"Meet Vietnam" ở San Francisco
BÙI VĂN PHÚ
-Việt Tribune
“Meet Vietnam” hay “Gặp gỡ Việt Nam” là chương tŕnh nhằm giới thiệu nước Việt đương thời qua nét đẹp văn hoá và tiềm năng phát triển. Sự kiện này đă diễn ra vào hai ngày 15 và 16.11 vừa qua tại thành phố San Francisco.
Một không gian văn hoá Việt đă mở ra trong giới hạn không gian là đại sảnh toà thị chính San Francisco và cả giới hạn về thời gian. Chương tŕnh ghi mở cửa hai ngày, nhưng ngày khai mạc, Chủ nhật 15.11, công chúng không được vào xem mà chỉ những người có giấy mời của Tổng Lănh sự quán Việt Nam mới được tham dự. Quảng cáo trên báo V-Times ở San Jose ghi giờ mở cửa từ 2 giờ đến 8 giờ tối, nhưng sau khi khai mạc th́ không gian này đă đóng lại vào lúc 5 giờ.
“Meet Vietnam” do Tổng Lănh sự quán Việt Nam và Văn
pḥng Mậu dịch Quốc tế của Thành phố San Francisco phối hợp tổ chức để giới
thiệu một nước Việt Nam đương đại với kiều bào và với người Mỹ, như lời ông
Tổng Lănh sự Lê Quốc Hùng trả lời báo Tuổi Trẻ hôm 14.11: “Chúng tôi muốn
thông qua Meet Vietnam đưa những h́nh ảnh khách quan, trung thực đến với bà
con. Chúng tôi muốn chuyển tải đến bà con thông điệp: đất nước ta đang
chuyển ḿnh, đang hội nhập để phát triển, mong bà con đồng hành cùng quê
hương đất nước, góp phần xây dựng quê hương giàu mạnh.” Nhưng đối với một số
người Việt ở đây, h́nh ảnh nhà nước Việt Nam muốn đưa ra không phản ánh đúng
sự thật nên họ đă tổ chức biểu t́nh, đă đăng quảng cáo trên báo San
Francisco Examiner ngày 16.11 nêu lí do phản đối sự kiện.
Từ sáng sớm Chủ Nhật
15.11 đă có hàng trăm người Việt đổ về trước toà thị chính để biểu t́nh.
Đến từ nam California có Luật sư Bùi Kim Thành, một người đă bị nhà nước Việt Nam giam trong nhà thương điên v́ tranh đấu cho dân oan và mới được qua Mỹ định cư hơn một năm nay. Hỏi lí do tham gia biểu t́nh, bà nói: “Cộng sản Việt Nam là một bọn khủng bố. Tôi đến đây để tranh đấu cho quyền làm người của dân Việt Nam. Khi người Việt có quyền làm người th́ thảm hoạ khủng bố của cộng sản Việt Nam sẽ không c̣n nữa.”
Một phụ nữ từ San Jose là bà Phạm Tố Loan thuộc Liên đoàn Cử tri người Mỹ gốc Việt Bắc California, khi hỏi rằng quan hệ Mỹ-Việt phát triển có thể đem lại đời sống tốt hơn cho người Việt và làm thay đổi chế độ, bà có nhận xét như sau: “Nhà nước hăy lo cho người dân trước. Bây giờ họ tham nhũng quá. Quan chức th́ giầu có mà c̣n biết bao nhiêu trẻ em phải đi bán vé số. Bao nhiêu cô gái phải bán thân đi làm nô lệ ở nước ngoài. Họ đem những thứ này ra nước ngoài, thứ văn hoá mà tôi gọi là văn hoá cụ Hồ, văn hoá xă hội chủ nghĩa để đầu độc thế hệ trẻ ngoài này v́ thế tôi phản đối.”
Ông Trịnh Văn Đại đến từ Santa Ana có nhận xét về một vấn đề gây nhiều bức xúc trong xă hội Việt Nam ngày nay: “Tôi có mặt ở đây để nói với quan chức Việt Nam là tôi muốn đất nước được dân chủ, tự do. Tham nhũng ở Việt Nam lan tràn, nhà nước không giải quyết nổi, mời những đoàn cố vấn quốc tế giúp trừ tham nhũng như là tṛ hề. Họ qua đây mời gọi đầu tư để làm giầu riêng và củng cố điạ vị chứ người dân Việt không được hưởng ǵ nhiều.”
C̣n ông Bùi Phước Ty đến từ Oakland, khi được hỏi rằng biểu t́nh phản đối có đi ngược lại với xu thế phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước hay không, ông nói: “Tôi tôn trọng những quan hệ trên phương diện công pháp quốc tế cũng như tự do mậu dịch. Đó là quyền lợi của nước Mỹ, nhưng đối với cộng đồng người Việt, tôi có mặt ở đây để biểu thị những vấn đề nhân quyền, tự do ở quê nhà, nơi mà những quyền căn bản của dân Việt đang bị nhà nước cộng sản chà đạp.”
Gần giờ khai mạc, 2 giờ chiều Chủ nhật, trước toà thị chính có hai chuyến xe buưt lớn và vài xe du lịch nhỏ đưa khách đến, đa số là người trong đoàn từ Việt Nam. Từng đợt người đổ xuống, từ quan chức Việt Nam, các nhà ngoại giao Việt và Mỹ đến cán bộ các ban ngành, các doanh nhân đều được cảnh sát bảo vệ an ninh đưa vào cửa toà thị chính giữa những tiếng hô: “No human rights, No trade”, “No freedom, No trade” hay “Việt cộng. Bán nước”.
Khung cảnh ồn ào, nhưng không có sự cố nào xảy ra. Khi quan khách đă vào hết, cửa toà thị chính đóng lại. Bên ngoài đoàn biểu t́nh chừng 500 người tiếp tục hô những khẩu hiệu.
Khai mạc “Meet Vietnam” có Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng và Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michael Michalak.
“Không gian Văn hoá” – Culture Space – là một tổng hợp của tranh, ảnh, nhạc cụ cổ truyền, tượng rối nước và nhiều sách nói lên nét đẹp của văn hoá Việt. Đúng ra đây là một cuộc triển lăm nghệ thuật như trong một bảo tàng viện. Nếu phải có những so sánh, tôi thấy không gian nghệ thuật ở đây đẹp hơn những lần trưng bày trước, như “Winding River” – Ḍng sông uốn khúc – ở Đại học Saint Mary, Moraga hay “An Ocean Apart” – Ngh́n Trùng Xa Cách – ở Bảo tàng Nghệ thuật San Jose trước đây. Chỉ khác một điều, triển lăm nghệ thuật hôm nay phần lớn là tài sản của một người Mỹ ở New York và các bức tranh có ghi giá bán từ một ngh́n đến dăm ngh́n đô-la. Nh́n sang bên kia đường, đối diện với toà thị chính là Bảo tàng châu Á, nơi đă trưng bày di sản của nhiều quốc gia, từ Nhật, Trung Hoa, Afghanistan, Thái Lan, Burma, tôi tự hỏi không biết bao giờ di sản văn hoá Việt Nam sẽ có cơ hội được trưng bày ở đó để người Mỹ biết đến một Việt Nam khác hơn là cuộc chiến đă qua.
*
Qua ngày thứ nh́, từ sáng sớm ngày 16.11 lại có cả trăm người biểu t́nh.
Dù truyền thông Việt ngữ trong và ngoài nước đều loan tin rộng răi liên quan đến sự kiện, tiếc một điều là “Meet Vietnam” đă không được ban tổ chức phổ biến đến với truyền thông Anh ngữ.
Những ngày trước khai mạc, lên mạng t́m kiếm thông tin liên quan chỉ có tin từ Thanh Niên, Tuổi Trẻ hay từ mạng của Pḥng Thương Mại Hoa Kỳ tại Việt Nam và Hội đồng Thương mại Đông Nam Á ở Oakland. Tờ San Francisco Chronicle ngày 4.11 có chút tin ngắn liên quan đến sự kiện là Thị trưởng Gavin Newsom không có dự định tiếp phái đoàn của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng trong dịp này.
V́ thiếu quảng bá nên sang ngày Thứ Hai là ngày mở cửa cho công chúng nhưng “Không gian Văn hoá” rất thưa người. Trong hai giờ buổi trưa mà lưa thưa vài chục người đến xem.
Nét chính của “Meet Vietnam” trong ngày thứ nh́ là các hội thảo về công nghệ thông tin, du lịch, giáo dục được tổ chức tại khách sạn InterContinental trên đường Howard. Mỗi buổi hội thảo đă có chừng 200 người dự, gần một nửa là từ Việt Nam v́ đoàn có tất cả 300 người gồm nhiều doanh nghiệp, đại diện các đại học, các ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội thảo giáo dục có nhiều trí thức người Việt ở Mỹ tham dự: Giáo sư Cao Hữu Trí và Giáo sư Lê Trọng Thụy từ San Jose State University; Giáo sư Bùi X. Tùng từ Đại học Hawaii; Giáo sư Chung Hoàng Chương từ San Francisco City College, Giáo sư Vũ Đức Vượng từ DeAnza College ở San Jose; Giáo sư Trần Khanh từ Texas Tech University.
Trên bàn chủ toạ là Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận và tham luận đoàn gồm Hiệu trưởng Trần Đức Viên của Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, Giáo sư Cary Trexler từ Đại học U.C. Davis, Bà Nguyễn Thị Lệ Hương thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các diễn giả Việt nói về t́nh trạng yếu kém của hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam, từ tŕnh độ giáo sư đến cơ sở lỗi thời và mời gọi Hoa Kỳ giúp huấn luyện, đào tạo giáo sư và xây dựng đại học quốc tế tại Việt Nam.
Ông Trần Tuấn Anh, cựu tổng lănh sự tại San Francisco và nay là Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ tŕnh bày dự án xây dựng đại học quốc tế ở Cần Thơ. Theo ông Anh, chính quyền đă qui hoạch hơn 50 mẫu đất để xây dựng trường sở. Bà Đặng Thị Hoàng Yến nói về dự án Đại học Tân Tạo ở Quận B́nh Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.
Phiá các giáo sư người Mỹ, hai giáo sư từ U.C. Riverside đă cùng với khoa trưởng Đại học Nông nghiệp Hà Nội là Trần Đức Viên nói về những hợp tác giữa hai trường. Giáo sư Cary Trexler của U.C. Davis, đă dạy tại Đại học Nông lâm ở Thành phố Hồ Chí Minh một năm qua chương tŕnh Fulbright, chia sẻ kinh nghiệm hợp tác và trao đổi giữa U.C. Davis và Đại học Nông Lâm cũng như Đại học Cần Thơ.
Sau thuyết tŕnh là phần kí biên bản ghi nhớ hợp tác giữa 19 đại học Việt Nam và Hoa Kỳ.
Sang phần hỏi đáp, Giáo sư Stephen Maxner của Đại học Texas Tech và cũng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Quỹ Giáo dục Việt Nam (Vietnam Education Funds, VEF) nêu thắc mắc tại sao một đại học quốc tế lại được xây dựng ở Cần Thơ, nơi chỉ có 1 triệu 200 ngh́n dân, mà tŕnh độ giáo dục ở đó thấp so với Thành phố Hồ Chí Minh với 7 triệu dân, có nhiều người giầu có để có tiền cho con đi học. Giáo sư Maxner cũng đưa ra con số những du sinh được học bổng VEF qua học tiến sĩ, khi trở về th́ ba phần tư làm cho các công ti, chỉ một phần tư làm công tác giảng dạy đại học.
Thứ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời rằng Cần Thơ chỉ là một trong nhiều đại học quốc tế đă được chính phủ Việt Nam đề xuất xây dựng. Không chỉ Cần Thơ mà tại Thành phố Hồ Chí Minh đă có Đại học Việt-Đức. Hà Nội và Đà Nẵng cũng có dự án đại học quốc tế tương tự.
Giáo sư Lê Trọng Thụy, đă về giảng dạy ở Việt Nam, nêu vấn đề nhiều du sinh đi học Mỹ không trở về là một sự chảy máu chất xám. Thứ trưởng Luận nói sẽ nghiên cứu và đề bạt chính sách để sinh viên về nước làm việc sau khi hoàn tất chương tŕnh học.
Giáo sư Chung Hoàng Chương đưa nhận xét trong khi Việt Nam cần nhiều người giảng dạy Anh ngữ, nhưng nhiều trường chê người gốc Việt, dù rằng khả năng tiếng Anh của những em sinh ra ở Mỹ giỏi hơn người tóc vàng mắt xanh. Nhiều em muốn đóng góp cho đất nước bằng khả năng Anh ngữ của ḿnh th́ bị từ chối, trong khi có trường lại đi mướn mấy anh Tây ba lô, tŕnh độ văn hoá c̣n thua nhiều em gốc Việt.
Tôi hỏi về những môn học không cần thiết trong học tŕnh cử nhân, như bà Đặng Thị Hoàng Yến nói đến khi thuyết tŕnh, Thứ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết: “Trong chương tŕnh học có những môn học bắt buộc liên quan đến lịch sử Việt Nam, đến việc h́nh thành nhân cách đạo đức, trách nhiệm xă hội, trách nhiệm công dân và trách nhiệm gia đ́nh” và thứ trưởng nói ở Mỹ cũng dạy những môn như thế. Ông nói tiếp: “Việc đào tạo không chỉ cho nghề mà c̣n là đào tạo con người tốt cho cộng đồng, xă hội. Hy vọng với bốn trường đại học quốc tế ở Việt Nam th́ sẽ tốt cho cả thế giới nữa”.
Sau đó tôi hỏi một du sinh những môn học nào là bắt buộc ở đại học và được biết đó là môn lịch sử Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh và kinh tế xă hội chủ nghĩa.
Trong phần nói chuyện của Giáo sư Cary Trexter, ông nhắc đến việc lên kế hoạch hay bàn thảo qua email với đối tác người Việt thật là một điều khó khăn. Giáo sư nói gọi điện thoại di động để bàn luận th́ dễ dàng hơn. Tại sao thế? Theo một số liệu thống kê th́ trong số 85 triệu người Việt, có 22 triệu người xử dụng internet, nhưng thành phần giáo sư đại học Việt Nam lại ngại dùng email.
Xem danh sách gần 30 hiệu trưởng, giáo sư đại học từ Việt Nam đến đến dự, không ai có ghi email riêng của ḿnh. Trong danh sách 70 người trong đoàn của phó thủ tướng, nhiều chủ tịch, giám đốc, phó giám đốc công ti cũng không có ghi email riêng.
Khi dùng email để trao đổi là đă lưu lại những tài liệu liên quan đến phát biểu, đến dự án hay đề xuất mà có thể nhiều người Việt sợ v́ không dám chắc điều viết ra hay đề nghị có đúng với chính sách của nhà nước hay không. Hay là có những lời hứa, nếu viết xuống th́ c̣n bằng chứng, qua điện thoại lời nói bay đi để không gặp rắc rối sau này.
Sự khác biệt văn hoá trong cách làm việc là một trở ngại trong việc hợp tác giữa hai bên, dù trong giáo dục hay thương mại đầu tư. Chương tŕnh “Meet Vietnam” có đạt được nhiều thành công hay không, việc thành h́nh các đại học quốc tế ở Việt Nam trong ṿng một thập niên tới sẽ là câu trả lời.
C̣n đến hôm nay, tiếng vang của “Meet Vietnam” không có ǵ v́ truyền thông chính mạch ở San Francisco dường như không biết và không đưa tin về sự kiện này.[BVP]