Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Màu Sắc Chính Trị trong Phim Mê Thảo

Màu Sắc Chính Trị trong Phim Mê Thảo

 

Chúng ta chắc đă một lần nghe qua một Trần Dần bị bỏ tù chỉ v́ chữ “Người” trong bài thơ “Nhất Định Thắng”: “ ...Ôi ! Xưa nay Người vẫn thiếu tin Người. Người vẫn thường kinh hoảng trước tương lai...”, một Hoàng Cầm với bài “Lá Diêu Bông” không thể hiện nặng mùi châm biếm lại được giới trẻ ưa chuộng như một tâm thức lăng mạn, cả đời đi t́m chiếc lá nhưng không bao giờ gặp. Trong vài thập niên gần đây, chúng ta nghe nhiều đến nhà viết kịch Lưu Quang Vũ và vợ con của ông đă bị nhà nước cộng sản sát hại bằng một tai nạn lưu thông chỉ v́ ông đă sáng tác ra “Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt.”
Nói sơ qua như thế để thấy, sống dưới chế độ hà khắc cộng sản, người ta không thể giải toả tâm tư của ḿnh một cách chân thật qua lời nói hay trên chữ nghĩa, mà phải dùng một dạng khác qua h́nh ảnh, đối thoại, hay bối cảnh v.v..
Mê Thảo ra đời không b́nh thường như bao nhiêu phim khác, và có lẽ nhà đạo diễn nữ Việt Linh đă chọn con đường không bằng phẳng này trước khi dứt nghiệp với hăng phim “SGP” sau rất nhiều năm cộng tác.Bà phải nộp đơn xin nghỉ việc khá lâu trước khi chính thức được "cho phép" nghỉ. Phim ra đời 2002 sau 10 năm dài ra công thực hiện. Nhà nước cộng sản Việt Nam cấm không cho phép phim dự trong các chương tŕnh Liên Quan Phim Quốc Tế và cấm chiếu tại Việt Nam một năm đầu. Có tật giật ḿnh chăng? Sau đó vài năm th́ Mê Thảo được phép cho công chúng xem và được thế giới ngợi khen, được 2 giải thưởng của Ư và Pháp, cũng như nhiều người nh́n nhận phim có giá trị nghệ thuật cao.
Nhận xét là của riêng từng cá nhân khi xem phim, nhưng đă có hiện tượng “Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt” xảy ra ở Việt Nam trong chế độ kiềm kẹp nên chúng ta có quyền phân tách nếu thấy rằng phim có những ẩn khuất đằng sau. Hơn nữa, nhà nước nh́n phim với cặp mắt khác thường trong nỗi lo sợ nên cấm chiếu. Khi được phép chiếu th́ có bị cắt đoạn nào không, và điều đó ngoài tầm hiểu biết của chúng ta.
Có quan niệm cho rằng đây là phim phóng tác từ tiểu thuyết Chùa Đàn của Nguyễn Tuân mà đă đi quá xa nội dung của tác giả, không thấy chỗ nào trong phim về cái không khí thần bí, quái rợn tại Chùa Đàn. Có người nhận xét Việt Linh đă biến nó thành một chuyện phim t́nh ái vô duyên. Lại có người thấy ra Mê Thảo ẩn chứa trạng thái tâm linh, triết lư Phật Giáo (nhóm Giao Điểm) v.v.. Người khen kẻ chê đó cũng là chuyện b́nh thường.
Ở đây chúng tôi xin tŕnh bày quan điểm của ḿnh qua khía cạnh lịch sử. Xem qua một lần không thể nhận biết hết những ẩn dụ trong phim mà đạo diễn đă xử dụng như: năm, biểu tượng, lời nói, bối cảnh. Tất cả hàm chứa đầy màu sắc chính trị. Dĩ nhiên nghệ thuật không thể chứng minh như khoa học một cách hoàn toàn chính xác. Dừng lại ở một điểm nào đó để tŕnh bày hết mọi vấn đề th́ cái sáng tạo của con người chắc không c̣n nữa, mà hết sáng tạo là hết sức sống.
Truyện ngắn Chùa Đàn ra đời năm 1946. Năm 1946 phải nói là năm vô cùng quan trọng trong lịch sử cận đại của đất nước Việt Nam. Hồ Chí Minh đă mang Pháp về hợp tác với mục đích bảo vệ quyền lợi của tập đoàn mà ông là lănh đạo qua Hiệp Ước Sơ Bộ ngày 6/3/1946. Sau đó, 9/1946, hai bên trở thành thù địch khi nước Pháp đă không nương tay với Hồ Chí Minh, một thành viên quan trọng thuộc khối Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản.
Nguyễn chủ ấp Mê Thảo khởi đầu phim mặc quần áo kiểu Tây phương, ăn chơi sang trọng. Phim hiện rơ cảnh trẻ em cầm lồng đèn ra đường chứng tỏ vào giai đoạn mùa thu 1946 trùng hợp với sử liệu ghi trên. Ít ngày sau th́ người yêu của Nguyễn chết trên một chiếc xe do Pháp chế tạo nên Nguyễn đăm ra rối loạn và trở nên thù ghét Pháp. Người yêu của Nguyễn có tên là Út mà Nguyễn hay kêu tưởng nhớ rất nhiều lần trong phim. Út là ai? Út chưa bao giờ xuất hiện trong phim dù một cảnh quay cũ hai người có kỷ niệm với với nhau. Nguyễn say mê đến độ tượng h́nh người yêu bằng khúc gỗ để ái ân. Không những hôn khúc gỗ Út mà c̣n âu yếm cả con chuột bạch đựng trong một hộp đỏ ḷm. Ông Nguyễn không thể hiện tâm thức yêu thương chân thật hay bằng tâm hồn lăng mạn, cũng không thấy đam mê rạo rực của t́nh yêu, mà thấy khí sắc máu, ích kỷ, hận thù, ẩn chứa một cái ǵ trong nội trạng mà ông chưa giải toả được.
Tên thật của Lenin là Vladimir Ilyich Ulyanov. Vậy có phải Út là cách đọc tắc của Ulyanov? C̣n con chuột? Nếu từ tiếng Nga Việt Linh cho ra tiếng Việt th́ cũng có thể từ tiếng Anh Mouse (chuột) thành tiếng Mao, đảng trưởng Trung Cộng?
Ông Tam v́ “hoàn cảnh” mà phải theo ông Nguyễn về làm cai quản ở ấp Mê Thảo. Ông chủ ấp Nguyễn hành hạ dân làng, tàn phá tất cả những ǵ có trước đó kể cả phong tục tập quán ngàn đời của tổ tiên để lại. Ông ra lệnh đốt kinh sách, và tất cả những ǵ gọi là văn minh. Một bà mẹ đang dệt vải than phiền “ Cơ khổ thế này buôn bán làm sao được, đi tới không muốn chỉ muốn lùi..” Một bà già khác chạy sau lưng các chú người làm của ông Nguyễn la to đ̣i lại đồ vật thờ cúng “Ối trời ơi, các chú ơi, nhà tôi có mỗi bộ đồ thờ để cúng ông bà...” Một ông cụ nói “Này chú coi, sách này có phải sách Tây Tàu ǵ đâu...” Một ông đang cuốc đất chôn rượu than: “Cứ nước này chẳng bao lâu nữa, Mê Thảo sẽ trở thành nghĩa địa bao la...Nhiều người đă bỏ đi...Ai đời đang buổi văn minh lại kéo nhau về thời xưa cổ...” Ông Tam: “Nhưng cậu chủ có nỗi niềm riêng!” “Đành thế, nhưng đừng đem nỗi riêng đổ trên vai ngựi khác...” Một ông cụ khác than với ông Tam: “Từng này tuổi tôi chưa thấy ai quay ngược bánh xe mà trường tồn được.”
Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới chủ trương giật lùi, ngu dân. Dẹp bỏ bàn thờ nằm trong chính sách vô tôn giáo. Đốt hết sách vở có giá trị để thay thế bằng những sách dạy những giáo điều không tưởng, những tư tưởng sáo rỗng. Đi ngược lại hết văn hoá và văn minh nhân loại th́ không thể tồn tại lâu dài mà chứng minh hùng hồn nhất là cộng sản Đông Âu và Liên Sô đă sụp đổ.
Ông Tam cũng đă phải thét “Ông nhân danh t́nh yêu mà làm hại biết bao nhiêu người!” T́nh yêu của ông Nguyễn ở đây chính là chủ thuyết Lenin mà hằng triệu cuốn sách của Đảng là bằng chứng. Ông Nguyễn này chính là Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc và 1946 cũng là Nguyễn với tên giả khác là Hồ Chí Minh. Chỉ có Hồ Chí Minh mới nhân danh chủ nghĩa cộng sản và cài đặt vào đầu vào cổ dân tộc Việt Nam những điều ngoại lai vong bản, nhân danh chủ nghĩa Marx Lenin để tự tung tự tác, độc tài toàn trị . Trong lịch sử gần năm ngàn năm, chưa một nhân vật lănh đạo nào “nhân danh t́nh yêu” có phải vậy không? Phim lăng mạn hay ái dục không thể có thứ “ngôn ngữ chính trị” như thế.
“Em chưa nh́n được món quà cưới của ta kia mà? Nàng không thể chết!” Thật vậy, Hồ Chí Minh đang trong khí thế bừng bừng làm bằng mọi giá tiến lên “xă hội chủ nghĩa.” Món quà cưới đó có phải là mảnh đất Việt Nam bị nhuộm đỏ để dâng cho quốc tế cộng sản? Chủ nghĩa cộng sản không thể chết trong lúc này, sau lưng ông c̣n cả khối cộng sản Liên Sô và Mao. Sau thế chiến thứ hai, cộng sản và quốc gia tách rời trong thế cộng sản bành trướng càng lúc càng mạnh bạo.
Với nét mặt hung tợn, một cách nhanh chóng, Nguyễn vươn súng bắn con búp bê nằm trong đống đồ vật sắp đốt tíc tắc sau khi cô Câm tḥ tay muốn lấy. Trẻ con khóc la um sùm. H́nh ảnh đó cho thấy cái vô cùng ác của ông Nguyễn, con búp bê là món đồ chơi dễ thương mà ông c̣n nhẫn tâm đến thế. Ông bắt dân làng nộp hết thóc gạo, trâu ḅ, tất cả những ǵ có đều mang ra khai báo. Đó là nằm trong những ǵ mà chủ nghĩa Lenin đề ra khi áp dụng “cách mạng” nghĩa là thay đổi tất cả những ǵ đă có trước đó, mọi người đều nghèo ngang nhau, đem tài sản, của riêng dâng cho "hợp tác xă." Bởi vậy ông Nguyễn Chí Thiện có thơ rằng “...bàn thay thực dân hoá ra êm ả” khi sống dưới chế độ của “chủ tịch Hồ Chí Minh.”
Đến 1946 phải ghi nhận Hồ Chí Minh đă hoạt động theo đường lối cộng sản hơn 26 năm. Ông đă từng được huấn luyện ở Nga trong trường Đảng và say mê chủ thuyết Marx Lenin, đến nỗi các đồng chí nước ngoài cũng phải cho ông cái danh là “saint” of communism, c̣n nghĩa đen Stalin gọi Hồ là “a communist troglodyte.” Lúc này ông thấm nhuần và quyết theo mục tiêu đă đề ra. Ở Pháp vào tháng 9/1946, trước khi về Việt Nam, Hồ Chí Minh đă tuyên bố với Jean Sainteny và Marius Moutet: “Nếu các ông đánh th́ chúng tôi chấp nhận đánh, nhưng các ông giết chúng tôi 10, chúng tôi giết các ông 1, và cuối cùng các ông là những người mệt mỏi...” Điều này cho thấy bản chất tàn bạo của ông Hồ. V́ tham vọng điên cuồng của cá nhân ông mà ông đă bất chấp hậu quả, mặc cho dân chúng ta thán, ông sẳn sàng dùng chính đồng bào của ḿnh làm con vật hy sinh dẫn đường cho ông đạt tới mục đích tối hậu. Ông dùng mục đích để biện minh cho phương tiện.
Phải nói vai chính bên nữ là nhân vật cô Câm. Câm được nặn ra để nói lên vai tṛ người dân dưới chế độ cộng sản. Cô Câm nói không được nhưng biết hết những ǵ ông Nguyễn làm. Cô thường lo lắng săn sóc ông Nguyễn, thầm yêu ông Nguyễn, nhưng ông ta lúc nào cũng Út Út...
Chủ ấp Nguyễn c̣n ra lệnh cho dân chuyên chở cây phượng đỏ từ xa về trồng tại ấp. Việc làm này vô cùng cực nhọc. “Cây mất rễ sống sao được...nghe bảo trước đây mợ chủ rất thích cây này, nhân lễ trăm ngày cậu muốn tỏ ḷng thương nhớ..,.” Một người khác tiếp: “Đấy đấy, một người muốn thương, trăm người vất vả...” Phượng đỏ là biểu tượng cộng sản. Gốc cây phượng lại đắp bằng những cánh bèo do dân làng đổ xuống hàm ư chủ nghĩa không thể tồn tại lâu dài. Thật vậy, sau đó cây phượng rụng lá khô dần rồi chết...
Ông Nguyễn buồn năn khi nh́n thấy con
chim bồ câu mà ông yêu quư nằm lăn ra chết. Chim bồ câu cũng là biểu tượng cộng sản mà họ hay dùng tuyên truyền các nơi. Cộng sản luôn kêu gọi hoà b́nh trong tư thế chiến tranh, đàn áp, khủng bố.
 

 

Vụ đèn trời trong phim là một bối cảnh lư thú dễ cho người xem thấy ẩn ư của người làm phim. Ông Nguyễn nhất định đốt đèn trời mặc dù những cụ già hiểu phép tắc phong tục khuyên can không nên làm. Các cụ bảo đèn của ông đốt lên mà vội tắt th́ vận mệnh ông sẽ bị xui. Cuối cùng th́ đèn trời thật to có mảng đỏ vừa đốt lên một chút đă bị rơi xuống liền, trong khi nhiều đèn trời màu xanh khác của dân chúng vẫn tiếp tục bay lên trông rất đẹp. Mảng đỏ chính là cờ đỏ..
Cô Câm một ngày nọ lén đánh cắp khúc gỗ tượng h́nh Út. Cô cột dây lôi đi quăng xuống sông. Câm đă bị ông chủ ấp trừng phạt bằng cách “bỏ rọ trôi sông.” Bỏ rọ trôi sông là h́nh thức khủng bố và giết người thường xảy ra dưới thời lănh tụ Hồ Chí Minh mà ông Hoàng Văn Chí có đề cập trong “Từ Thực Dân đến Cộng Sản.”

 


Đến lúc bệnh hoạn và tinh thần quá suy nhược th́ ông Nguyễn lại muốn Tam đưa ông về Nam Định để nghe lại tiếng hát cô ả đào tên Tơ. Nhà cô Tơ nằm ngay giữa gịng sông có một đường ngăn như giữa Nam và Bắc mà cô là người của phía Nam. Ngoài sân có bàn ông Thiên, có con c̣ trắng. H́nh ảnh bàn thờ ông Thiên với nải chuối và con c̣ trắng người xem cảm nhận ngay khung cảnh miền Nam. Hai bên bờ đá ngăn chia gịng nước, những cánh phượng đỏ rụng rơi tản mác trên sông xuôi chảy về Nam. Có phải ngụ ư ḍng sông Bến Hải? Hai em bé là người láng giềng của cô Tơ đang ngồi bên sông. Khi ông Tam nói ông cũng là người cùng xóm th́ cô bé nói ngay:" Ông nói điêu, ở đây chỉ có hai nhà thôi." Có phải hai nhà đây là một bên Bắc, một bên Nam.
Ông Nguyễn được khiêng trên một cái vơng đỏ đi trên đường rừng núi có lối ṃn. Tại sao lúc nào ông cũng kêu tên nàng Út mà gần chết th́ lại nhớ tiếng hát cô Tơ? Trước đây ông đă có lần cùng ông Tam và cô Tơ đàn ca ngâm xướng, cũng là nơi mà ông Nguyễn trở thành ngựi ơn của ông Tam v́ một tai nạn mà ông Tam có thể bị Pháp bắt. “Ta thèm nghe cô ấy hát, thèm như bị khát...” Ông Nguyễn thèm như bị khát chớ không phải nhớ! Cái ước muốn vô cùng trước khi chết. Thèm như khát thể hiện cái đ̣i hỏi của vật chất, không phải là cái ham muốn cuồng nhiệt trong t́nh yêu trai gái khi muốn gặp cô Tơ. Không ai phủ nhận là Hồ Chí Minh trước khi chết bằng mọi cách phải dốc toàn lực tấn công miền Nam v́ ông “thèm” miền Nam lắm. Kết quả của hành động thèm này là có hàng ngàn dân miền Nam đă bị sát hại năm Mậu Thân, nhất là tại Huế.
Cô Tơ đă nói với ông Tam (hai ngựi trước kia là t́nh nhân) là nếu người nào dùng cây đàn của chồng cô đàn cho cô hát th́ sẽ bị hồn thiêng của chồng làm cho chết, nhưng ông Tam bất chấp. Tam cho rằng thà chết bên cô Tơ c̣n ư nghĩa hơn bên ông Nguyễn. Hát v́ ông Nguyễn yêu cầu, nhưng Tơ hướng ḷng về Tam với những giây phút cảm động tuyệt vời. Ông Nguyễn nằm bên trong nghe cô hát với nét mặt đầy suy tư... Cô ngâm những câu thơ tiền chiến gói ghém trọn tâm t́nh. ..”Anh hăy đi đi... chân cứng đá mềm...” có phải nói lên cái ư chí ǵ đó? Cuối cùng th́ ông Tam gục chết bên cây đàn! Diễn tả thật xuất sắc của Tơ và Tam trong màn chót mà số đông khán giả ngoại quốc ghi nhận.
Sau khi Tam chết, trên đường về Mê Thảo, ông Nguyễn thấy dân làng cùng ngựi Pháp xây đường rầy xe lửa. Họ ca hát nhảy muá. Nguyễn gục chết nơi những b́nh rượu bốc cháy. Trước khi chết, ông tỏ ra có một chút nhân bản khi nói với số người c̣n trung thành sát cánh bên ông: “Mọi sự mê muội phải trả giá. Bóng tối làm ra địa ngục. Nhưng ánh sáng cũng không luôn luôn đồng nghĩa với thiên đường.”
Một kết thúc có hậu mà một ngựi đạo diễn giỏi phải như thế. Nhưng cái ǵ trong vài giây phút chót của phim để lại trong tâm trí người xem? Đó là h́nh ảnh cô Câm đứng với cái nh́n c̣n đau khổ! Có phải ngày nay sau khi ông Hồ đă chết gần 40 năm, nước Việt Nam vẫn c̣n có hơn 80 triệu cô Câm? Có phải vẫn c̣n có những bà mẹ uất ức không làm ǵ được chỉ biết vả đít con? Có miệng mà như câm, nói không được những điều ḿnh muốn nói.
 


Chuyện phim được hư cấu với những t́nh tiết để đưa lên những ư nghĩa đằng sau nên về thời gian tính không thể cho thấy một cách mạch lạc được, nhưng dù sao cái mốc chính vẫn là 1946.
Phim được giới thiệu ra mắt tại Việt Nam và Đơn Dương đă không được mời tham dự. Có những tin tức cho rằng Đơn Dương bị nhà nước cộng sản ghép vào tội “phản quốc” khi cũng vào năm 2002 “We Were Soldiers” ra đời trong đó Đơn Dương đóng với tài tử Mỹ Mel Gibson. Bị ghép vào tội này vỉ Đơn Dương cầm lá cờ Hoa Kỳ một cách trân trọng. C̣n tội của Đơn Dương trong phim Mê Thảo th́ sao mà họ không cho Đơn Dương xuất hiện? Sau đó lại cho công an đến chỗ làm của Đơn Dương hạch sách hăm doạ đến nỗi người tài tử này phải nhờ đến Mel Gibson giúp để được bốc ra khỏi Việt Nam cấp tốc 2003. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây nhất, Đơn Dương có nói: "Câu chuyện của tôi, trong một lư do nào đó, phía bên Việt Nam kết án tôi, và tôi phải từ bỏ sự nghiệp điện ảnh của tôi."
Đơn Dương trong vai Tam giống như người đứng giữa? Tam v́ hoàn cảnh mà phải theo ông Nguyễn và phải làm theo lệnh của ông ta. Vai tṛ Tam có phải ví như ông Nguyễn Tường Tam? Vào 5/1946 ông Tam cùng Phạm Văn Đồng qua Pháp dự hội nghị tại Fontainebleau. Sau khi về Việt Nam Nguyễn Tường Tam đă tỏ ra không c̣n liên kết với Hồ Chí Minh và làm việc với phe quốc gia, nhưng có khi ông c̣n bị nghi ngờ. Ông nằm trong “chính phủ liên hiệp” (có quốc gia có cộng sản) cũng v́ trong cái thế bắt buộc mà thôi.
Có thể nói Dũng Nhi trong vai ông Nguyễn đă thể hiện gần như trọn vẹn vai tṛ vô cảm độc ác, một ước muốn khao khát chưa giải toả được ông Nguyễn đă phải mang về gặp Út ở cơi âm ty. Giờ chót sắp ra đi ông Hồ viết di chúc “f̣ng khi tôi sẽ đi gặp cụ Mao, Mac, cụ Lênin...” Ông Hồ yêu các ông tổ cộng sản đó đâu khác ǵ ông Nguyễn trong Mê Thảo yêu Út (Ulyanov) một cách “cực kỳ” điên loạn.
Về đạo diễn Việt Linh. Một người phụ nữ thông minh, tài trí. Khi hiểu sơ qua tiểu sử của bà chúng ta mới nh́n thấy rơ hơn cái thông điệp bà để lại trong phim. Theo tin báo cộng sản trong nước qua các bài phỏng vấn, bà chánh gốc miền Nam. Năm 16 tuổi mẹ bà bỏ chồng, bà theo cha vào “khu kháng chiến.” Cha bà là một “cán bộ chủ chốt của điện ảnh miền Nam.” Từ 1979-1985 bà du học tại Liên Sô với khoa đạo diễn. Bà có nói rằng lúc nhỏ khi biết mẹ bà bỏ chồng, bà rất oán ghét mẹ, nhưng về sau hiểu ra bà vô cùng ân hận. Tuyên bố này có phải đồng nghĩa với việc cho rằng người cha theo cộng sản nên mẹ bỏ cha là phải.
Một điểm đặc biệt nữa đáng nói về Việt Linh là báo chí trong nước nói chung rất tán thưởng ca ngợi bà về tài năng; tuy nhiên, xét về nội dung th́ họ hay b́nh luận cho rằng đa phần những phim bà làm ra hay có “vấn đề,” nhất là tờ “Đoàn Kết” bên Pháp, tờ báo của “Việt kiều yêu nước.” Lên án bà thẳng thắn th́ cũng kẹt v́ tất cả phim đă kiểm duyệt trước khi ra mắt. Nếu sau đó duyệt lại thấy có “vấn đề” th́ hại bà kiểu Lưu Quang Vũ cũng không phải dễ v́ bà đi đi về về hai quốc gia Pháp và Việt Nam. Gánh Xiếc Rong, 1988, là chuyện phim châm biếm chế độ và một vài phim khác. Bà cũng hay viết bài đăng trên báo chỉ trích du học sinh con của những đảng viên giàu có, và những bất công trong xă hội Việt Nam ngày nay. Bà từ chối không trả lời phỏng vấn trên các đài truyền thông hải ngoại có lẽ cũng dễ hiểu.
Cái kinh dị của Chùa Đàn khác xa cái dị thường trong Mê Thảo, nhưng khi hỏi con trai của Nguyễn Tuân, Nguyễn Xuân Đào, th́ ông này lại cho rằng rất đúng ư của Nguyễn Tuân. Được biết truyện ngắn Chùa Đàn được điều chỉnh vài lần sau này trước khi công chúng tiếp nhận một cách công khai, và trước đó bị cấm tại miền Bắc sau lần in đầu tiên 1946 với lư do “duy tâm phản động.”

Bút Sử
7/2009


<< trở về đầu trang >>
 free counters