Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Một Bộ Phim Xóa Bỏ Huyền Thoại

MỘT BỘ PHIM XOÁ BỎ HUYỀN THOẠI

 

Phim: Sự thật về Hồ Chí Minh

Nhan SP

 

            Điều không may trong lịch sử nước ta là chúng ta có quá nhiều huyền thoại.  Huyền thoại từ thuở hồng hoang, điều đó đă hẳn. V́ nước nào có nguồn gốc xa xưa mà lại không có huyền thoại hay truyền thuyết về những ngày lập quốc. May ra chỉ có Hoa Kỳ là không có huyền thoại về lập quốc hay nguồn gốc dân tộc. Một thước đo về tŕnh độ tiến hoá của một dân tộc, theo quan niệm của nhiều học giả, chính là việc ta bước được ra khỏi những mù mờ của buổi hồng hoang để đi vào lịch sử--đi vào những câu chuyện có thật, những người thật, việc thật có tên có tuổi, có ngày có tháng!

            Những chế độ độc tài, ngu dân th́ trái lại, chỉ muốn con người măi măi u mê trong cái nửa thật, nửa ngờ, để họ dễ bề sai khiến, vận dụng vào những mục tiêu đen tối của họ.  Đó chính là lịch sử của những chế độ như Phát xít Đức Quốc Xă hay Cộng Sản Xít-ta-lin, Mao, Hồ. Goebbels, bộ trưởng thông tin của Hitler, đă chẳng nói rồi sao: “Một điều nói láo, nhắc đi nhắc lại măi, sẽ có ngày thành sự thật.” V́ tin như vậy nên bộ máy tuyên truyền CSVN không ngừng tạo ra những điều nói láo. Như chuyện một Nguyễn Văn Bé (theo CS là chết “anh hùng” mà rồi về sau, chính phủ quốc gia lại trưng được ra là c̣n sống nguây nguẩy), một Lê Văn Tám (tẩm người đầy xăng, đốt lửa rồi mà c̣n chạy được cả trăm thước vào kho đạn của Pháp) là ǵ nếu không phải là bằng chứng hùng hồn chế độ CSVN sống dựa lên sự dối trá.  Song sự dối trá nào th́ cũng có lúc nó phải bục ra mà đôi khi không do ai khác hơn là chính tác giả của nó. Như chuyện bịa đặt về Lê Văn Tám là do nhà “sử học” Trần Huy Liệu trước khi chết phải thú với sử gia Phan Huy Lê! Như chuyện “bánh vẽ” của Chế Lan Viên, mà ai cũng biết là giả nhưng vẫn phải giả đ̣ ăn và tấm tắc khen ngon. Như chuyện bắt mọi người phải tin rằng “đồng hồ Thuỵ Sĩ” không tốt bằng “đồng hồ Liên Xô” hay trăng ở Mỹ không tṛn bằng trăng Trung Quốc, theo tiết lộ của nhà thơ Viễn Phương, cựu bí thư của ông Phạm Văn Đồng. Như chính Tố Hữu thẳng thắn và trắng trợn công nhận với Trần Đăng Khoa (trong sách Chân Dung và Đối Thoại) rằng bài thơ y viết về Điện Biên Phủ là hoàn toàn bịa đặt v́ chưa bao giờ y đặt chân đến trận địa này!

            Những chuyện này, nay ta đọc lại hay kể cho nhau nghe th́ thấy tức cười. Song có mấy ai biết, đă có lúc chất vấn những “sự thật bịa đặt” kia là mua con dao để kề gần cổ. Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, cũng chỉ v́ có lúc tin và dạy là Nhật thua Mỹ trong Thế chiến thứ 2 (chứ không phải thua Nga) mà rồi phải đi tù mút mùa “lệ thuỷ.” Nên để tồn tại, một chế độ dối trá phải đi kèm theo được với “bạo lực” mà người CS gọi một cách lăng mạn là “bạo lực cách mạng.”  Bài học này, nhà văn Nguyễn Tuân đă học nằm ḷng: “Sở dĩ tao c̣n sống sót được đến ngày nay là v́ tao biết sợ.”  Không thế th́ làm sao mà Hà Nội có thể duy tŕ được biết bao điều dối trá về Hồ Chí Minh mà không ai khác hơn là chính ông ta đẻ ra, rồi lại cũng chính ông ta tự tố cáo là gian dối.

 

Hai kỹ nghệ chạy đua

            Như ai cũng rơ, gần như cái ǵ về Hồ Chí Minh cũng là giả tạo.

            Năm sinh, ông có ít nhất năm năm sinh khác nhau: 1890, 1891, 1892, 1894, 1895.

            Ngày sinh, từ không có, vào năm 1946 để đón Đô đốc D’Argenlieu của Pháp vào Hà Nội, bỗng nhiên ông lại có ngày sinh 19/5, trùng ngày với ngày thành lập Mặt Trận Việt Minh (cho dễ nhớ).

            Song lịch sử bao giờ cũng công bằng. Đối với người quen nói láo, lịch sử cho luôn con cháu nhà Cuội nói láo tiếp bằng cách cho ông Hồ chết trùng với ngày lễ Độc Lập của Việt Cộng mồng 9 tháng 2 năm 1969, biến ngày “quốc khánh” thành ngày “quốc tang” của chúng! V́ thế nên ngày chết chính thức của ông mới phải đổi thành ngày mồng 3 tháng 9. Song chết trước chết sau một ngày th́ cũng là chết! Nên cái điềm chế độ cuối cùng cũng sẽ chết theo ông là điều không thể tránh được!

            Nghề đời, nếu sự thật chỉ có một th́ sự dối trá không bao giờ đứng một ḿnh. Một sự dối trá bao giờ cũng kéo theo nhiều sự dối trá khác, ít ra là cũng để lấp liếm sự dối trá đầu tiên. Trường hợp ông Hồ, riêng năm sinh đă có 5 sự dối trá (v́ dù như trong năm năm khác nhau kia có một năm là đúng đi chăng nữa th́ cũng không ai biết nổi, kể cả mấy “sử gia” CS) th́ không lạ là 5 sự dối trá kia sẽ phải, tự chúng đẻ ra vài chục hay vài trăm sự dối trá khác tiếp nối rồi.

            Đó là lư do tại sao ở Hà Nội, trong bao nhiêu năm qua, đă có cả một kỹ nghệ tô vẽ và dối trá về “Bác,” bữa nay vẽ thêm cái râu, ngày mai thêm cái ria, ngày kia vẽ thêm “minh triết,” ngày nọ tung hô “Bồ Tát”… Họ chỉ quên rằng càng vẽ, con rắn càng thêm có chân, một lúc thành con rết thay v́ con rồng… “tre” như “cha già” của họ đă có lần vẽ nên, làm cả thế giới phải ph́ cười!

            Cũng phải công nhận là kỹ nghệ “Hồ sử” của Hà Nội, v́ được nhà nước bơm tiền vào nên cũng có phần nào “khởi sắc” bởi văn nô đâu thiếu, hết sách đến phim, hết thơ đến nhạc, hết tranh đến tượng, hết “đi lăng Bác” th́ cho Bác lên bàn thờ… toàn những chuyện chết người cả. Bằng chứng?  Mỗi năm “Bác” chẳng phải đi “ngâm dấm” tận Nga là ǵ! Mà càng ngâm th́ “Bác” về lại càng sáp ra, nên đến lăng “Bác” đâu có ai được đến gần, cấm cười nữa là khác!

            Bởi kỹ nghệ “bơm Bác” thối quá nên ở hải ngoại cũng không ít sách t́m cách viết lại sự thật về “Bác.” Nếu ở trong nước đă có cả trăm cuốn sách, bộ phim viết về “Bác” th́ hải ngoại, tôi cho cũng không dưới con số 50 cuốn viết về Hồ Chí Minh--nhiều cuốn do những học giả hàng đầu trong cộng đồng hải ngoại. Do đó nên đă có lúc tôi nghĩ, cần phải có một tổng hợp nhận định nào khả tín để lịch sử được tôn trọng, để con cháu chúng ta sau này c̣n có được một vài chỗ mà bấu víu khi muốn phán xét một cách vô tư về đất nước và những người có công hay có tội ở trong đó.

 

Phim “Sự thật về Hồ Chí Minh

            Tôi c̣n đang nghĩ thế và mong cách nào chúng ta có thể có một cuốn phim đứng đắn, tin được về cận sử VN và những nhân vật như Bảo Đại, ông Diệm hay ông Hồ. Th́ may thay, nhân đi qua miền Đông, đến nhà một người bạn, tôi lại được coi bộ phim mới hoàn tất của Phong Trào Đ̣i Lại Tên Sài G̣n mang tên “Sự thật về Hồ Chí Minh.” Phải nói, tôi đă được nghe phong thanh về việc Phong Trào đang t́m cách thực hiện phim này. Nhưng không ngờ, cuốn phim đă hoàn tất gần như 100% trong một thời gian có thể nói là kỷ lục và tôi được biết, cuốn phim sẽ được ra mắt nay mai, ngày 11 tháng 7/2009 ở Quận Cam, nếu tôi không nhầm, và cả một thời biểu đă được dựng ra để đem đi tŕnh chiếu trong khoảng 40 thành phố trên khắp thế giới trong ṿng năm tới.

            Cuốn phim được dựng trên một căn bản khá dễ hiểu và dễ chấp nhận v́ nó rất khoa học và cập nhật. Nó gồm một số chủ đề trong cuộc đời của họ Hồ như: Thân thế và sự nghiệp, sự mưu t́m cứu nước hay một con đường nào khác, sự dấn thân ngày càng sâu vào quỹ đạo của CSQT, Hồ Chí Minh và đàn bà, Hồ Chí Minh có phải là tác giả của “Ngục trung Nhật kư” hay không, vai tṛ của ông trong những quyết định lớn trong chính sách CS ở VN (như Cải cách ruộng đất, như trận Mậu Thân, như việc xâm lăng miền Nam…), tất cả dựa trên những bằng chứng xác thực có thể t́m thấy trong các văn khố ở Pháp, ở Mạc Tư Khoa, ở Trung Quốc hay ngay cả ở VN (như công hàm Phạm Văn Đồng gởi Châu Ân-lai ngày 14/9/1958), tŕnh bầy qua h́nh ảnh, văn kiện, nhân chứng, với nhiều cái được cập nhật đến tận hôm nay nên có thể nói là chưa từng được thấy trong các tài liệu người ta phổ biến từ trước tới giờ, nhất là ở Hà Nội. Phần thuyết minh trong cuốn phim cũng rất chuyên nghiệp, tŕnh bầy trong một giọng nữ thật truyền cảm và một giọng nam dơng dạc, đường hoàng, không cường điệu, không ngoa ngôn, rất ôn tồn và thuyết phục. 

            Cuốn phim gần hai tiếng đồng hồ mà h́nh ảnh rơ ràng, sáng sủa, lôi cuốn người xem chứ không tù mù hay lủng củng, dông dài như một vài cuốn phim tài liệu về họ Hồ do ngoại quốc làm ra. Xem xong mà cảm tưởng chung, không riêng ǵ của tôi, là vẫn c̣n nhiều chuyện khác có thể đưa vào mà có lẽ người thực hiện chưa muốn, để cho phim khỏi bị tản mạn linh tinh quá. Những chủ đề được nêu ra như vậy có đủ thời giờ để được giải đáp một cách khá cặn kẽ, vững vàng, bởi những nhân chứng VN như ông Nguyễn Minh Cần ở Nga, nhà văn Vũ Thư Hiên và nhà báo Bùi Tín ở Pháp, các anh chị em trẻ ở Đông-Âu (ông Trần Ngọc Thành và cô Tôn Vân Anh ở Ba Lan, ông Đỗ Xuân Cang ở Tiệp…) bên cạnh các chuyên gia quen thuộc trong cộng đồng hải ngoại như các sử gia Vũ Ngự Chiêu, Trần Gia Phụng, học giả Lê Hữu Mục, cựu Đại sứ Bùi Diễm v.v. Đó là chưa kể những chuyên gia ngoại quốc hàng đầu về vấn đề VN như kư giả Olivier Todd ở Pháp, GS. Sophie Quinn-Judge ở Mỹ, các ông Chojecki và Krzyston ở Ba Lan v.v. Tóm lại, một tập hợp rất phong phú những tiếng nói có uy tín về vấn đề này.

            Nếu có điểm nào có thể nhắc người thực hiện cuốn phim (Chu Lynh) th́ có lẽ chỉ là một chuyện nhỏ. Có lẽ trong nỗ lực “edit” cái phim xuống để cho khỏi bị dông dài, ông đă cắt hết những đoạn ậm ừ nên h́nh người đang được phỏng vấn như bị vấp, vấp không hoàn toàn tự nhiên. Cũng có thể có người nghĩ là nên có những chứng nhân hay bằng chứng khác nữa đưa vào phim. Song làm một cuốn phim tài-liệu gần 2 tiếng đồng hồ đă là hơi dài rồi nên những chỉ trích kia, dù có lư, cũng có thể sẽ làm cho cuốn phim quá dài. Vả, tôi chắc những người thực hiện cũng buộc ḷng phải tuỳ thuộc vào những điều kiện như: những chứng nhân ḿnh muốn chưa chắc đă có thể có được trong thời đoạn ta thực hiện cuốn phim. Nhân vô thập toàn! Với nhu cầu cần có một cuốn phim tài liệu đứng đắn, khả tín về Hồ Chí Minh như trong lúc này, tôi cho rằng cuốn “Sự thật về Hồ Chí Minh” đă trả đáp được phần lớn kỳ vọng của nhiều người trong chúng ta và là một sự trả lời nghiêm chỉnh nhất mà ta hiện có để đối chiếu với những loại phim tuyên truyền không có bao nhiêu sự thật từ ḷ phim ở Hà Nội mà ra.


<< trở về đầu trang >>
 free counters