, đầy kinh nghiệm, cả những trí thức gốc da trắng lừng danh khác để có mặt trên chính trường nước Mỹ đầy quyền uy như hiện nay…

C̣n vô số những trường hợp khác trong cộng đồng người Việt định cư ở hải ngoại đă thành đạt, thành danh trên đủ các lănh vực từ chính trị, quân sự, khoa học kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật…. không sao kể hết trong khuôn khổ bài viết ngắn này. Chính họ đă làm vẻ vang rạng rỡ truyền thống văn hiến ngàn đời của dân tộc ta. Thật đáng tự hào biết bao về con người Việt Nam, về Con Hồng Cháu Lạc ! Nói đến các ví dụ này càng thấy rơ vấn đề được nêu lên là đứa trẻ được nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục th́ sẽ có sự phát triển đúng hướng, rất tốt, c̣n ngược lại chỉ là sự phát triển què quặt trong hoang dă thiếu sự chăm lo, quan tâm vun xới của con người mà thôi. Và từ đó mới thấy rằng các yếu tố lănh đạo, môi trường, thể chế chính trị của một quốc gia thật vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết như thế nào trong sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và của con người nói riêng.

 

Vậy, khi muốn xem xét, ta phải xem trên 3 yếu tố:

Một là, trong cùng khoảng thời gian hơn 34 năm, đất nước người ta đă phát triển như thế nào, so với đất nước chúng ta. (chỉ so với các nước trong khu vực thuộc khối ASEAN thôi, không cần so với Nhật, Mỹ, Pháp, Anh…)

Hai là, trong cùng khoảng thời gian hơn 34 năm đó, với tố chất của dân tộc Việt, nếu chúng ta đi đúng hướng, th́ chúng ta sẽ phát triển nhanh gấp mấy lần so với thực tế đă qua. Rất đơn giản, chúng ta so tốc độ phát triển trong 10 năm trước đổi mới (1975-1986) với khoảng thời gian sau đổi mới là thấy rơ quan điểm này.

Ba là, với sự phát triển như kiểu hiện nay, ai là người hưởng lợi nhiều nhất. Sự phát triển đó có đồng đều giữa nông thôn và thành thị không ? Giữa trí thức và lao động tay chân ? Giữa dân thường và cán bộ nhà nước ra sao?

Ba câu hỏi trên thuộc lĩnh vực mà tôi cũng không thể trả lời thỏa đáng được. Cần một nghiên cứu, thống kê, thu thập số liệu ở tầm quốc gia để trả lời. Ở đây, tôi chỉ có ư muốn nói rằng lập luận “sau hơn 34 năm thống nhất đất nước, chúng ta đă phát triển về mọi mặt. Và so sánh t́nh h́nh nước ta hiện nay với cách đây 34 năm, kết luận rằng chúng ta đang đi rất đúng hướng” là không thỏa đáng, không chính xác và không thuyết phục lắm.

 

Tạm kết luận

Khái niệm về “Dân Chủ” là một h́nh thức xă hội mà “Toàn bộ Quyền Lực nằm trong tay người dân”, tức Người Dân là chủ thực sự đất nước thông qua Tổng tuyển cử tự do trong minh bạch, công bằng và có cạnh tranh lành mạnh.

Một số lập luận không chặt chẽ, dễ gây ngộ nhận và mang tính ngụy biện giả trá. V́ thế rất cần có câu trả lời rơ ràng, khoa học hơn.

Tiến tŕnh dân chủ hóa đất nước ta hiện nay nhất là trong mấy năm gần đay cũng có chút đỉnh tiến bộ và theo hướng tích cực, nhưng quá chậm chạp và không đáp ứng được nhu cầu lành mạnh, chính đáng của đại bộ phận nhân dân trong toàn xă hội. Và tiến tŕnh này cũng không theo kịp các chuyển biến tích cực của bối cảnh quốc tế và trào lưu tiến bộ của thời đại đ̣i hỏi bức thiết trong quá tŕnh hội nhập của nước ta vào sinh hoạt của cộng đồng quốc tế văn minh tiến bộ. Do đó, tốc độ phát triển của nước ta vừa chậm chạp, vừa không toàn diện, vừa không chắc chắn và không được đảm bảo bền vững lâu dài.

Quyền nổi bật nhất thể hiện cho được một xă hội có “Dân chủ” chính là quyền nhân dân được tự do chọn người lănh đạo, tự do ứng cử và bầu cử. Khi chưa có quyền này th́ mọi chuyện khác đều không có ư nghĩa ǵ cả.

 

Nguyễn Đại

Email :  ngusilam@gmail.com

Điện thoại liên hệ tạm thời : 0199 –  865 - 1432

 

Viết xong ngày 20/11/2009, hoàn chỉnh ngày 24/11/2009

Chân thành cảm ơn nhà báo Nguyễn Khắc Toàn – tại Hà Nội đă thảo luận, đóng góp những ư kiến hết sức quư giá, chân thành, rất thực tế để bài viết thêm sinh động và hoàn chỉnh.

 

Đôi nét về người viết

Họ Tên: Nguyễn Đăng Cao Đại, c̣n gọi tắt là Nguyễn Đại

Sinh năm: 1975

Nơi ở hiện nay: số nhà 184/42, đường Phạm Văn Hai, quận Tân B́nh, Sài G̣n (tức TP – Hồ Chí Minh ngày nay).

Nghề nghiệp: Kỹ sư Xây Dựng

Học vấn: Đang học Cao học “Công Nghệ Thi Công và Quản Lư Xây Dựng” thuộc Đại học Bách Khoa TP- HCM th́ nghỉ ngang v́ cho là chương tŕnh không thực tế!


<< trở về đầu trang >>
free counters