Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Mộng bá quyền TQ qua đường ranh lănh hải "lưỡi ḅ"

Hồng Lê Thọ

 

Nanh vuốt của bọn khủng bố

Ngày 16/7/2009, nh́n cảnh tang thương của những ngư dân Quảng Ngăi  bị “tàu lạ” đâm lủng thuyền, trở  về đất liền(1) với thương tích đầy ḿnh cho thấy sự khủng bố trên biển Đông trong những ngày gần đây, kể từ khi TQ cấm đánh cá trên vùng biển Hoàng Sa-Trường sa, cách bờ biển Đà Nẵng 200 hải lư thuộc lănh hăi Việt Nam, nằm trong cái gọi là “lưỡi ḅ″ của họ. Trước đó một tháng, ngày 13/05/2009, Bộ môn Bảo vệ nghề cá Bộ Nông nghiệp Trung Quốc lấy lư do bảo vệ nguồn cá đột ngột ra lệnh cấm đánh, bắt cá tại một số vùng thuộc biển Đông từ ngày 16/05 đến ngày 01/08/2009. Với cớ đó, các lực lượng cảnh sát tuần tra và các lực lượng hải quân TQ đă có hành động mỗi lúc một táo tợn, liên tục phô trương lực lượng trên biển Đông (2), bất chấp luật lệ quốc tế, tập quán của những người đi biển và những thỏa thuận mang tính nguyên tắc giữa lănh đạo hai nước VN-TQ cũng như giữa họ với các nước ASEAN về cách ứng xử trên biển Đông năm 2002.

Đây không phải là lần đầu bọn thảo khấu “không tên”(3) hung hăn nầy ra tay uy hiếp ngư dân với vũ khí và phương tiện di chuyển cao tốc, mà đă từ những năm 2005, lính tuần tra của  TQ liên tục bắt bớ, và bắn chết 9 ngư dân Thanh Hóa trên vùng biển thuộc Vịnh bắc bộ vào tháng 11/2005, phao vu là “cướp biển” một cách vô cớ ḥng thị uy “chủ quyền” của Trung Quốc trên biển đông (4). Những hành động đe dọa, khiêu khích tiến đến lấn chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đă diễn ra kể từ khi TQ có chiến lược tiến sâu vào biển Đông, thực hiện từng bước vững chắc, từ việc chiếm đống bằng vũ lực toàn bộ quân đảo Hoàng Sa tháng 1/1974 trong tay chính quyền Sài g̣n, sang đến chiếm đóng một số đảo thuộc Trường sa năm 1988 không kể các đảo Thị Tứ, Song Tử Đông, Vĩnh Viễn, Loai Ta… thuộc Trường Sa vào các năm 1968, 1972… đă bị quân đội Philippines xâm chiếm trước đó. Phát xuất từ ư đồ tiếp tục bành trướng về phía Nam, TQ không ngừng dùng mọi thủ đoạn để xâm lấn trên biển Đông, chớp lấy thời cơ trong lúc Mỹ vừa chính thức tuyên bố rút quân ra khỏi chiến trường miền nam VN vào năm 1973 qua việc kí kết Hiệp định Paris(5) và tiến đến b́nh thường hóa quan hệ Trung-Mỹ qua chuyến đi thăm Trung quốc của Tổng thống Nixon vào tháng 2/1972.

 

Chiếc”lưỡi ḅ″ ham hố

Trữ lượng dầu mỏ và khí đốt ở vùng biển chung quanh quần đảo nầy theo điều tra của TQ có thể lên đến 200 tỷ thùng và lượng khí đốt tương đương với 18,5 tỷ thùng(6) là miếng mồi hấp dẫn cho một nước từng xuất khẩu dầu mỏ từ năm 1993 trở thành nước  phải nhập khẩu ngày càng lớn, chiếm 1/3 lượng tiêu thụ trên thế giới trong quá tŕnh phát triển kinh tế (7). Bài toán thoát khỏi sự lệ thuộc vào việc nhập khẩu dầu thô với giá cả vô cùng bất ổn trên thị trường quốc tế đă thôi thúc nhà đương quyền TQ mở đường “làm chủ” biển Đông với bất cứ giá nào cho dù quan hệ “hữu hảo” với các nước láng giềng và khu vực có bị đổ vỡ là nhận định thống nhất của giới nghiên cứu quân sự và quan hệ đối ngoại của nước nầy trong những năm gần đây(8).

Năm  1949 Trung quốc công bố bộ bản đồ xác định biển nội địa của Trung Quốc - tức tấm bản đồ 9 gạch - dành toàn bộ biển Đông, gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, mà không theo một tiêu chuẩn lịch sử hay pháp lư nào. Ở nhiều nơi, đường xác định nội hải của Trung Quốc chỉ cách bờ biển VN, Phi, Mă Lai khoảng 100km. Đường xác định này cũng bao gồm luôn đảo Natuna, phía nam Trường Sa, thuộc chủ quyền của Indonesia . Chiếc”lưỡi ḅ″vạch ra chủ quyền của Trung quốc chiếm 80% diện tích biển Đông đưa ra năm 1992 đă trở thành “cơ sở” để lực lượng hải quân và bọn khủng bố thao túng. Trung Quốc áp dụng luật biển 1982 cho các đảo Hoàng Sa và Trường Sa, dành cho hai quần đảo này một vùng biển rộng lớn, gồm các vùng biển “lănh địa hải phận”, thềm lục địa và “vùng kinh tế độc quyền”, bao gồm phần lớn biển Đông. Theo Chương V của “Công Ước Quốc Tế Montégo Bay 1982″ xác định vùng “kinh tế độc quyền”, qui định một nước cận biển có thể xác định vùng biển kinh tế độc quyền của ḿnh, có chiều rộng 200 hải lư, tính từ đường ṿng ngoài của vùng tiếp cận (nếu có) hay lănh hải (12 hải lư). Nước này có thể khai thác kinh tế như đánh cá, khai thác tài nguyên dưới đáy biển thuộc vùng kinh tế độc quyền, đương nhiên phải tôn trọng một số luật lệ và tiêu chuẩn để bảo vệ quyền lợi các nước khác cũng như ǵn giữ môi trường sống. Điều luật này cũng áp dụng cho các đảo ngoài khơi. Như vậy, rơ ràng ngư dân Việt nam đánh cá trong vùng biển thuộc lănh hải 200 hải lư vẫn bị tàu chiến (hay tàu tuần tra ngư nghiệp mà thực chất là tàu chiến cải trang như Tàu Ngư Chính) của TQ vây bắt là một sự vi phạm nghiêm trọng trắng trợn chủ quyền lănh hải của VN. Hơn thế nữa, tại hội nghị San Francisco tháng 9 năm 1951, các quốc gia tham gia đă khước từ đề nghị trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thực tế tranh chấp về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc hay tranh chấp chủ quyền đối với toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam, Malaysia, Philippines và Trung Quốc cho thấy không thể nói là “đường lưỡi ḅ″ được các quốc gia khác công nhận(9) mà chỉ là một sự áp đặt đơn phương.

V́ vậy, Trung Quốc luôn lên tiếng phản đối mỗi khi Việt Nam thăm ḍ hay dự định khai thác ở những vùng có thể có “chồng lấn” với vùng kinh tế độc quyền của các đảo thuộc Trường Sa theo lập luận của họ, mặc dù quần đảo nầy chưa được công nhận có thềm lục địa kéo ra tới 200 hải lư (10). Chủ trương dùng sức mạnh để đe dọa và khống chế những công ty đang hay có ư định hợp tác để khai thác dầu mỏ ở thềm lục địa cũng như vùng lănh hải của nước ta đă thể hiện qua những hành động bắn phá, quấy nhiễu cụ thể. Sự kiện tàu chiến TQ đe dọa tàu thăm ḍ của Na-uy năm 2005, gây sức ép đối với tập đoàn dầu khí BP của Anh năm 2007 buộc phải ngưng hợp tác với Việt Nam trong hai vùng dầu khí Mộc Tinh, Hải Thạch thuộc vùng kinh tế độc quyền của Việt Nam, cách đường cơ bản 350km(11), đặc biệt dự án đặt ống dẫn khí trị giá khoảng 2 tỉ đôla từ đây vào đất liền. Phát ngôn viên của BP, ông David Nicholas, nói rằng hãng này thấy rằng “nên ngừng kế hoạch khảo sát địa chấn tại lô 5.2 để cho các nước liên quan có cơ hội giải quyết vấn đề”. Việc dùng súng bắn hăm dọa nhân viên của Exxon Mobil trên dàn khoan ở vị trí khai thác, buộc Exxon Mobil của Mỹ rút lui mặc dù đă thỏa thuận hợp tác vào tháng 6.2008 với Tập đoàn  Dầu Khí Việt Nam là những bằng chứng cụ thể phản ánh quyết tâm lấn chiếm không khoan nhượng của nhà nước TQ.

 

Hợp tác chiến lược toàn diện hay quĩ đạo bành trướng của TQ

Theo Bộ Luật  ứng xử giữa các bên ở Biển Đông năm 2002, các bên “bảo đảm đưa ra sự đăi ngộ nhân đạo công bằng đối với tất cả công dân trong t́nh trạng nguy hiểm”, đồng thời triển khai hợp tác trong lĩnh vực “cứu trợ”, “tấn công hải tặc và cướp có vũ trang trên biển”. Hoạt động này hoàn toàn có lợi đối với quá tŕnh hợp tác giữa các bên trong việc bảo vệ ḥa b́nh và ổn định ở Biển Đông. Bên cạnh đó, tháng 3-2005, tại Manila, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines đă kư Hiệp định hợp tác thăm ḍ ở Biển Đông. Đây cũng chính là hiệp định hợp tác đầu tiên giữa các quốc gia liên quan ở Biển Đông. Song song với việc hợp tác theo nguyên trạng ở biển Đông (12) bên cạnh đó, giữa VN-TQ cũng đă có những thỏa thuận và cam kết song phương về việc thảo luận để phân định đường biên giới trên biển, không kể hàng loạt tuyên bố chung giữa lănh đạo cấp cao hai nước . Gần nhất là chuyến đi thăm TQ của TBT Nông Đức Mạnh từ 30/5-2/6/2008, hai bên ra Tuyên bố chung, nhất trí phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc theo phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt”, xác định “Trên tinh thần coi trọng đại cục, hiệp thương hữu nghị, công bằng, hợp lư, cùng có lợi, cùng thắng, hai bên sẽ nghiêm chỉnh thực hiện các nhận thức chung mà lănh đạo hai nước đă đạt được, tích cực hợp tác để xử lư và giải quyết thoả đáng các vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước” lấy đó để “tiếp tục thực hiện tốt Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá; thực hiện tốt công tác kiểm tra liên hợp cũng như điều tra liên hợp nguồn thuỷ sản trong Vùng đánh cá chung và việc tuần tra chung giữa hải quân hai nước; đẩy nhanh việc thực hiện “Thỏa thuận khung về hợp tác dầu khí trong vùng thoả thuận tại Vịnh Bắc Bộ”, phấn đấu sớm đạt kết quả thực chất trong hợp tác thăm ḍ, khai thác chung các cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định Vịnh Bắc Bộ; giữ ǵn trật tự sản xuất nghề cá b́nh thường, tích cực triển khai hợp tác nghề cá, bảo vệ môi trường, t́m kiếm cứu nạn trên biển(13) Trong lần thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang thăm chính thức TQ vào tháng 10/2008, “hai bên khẳng định nghiêm chỉnh tuân thủ các thỏa thuận và nhận thức chung giữa lănh đạo cấp cao hai nước, cũng như Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), tiếp tục duy tŕ các cơ chế đàm phán hiện có nhằm t́m ra giải pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên cùng chấp nhận được, cùng nhau nỗ lực duy tŕ ḥa b́nh ổn định, tăng cường hợp tác trên một số lĩnh vực”(14) cụ thể là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Ôn Gia Bảo theo tường thuật, đă giám sát việc kư kết một hiệp định hợp tác chiến lược giữa các công ty dầu khí quốc doanh của hai nước, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (China National Offshore Oil Corp) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam), nhưng các điều khoản chính xác của hiệp ước này không được tiết lộ(15). Thật ra việc hợp tác nầy đă được kí kết trước đây qua một thỏa thuận khung trong lần Chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào sang thăm VN vào ngày 30/10/2005(16). Thế nhưng trên thực tế những hành động bắt bớ, trấn lột và giam giữ ngư dân Việt Nam vẫn tiếp diễn, tàu chiến, lực lượng cảnh sát biển của TQ và tàu tuần tra ngư nghiệp của TQ liên tục quần thảo trên biển đông không phải “lén lút” mà đă chính thức công khai được tŕnh chiếu lên mạng nhằm “quảng bá” thái độ cương quyết để bảo vệ chủ quyền của họ. Như vậy liệu đây có phải là khủng bố quốc tế có tổ chức của một nhà nước “anh em” như nhiều người định nghĩa (17).

Đầu tháng 5/2009, Trung Quốc thành lập “Cục Chuyên trách Lănh hải”, đơn phương đưa ra lời cảnh báo với các nước trong khu vực về các đảo ở biển Đông, chính thức đệ tŕnh lên Liên Hợp Quốc những đề nghị bước đầu về biên giới bên ngoài của Thềm lục địa 200 hải lư mà không cần thông qua đàm phán, thậm chí cố t́nh tạo ra những sự thật đă rồi như từng làm trước đây trong việc chiếm đảo của Philippines hay môt số đảo thuộc quần đảo Trường sa của Việt nam. Chúng ta có thể đồng t́nh với ư kiến nhận xét “nhân dân và Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục ứng phó trong t́nh trạng một tay bị buộc chặt sau lưng, trong khi Trung Quốc càng ngày càng tiến xa, tiến mạnh với yêu sách và hành động để biến 75% biển Đông thành “biển lịch sử” của họ”(18). Có một thực tế là “việc tuyên truyền và thu hút sự quan tâm trên phương diện quốc tế cũng vô cùng quan trọng cho việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam” nhất là khi tàu thuyền và ngư dân của chúng ta bị tấn công trên biển Đông rât nhiều lần nhưng người phát ngôn BNG VN chỉ lập đi lập lại một công thức rằng “VN có đủ bằng chứng và cơ sở pháp lư về chủ quyền…” hay phản đối chiếu lệ, thậm chí dấu nhẹm hay gọi bọn thảo khấu là “tàu lạ” nhằm tránh gây “hiềm khích” một cách bạc nhược thay v́ chính thức “kháng nghị” bằng những hành động cụ thể hơn. Lẽ ra, đây là dịp để VN tŕnh bày với công luận quốc tế vấn đề chủ quyền lănh hải của ḿnh thông qua h́nh thức đấu tranh trong ḥa b́nh và ngoại giao trong đó có sự ủng hộ và đồng t́nh của đông đảo nhân dân hơn là một bản “thông cáo báo chí”(19) hay “giao thiệp” nhẹ nhàng (không phải là phản đối hay cảnh cáo) với đại sứ TQ tại Hà Nội (20) . “Mặc dù có cơ sở rất yếu về phương diện lịch sử và pháp lư đồi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc đă và đang tiến hành công cuộc tuyên truyền về chủ quyền của họ đối với quần đảo này” (21) một cách qui mô và có hệ thống theo chiến thuật “tằm ăn dâu” trên biển và “ḥa hoăn” trên bàn hội nghị, thậm chí dùng cả quan hệ “ư thức hệ” giữa hai Đảng cộng sản để khống chế , đó là chưa kể sức ép về kinh tế Việt-Trung luôn trong t́nh trạng nhập siêu và mất cân đối nghiêm trọng(22). Những h́nh ảnh bắt bớ, không chế ngư dân VN của truyền h́nh do hải quân TQ quay được phổ biến rộng răi trên mạng Youtube  tuyên truyền hành động bảo vệ “chủ quyền” là tất yếu của họ trước dư luận trong nước TQ lẫn nước ngoài nhằm mục đích ǵ ?(23)

Hạm đội Nam Hải đă được liên tục tăng cường (24), đảo Hải Nam, quần đảo Hoàng Sa…đă trở thành những căn cứ chiến lược của hạm đội nầy trên biển Đông, làm hậu thuẩn cho những hành động thảo khấu, đội lốt “ngư dân” quấy nhiễu kéo dài đối với tàu bè đánh cá của Việt Nam. Sự kiện “đụng độ” với các loại tàu chiến, thăm ḍ hải dương của quân đội Mỹ (sự kiện tàu USNS Impeccable vào ngày 10/ 3/2009 và nhiều lần trên biển Hoàng hải…) trên vùng biển quốc tế ở biển Đông là những bằng chứng phơi bày ư đồ và biểu dương sức mạnh một cách công khai (25) không kể việc gây hấn với lực lượng tuần tra của hải quân Việt Nam gây thương vong (26). Theo một nguồn tin của hăng thông tấn quốc gia Trung Quốc cho biết, lực lượng Hải quân Trung Quốc dưới sự lănh đạo trực tiếp của Ủy ban Quân sự Trung ương do Chủ tịch Hồ Cẩm Đào lănh đạo mới đây đă tổ chức một cuộc diễn tập hải quân quy mô lớn trên Biển Đông, nhằm biểu dương sức mạnh và khẳng định tuyên bố chủ quyền đối với các đảo ở khu vực này. Ngày 16/5, Trung Quốc đă chính thức áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông và đă điều 8 tàu tuần tra tới đây để phong tỏa, kiểm soát trên diện rộng 128.000 km2 (Theo China Review News, 19/6, Xinhua News Agency, 9/6/2009). Trong một Hội nghị ngày 18/6/2009, trước lề kỳ họp thứ sáu của Uỷ ban Quốc gia Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) khóa 11 Ủy viên CPPCC, nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, Thượng tướng Trương Lênhấn mạnh rằng, t́nh h́nh trên khu vực Biển Đông đang “rất phức tạp” và nói rằng, Hải quân Trung Quốc cần phải được thay thế bằng các tàu tuần tra có trọng tải 3000 tấn hoặc phải tăng cường các lực lượng Hải quân và cảnh sát trên biển tới khu vực này. Hiện nay Hải quân đă triển khai 8 tàu này để tuần tra ở biển Đông, bên cạnh đó lại thường xuyên phải thực hiện các nhiệm vụ khác ở những khu vực khác, v́ vậy khả năng đáp trả lại một t́nh huống bất ngờ xảy ra trên Biển Đông là hạn chế (Theo tờ Ta Kung Pao [Hong Kong], ngày 18/6/2009)(27). Có thật vậy không hay là một “chiêu” đánh lừa sự chú ư của dư luận để nhấn mạnh việc tăng cường sức mạnh của hải quân?     

 

Từ  làng Dongria Kondh (Ấn độ) đến Tây nguyên

Nh́n về Tây Nguyên, những công nhân TQ đang ra sức triển khai dự án xây dựng nhà máy khai thác bauxite ở Tân Rai và Nhân cơ, trong khi chưa có phương án cụ thể giải quyết vấn đề chất thải bùn đỏ, nước ở thượng nguồn… được phía VN chấp thuận. Với thời gian khai thác kéo dài 50 năm th́ hàng tỉ tấn bom  bùn đỏ độc hại nầy sẽ đi về đâu ? “Rừng vàng” với hàng tỷ tấn quặng mỏ có nguy cơ rơi tơm vào túi tham không đáy của người láng giềng phương bắc trong chiến lược chiếm đoạt và tận thu nguồn tài nguyên trên biển lẫn trên đất liền mang họ đă vạch ra (29),  th́ “biển bạc” đang bị “thảo khấu” và “tàu lạ” ngấp nghé chiếm đoạt nguồn tài nguyên với  trữ lượng dầu hỏa hàng trăm tỷ thùng (28).

Hai chân Con hổ “đói”  hung dữ nầy vồ vập vươn móng ḱm chặt nước ta từ nóc nhà Tây nguyên đến biển Đông đang làm cho người người lo lắng trước vận mệnh của dân tộc đă từng nhiều lần ăn “bánh vẽ” trong mối quan hệ “vừa là đồng chí vừa là anh em”. Thiết nghĩ dân tộc Việt Nam luôn mong mỏi được sống yên ổn, ḥa b́nh thật sự với Trung Quốc như câu nói truyền tụng trong dân gian “bán bà con xa mua láng giềng gần” hay ” nhất cận lân, nh́ cận thân” . Trong khi đó “nếu Trung Quốc làm chủ được biển Đông, có thể tuỳ tiện khai thác và làm những điều mà họ cho là “thực thi chủ quyền”, trong khi Việt Nam không thể làm được những điều đó, th́ họ đă nắm được phần lớn ích lợi từ biển Đông, đă thực hiện được thế thượng phong trong dư luận, và phát súng ân huệ cho các đảo mà Việt Nam c̣n giữ sẽ chỉ c̣n là vấn đề thời gian hay thời cơ”(30).

Từ  bên kia Ấn độ dương, những người dân thuộc bộ  lạc Dongria Kondh, chỉ vỏn vẹn 8000 người nhưng họ đă dũng căm đứng lên yêu cầu chính phủ Ấn độ ngưng cấp phép cho tập đoàn Vendata và Tập đoàn quặng mỏ Quốc doanh  Orissa khai thác Bauxite (31) đe dọa  những điều kiện cơ bản để sinh  nhai và tương lai của cộng đồng dân tộc thiểu số, phá hoại truyền thống tín ngưỡng và nếp sống sắc thái bản địa có từ lâu đời v́ nguy cơ đầy thảm họa tàn phá môi trường và đẩy họ thành người lưu dân trong vài năm tới. Điều nầy chắc chắn cũng sẽ đến với người dân  Tây nguyên trong một ngày không xa, mỗi khi việc khai thác bauxite ở đây bước vào thời kỳ « phát triển rực rỡ » mà theo tính toán của cơ quan chức năng Việt nam th́ phải mất 13 năm mới « có lăi »( !)(32).

 

H.L.T


<< trở về đầu trang >>
 free counters