Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Mất ngủ

Mất ngủ

 

Huy Đức

 

“Khi mới làm Bộ trưởng, vẫn là học việc, lúc đó tôi chỉ ngủ 4 tiếng mỗi ngày, giờ th́ có thể ngủ được 5 tiếng”, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đă kể như vậy vào chiều 31-8-2009, trong buổi “giao lưu trực tuyến” qua website Chính phủ. Vậy nhưng, có vẻ như nền Giáo dục đă không vận hành theo thao thức của ông. Sau hơn 2 năm ông Nguyễn Thiện Nhân lănh đạo ngành Giáo dục, UNESCO đánh giá “giáo dục Việt Nam tụt 9 bậc trong bảng xếp hạng để đứng thứ 79 trên 129” (Báo cáo công bố ngày 3-11-2008).

Ngủ là rất quan trọng, một người b́nh thường nên ngủ 7 tiếng/ngày. Một nghiên cứu mới đây của trường Y, đại học Pennsylvania, nói rằng, chỉ cần một đêm mất ngủ, bộ năo của bạn sẽ “tạm thời ngưng hoạt động” và sau đó sẽ “không ổn định và hạn chế khả năng ngay cả với những nhiệm vụ đơn giản nhất”. Nghiên cứu này khuyên, “không nên thức cả đêm, việc ngủ ít cũng không nên”.

Chỉ cần theo dơi hoạt động của ông Nguyễn Thiện Nhân qua truyền thông, đủ thấy, ông là Bộ trưởng có rất ít thời gian để ngủ. Ông phát động các phong trào; ông đi suốt đêm xuống tận địa phương để kiểm tra thi cử; ông về tỉnh dự nghe chuyện một thầy giáo “lấy điểm gạ t́nh”; ông vào tận toilet để kiểm tra độ sạch sẽ; ông chủ tŕ hội nghị… Theo GS Nguyễn Xuân Hăn, “Trung b́nh 3 ngày, ngành Giáo dục có một cuộc họp cấp quốc gia hoặc cấp vùng; có cuộc họp đông tới 800 người”. Tất cả công việc mà ông làm đều cần. Nhưng, một Bộ trưởng phải làm sao để không phải xuống trực tiếp kiểm tra mà trường lớp vẫn sạch tới từng toilet.

Có lẽ ông Nguyễn Thiện Nhân nên dành lấy một ngày ngủ sao cho tṛn 7 tiếng, rồi khi tỉnh dậy, vừa uống một tách trà, vừa mở sổ ra, gạch cho ḿnh mấy cái đầu ḍng, lựa chọn một thứ tự ưu tiên những việc mà nền giáo dục đang cần ở ông với tư cách là một người đưa ra chính sách.

Cho dù ông bị một vài cựu Bộ trưởng Giáo dục chỉ trích, công bằng mà nói, thứ hạng mà nền giáo dục Việt Nam hiện đang được xếp là hậu quả của những chính sách cách đây hàng chục năm; dấu ấn nặng nề nhất là công cuộc “cải cách giáo dục” đầu thập niên 80. Điều đáng quư ở ông là đă không đổ lỗi cho những người tiền nhiệm. Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu, giữa một “mớ ḅng bong” ông đă quá hăng hái, thay v́ t́m cách để tháo gỡ từ từ.

Ông Nguyễn Thiện Nhân đă cho tổ chức kỳ thi tốt nghiệp phổ thông năm 2007 một cách khắt khe; kết quả là chỉ có 67,5% học sinh thi đậu. Nhưng, ngay sau đó, ông đă phải cho các em thi lại v́ nếu không tốt nghiệp th́ xă hội sẽ lăng phí 12 năm học của 417 ngh́n học sinh. Một nền giáo dục chỉ sản xuất được máy công nông mà đem tiêu chuẩn Toyota kiểm soát “đầu ra” th́ sản phẩm của nó làm sao xuất xưởng.

Tổ chức tốt một kỳ thi cũng có cái hay là đánh giá được ḿnh, nhưng muốn đưa nền giáo dục thoát ra th́ trước hết phải biết ḿnh có khả năng tới đâu và định cung cấp những sản phẩm như thế nào cho xă hội. Trên cơ sở ấy mới thay đổi công nghệ và thu hút nguồn nhân lực. Các học giả cho rằng phải bắt đầu bằng triết lư giáo dục; nhưng, có lẽ chỉ nên diễn dịch vấn đề đơn giản: cần có một nền giáo dục sao cho, những người b́nh thường sau khi học xong tự kiếm được cơm ăn, những người tài năng th́ không chỉ có khát vọng thành đạt cho bản thân mà c̣n có trách nhiệm với tương lai Tổ quốc.

Làm sao để lấy lại niềm tin cho con trẻ, để phụ huynh không phải t́m nơi cho con em “tị nạn giáo dục” như cách nói của GS Vơ Ṭng Xuân, vừa được nhắc lại bởi nhà văn nữ Dạ Ngân. Thay khẩu hiệu, thay phong trào bằng những bước đi thiết thực; thay những giờ học vẹt bằng những giờ học phát huy sức sáng tạo; giảm những môn học mà ngay cả thầy cũng không c̣n tin. Bộ Giáo dục có thể độc quyền viết sách giáo khoa về Marx- Lenin; nhưng, môn tiếng Anh th́ có thể giảm chi phí bằng cách xin bản quyền những chương tŕnh giảng dạy tiếng Anh nổi tiếng.

Bắt đầu từ những năm 80, những người giỏi nhất đă không c̣n thi vào ngành sư phạm. Những người giỏi c̣n lại th́ bị thách thức trước thu nhập ở ngành khác cao hơn. Một cô giáo có tŕnh độ tiếng Anh nói và nghe được có thể t́m việc 5-6 trăm “đô” làm sao có thể yên tâm dạy với 2 triệu đồng/tháng. Đă là nhà giáo th́ phải có lương tâm, nhưng nhà nước cũng không thể để cho những người làm “nghề cao quư” phải quan tâm “lương tháng”.

Ngân sách đă chi rất lớn cho giáo dục, Bộ biết rơ khoản tiền 4,7 tỷ USD (năm 2008) ấy có thực sự được chi đúng mục tiêu. Nếu ngân sách không thể tăng th́ phải khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư. Đừng bắt tư nhân phải “chạy” giấy phép, đừng bắt các khoa, các trường đại học phải ra Hà Nội để kư tá… hăy để những chi phí “thủ tục” ấy trực tiếp biến thành con chữ cho dân. Người dân Việt Nam đă bỏ hàng tỉ đô la để đưa con em đi “tị nạn”. Người dân Việt Nam cũng có thể dùng số tiền ấy để đóng học phí nếu có trường lớp tử tế và chính sách rơ ràng.

Nếu bắt tay giờ đây, từ ngưỡng cửa của trường sư phạm, th́ sự thay đổi trong nền giáo dục chỉ có thể bắt đầu 5-6 năm sau. Có thể những đóng góp về chính sách hôm nay, phải hàng thập kỷ mới được ghi nhận. Nhưng, sự nghiệp của một nhà chính trị không phải là quyền cao chức trọng mà là thực sự làm được những ǵ. Ông Nguyễn Thiện Nhân đă rất khiêm tốn nói, thời gian đầu khi làm Bộ trưởng, ông chỉ là người “học việc”. Có lẽ không ở đâu xa xỉ như Việt Nam, một Bộ trưởng bắt đầu học khi đă ngồi vào ghế. Nhưng, ông đă có hơn ba năm, có thời gian nh́n lại để lựa chọn mốc mới cho một sự nghiệp lâu dài, một sự nghiệp có thể lưu danh.

Một dân tộc muốn ngửng cao đầu th́ trước hết phải biết xấu hổ. Một quốc gia sẽ không có tương lai nếu một nền giáo dục không kiên quyết quay lưng với những điều giả dối. Ngay từ trong nhà trường mà học sinh không biết tư duy độc lập, không có chính kiến th́ cho dù có hàng chục ngh́n Tiến sỹ, đất nước cũng không thực sự có trí thức. Muốn cải cách giáo dục th́ cần phải có những nhà lănh đạo mất nhiều đêm thao thức, nhưng, trước khi đưa ra một chính sách, chính các nhà lănh đạo ấy, cần phải ngủ sao cho đủ giấc.

 


<< trở về đầu trang >>
free counters