Fax: +493046795841 Email: thongtinberlin@gmail.com Tel. +4917678132650
www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

Tôi Đắc Cử Mà Chẳng Biết Ngày Bầu Cử

Hôm nay là ngày 19 tháng 5, cả trước đó nhiều ngày Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc long trọng lo tổ chức lễ Kỷ niệm 121 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Đồng thời các báo đảng cũng nhắc lại cuộc bầu cử “dân chủ” nhất thế giới khóa I để thề noi gương Bác mà tiếp tục cho năm 2011 nầy; rằng mọi nơi dân chúng đều sẳn sàng đi bầu Quốc Hội ngày 22-5. Đồng thời báo chí mấy ngày nay lại nêu lên nạn đói tại Thanh Hóa, khiến chúng tôi phải nêu câu than thở của một ứng cử viên Quốc Hội năm 1946 tại Thanh Hóa: “Tôi Đắc Cử Mà Chẳng Biết Ngày Bầu Cử!”

Ứng cử viên Quốc Hội đầu tiên năm 1946 của chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa mà Chủ Tịch Hồ Chí Minh ứng cử dưới danh nghĩa Đảng Quốc Gia, mặc dù Đảng đă cho in sách nh́n nhận là “Hồ Chí Minh, Chiến Sĩ Cách Mạng Quốc Tế”, mà chính Ngài Chủ Tịch đă thú thật suốt đời chỉ phục vụ “Chủ nghĩa Mác-Lênin và Chủ nghĩa quốc tế vô sản”; vậy mà lúc ấy Ứng cử viên tại Thanh Hóa ứng cử với danh nghĩa Đảng Cộng Sản lại không được. Vậy mới “ḷi” ra thêm bộ mặt gian hùng vĩ đại mà đ̣an người gồm Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc long trọng mang ṿng hoa vào Lăng Ba Đ́nh Kỷ niệm 121 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh cần biết. Nếu họ không chịu biết, th́ truyền thông điện tử của ta cần phổ biến cho mọi người dân Việt và thế giới cùng biết.

 

Vậy Ứng Cử viên Lịch Sử ấy là ai?


 

Thưa, là công dân Vĩnh Thụy, tức vua Bảo Đại, vị Ḥang Đế cuối cùng của Việt Nam, người mà ngày 25 tháng 8 năm 1945 c̣n mặc trào phục, đă ra trước cửa Ngọ Môn của điện Kiến Trung, triều đ́nh nhà Nguyễn tại Huế, đọc bản Tuyên Ngôn Thóai Vị, trao Ấn tín, quốc bảo của ḥang triều cho hai phái viên lịch sử: “Trần Huy Liệu cùng người đồng hành là Cù Huy Cận”—Cha của Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ trong vụ án ngày 4/4/2011—

Đây cũng là dịp cho ṭan dân trong nước biết gia đ́nh công thần Cù Huy Hà Vũ đă lập công trận lớn lao với Hồ Chí Minh như thế nào??

Công dân tức Ứng Cử viên Vĩnh Thụy kể rằng, hai ngày trước khi trao quyền ấy, tức “Sáng ngày 23 tháng 8, hai phái viên của Việt Minh đến cung điện. Đó là những người đại diện Việt Nam Độc lập Đồng Minh (Ghi thêm của chúng tôi: v́ vậy nên gọi tắt là “Việt Minh”), do Hà Nội cử vào. Trần Huy Liệu trưởng phái đ̣an là phó chủ tịch của “Ủy ban [Nhân dân Cứu quốc ở Hà Nội]” tŕnh cho tôi một tờ giấy ủy quyền, kư tên lằng nhằng khó đọc” và tuyên bố với giọng khá trịnh trọng:

“Nhân danh dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh của Mặt trận Giải phóng đất nước cho chúng tôi vinh dự đến gần Ḥang thượng, để nhận ấn kiếm”.

Đây là lối “Lạc mềm buộc chặc” hay chiến thuật “Bàn tay sắt bọc nhung” của Hồ Chí Minh đối với Cựu ḥang Bảo Đại mà ông Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam đă áp dụng suốt hai cuộc chiến tại Việt Nam (1946—1975)

Ở đây chúng ta thấy hai nhân vật lịch sử ở hai cương vị Quốc Gia và Cộng Sản đều viết giống nhau về Hồ Chí Minh từ năm 1945:

A.--Vua Bảo Đại cũng nhận thấy Hồ Chí Minh nói đến “Mặt trận Giải phóng đất nước” từ năm 1945 chứ không phải từ năm 1960 là năm Hà Nội tạo dựng “Mặt trận Giải phóng miền Nam”.

B.—Bộ Trưởng Tư Pháp của chính phủ Hồ Chí Minh—phe cờ Đỏ Sao Vàng-- Luật gia Vũ Đ́nh Ḥe viết biên bản về cuộc Tổng tuyển cử Quốc Hội từ năm 1946, Hồ đă ít nhất hai lần nói tới việc “báo cho miền Nam biết....”

Xin phép trích dẫn nguyên văn quyển hồi kư chính trị “Con Rồng Việt Nam” (CRVN) của Vua Bảo Đại để thấy rơ chiến thuật con “Cắc k蔓Lạc mềm buộc chặc” của Hồ Chí Minh từ khi cướp chính quyền.


Cựu Ḥang Bảo Đại (1913-1997) viết xong hồi kư “Le Dragon d’Anam” tháng 7 năm 1979, được nhà Ed. Plon xuất bản tại Paris năm 1980.

Đến năm 1990 hồi kư được Nguyễn Phước Tộc dịch ra tiếng Việt Con Rồng Việt Nam”, dày 610 trang, xuất bản tại miền Nam California, Hoa Kỳ.

Ṭan bộ tuyên ngôn thóai vị và các văn kiện lịch sử của bên Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ đều được in nguyên văn rong quyển hồi kư chính trị nầy.

Vị Ḥang Đế cuối cùng của nước Việt Nam đọc tuyên ngôn thóai vị khi “Trần Huy Liệu cùng người đồng hành là Cù Huy Cận” được Chủ tịch Hồ Chí Minh cho vinh dự đến gần Ḥang thượng, để nhận ấn kiếm”, trong ấy có lời tuyên bố:

Trẩm muốn được làm dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị”.

Câu tuyên ngôn chính khí lịch sử nầy được lănh tụ Việt Minh là Nguyễn Ái Quốc ngưỡng mộ; nhưng “Công dân Vĩnh Thụy” lại nhấn mạnh một điều cũng “rất lịch sử” từ năm 1945, rằng: “Đó là lần đầu tiên mà tôi nghe thấy tên Chủ tịch Hồ Chí Minh.”

Cựu ḥang Bảo Đại c̣n cho thế hệ sau biết rơ cảm tưởng của mỗi bên trong ngày trọng đại của đất nước ấy. Cựu ḥang đọc tuyên ngôn trong sự yên lặng ḥan ṭan.

Ngài viết: “Tôi quan sát các khán giả đứng hàng đầu. Tất cả các vẻ mặt đều tỏ vẻ ngạc nhiên cùng cực. Nam và Nữ đều ngẩn ngơ. Bản tuyên ngôn thóai vị của tôi như tiếng sét đánh ngang đầu họ. Họ lặng người đi.”

Đó là phe Quốc Gia, c̣n phe Việt Minh Cộng Sản th́ sao?

Tác giả viết: “Trong bầu không khí bực dọc (lúc ấy), tôi trao nhanh ấn tín, quốc bảo của ḥang triều cho Trần Huy Liệu, mà chính ông ta cũng có cảm tưởng như tự trên mây mà lại. Trong khi tôi hồi cung (..). Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận tiễn tôi phía sau. Trước khi chia tay với tôi, đại diện Ủy ban Giải phóng nói: “Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng tôi, muốn mời Ngài ra Hà Nội để dự lễ đặt cơ cấu chính quyền dân chủ cộng ḥa.”

“Con Rồng Việt Nam, tr. 186, 188, 189).

Quyển hồi kư c̣n nhiều văn thư lịch sử khác, nhưng ở đây chỉ trích phần khi Cựu ḥang nhận lời mời ra Hà Nội được cử làm Cố Vấn cho chính phủ Hồ Chí Minh, và tác giả viết về:

Lư do Công Dân Vĩnh Thụy ứng cử tại Thanh Hóa?

Chẳng những mời Cựu ḥang làm Cố Vấn Tối Cao, Hồ Chí Minh c̣n khôn ngoan đi dự lễ mừng Linh Mục Lê Hữu Từ được tấn phong Giám Mục, rồi nhân dịp nầy cũng mời Tân Giám Mục làm cố vấn Công giáo nữa. Bộ trưởng Nội vụ Vơ Nguyên Giáp được lệnh hộ tống Vua “Cố vấn tối cao” đi dự lễ thay Hồ Chủ tịch:

Ngày hôm sau tôi đi Phát Diệm, cùng với Giáp, bộ trưởng bộ Nội vụ. (.......)

Buổi lễ do Đức Cha Nguyễn Bá Ṭng, Giám Mục Hà Nội, chủ tọa, có Giám Mục Bùi Chu, đă được tổ chức trước công chúng, họ tỏ ra rất tôn kính đối với tôi. Giáp đi với tôi, tỏ vẻ ngạc nhiên hết sức. .. Hồ Chí Minh giao cho Giáp nhiệm vụ yêu cầu vị tân Giám Mục làm cố vấn tôn giáo của chính phủ. Nhiệm vụ mà Cha Lê Hữu Từ sốt sắng nhận lời..

Khi buổi lễ chấm dứt, Giáp trở về Hà Nội, c̣n tôi th́ ra Sầm Sơn, là nơi nghỉ mát của tỉnh Thanh Hoá. (….)

Đến đây Cựu ḥang Bảo Đại cũng nhớ lại Hồ Chí Minh lo âu tới miền Nam nhưng lấy lư do đó để giam lơng “Cố Vấn Tối Cao”:

Nhưng tối trước khi đi Phát Diệm, Hồ Chí Minh căn dăn:

-Thưa Ngài, người Pháp đang tiêu hao lực lượng kháng chiến ở Nam Bộ. Họ sẽ không chậm trễ dời bỏ nơi đây. Cần nhất phải cố tránh chớ nên để họ nắm được. Ngài là người độc nhất tượng trưng cho nước Việt Nam độc lập. Xin Ngài lợi dụng cơ hội này thay đổi, ở Phát Diệm để đi xa khỏi Hà Nội. Xin Ngài đứng ngoài bất cứ hoạt động công khai nào ở đây. Ngài nên tạm ngụ ở nơi nào biệt lập một thời gian, mà sự an ninh cho Ngài được bảo đảm dễ dàng. Khi nào mà sự trở về của Ngài được bảo đảm vững chắc và không c̣n bị đe dọa nữa, tôi sẽ báo sau. Trong khi chờ đợi, tôi xin báo tin thường xuyên để Ngài biết.

-Thế nhưng c̣n Cụ?

-Ồ, đối với tôi ư, đường lối đă được vạch rồi, ông ta chỉ nói như vậy.

Đến Sầm Sơn. Tôi được Ủy Ban Nhân Dân đă nhận được chỉ thị tiếp đón…

Ủy ban sở tại đă đặt nửa tiểu đội dân quân luân phiên bảo vệ. Ủy ban phụ trách cung cấp gạo, c̣n đồ ăn, th́ tôi phải lo liệu lấy. Công việc hàng đầu của tôi là đi câu cá hàng ngày. Ngược với điều hứa của Hồ Chí Minh, chẳng có tin nào từ Hà Nội đến với tôi cả. Tôi có cảm tưởng ngay rằng, không phải ḿnh bị giam tù, bởi c̣n được tự do đi lại, và sử dụng thời gian muốn ǵ túy ư, nhưng là kẻ bị đi đầy..

Đến cuối tháng 11/ 1945, bị sốt rét nặng.. Chính phủ báo sợ quân Pháp đổ bộ, tạm lánh vào phía trong, sâu hơn nữa. Vào Huyện Thọ Xuân, trên con đường đi từ Thanh Hóa đi Ḥa B́nh. (Con Rồng Việt Nam, trang 217, 218, 219)

Tṛ vừa đả đảo thực dân, phong kiến”, vừa triệt để tôn quân ḥang triều

Vua Bảo Đại tả y như hiện Đảng ca tụng Hồ Chí Minh là một nhà Cách Mạng Vô Sản chuyên đâm, chém, giết người đọat của, nhưng “đạo đức” kiểu “Cửa Khổng sân Tŕnh” vậy: “Ở đây, dù ảnh hưởng của cách mạng, nhưng dĩ văng của ḥang triều vẫn c̣n sâu đậm”…Những con người mộc mạc này đă cố gắng chứng tỏ cho vị cố vấn của tân chính phủ, sự triệt để tuân theo lệnh của tân chính phủ; v́ vậy họ thi đua đi họp, dự mít tinh, hay biểu dương lực lượng mỗi khi có dịp, để tha hồ mà kêu gào đả đảo bọn “thực dân, phong kiến.” Đồng thời, họ cũng không nén đi ḷng tôn quân của họ đối với Cựu hoàng, và lấy làm hănh diện được tiếp rước tôi, và được tôi cư ngụ trong địa hạt của họ…Chắc chắn họ đă được lệnh của Hà Nội, để vừa giữ được niềm tin vào Cách Mạng, vừa giữ được phong tục cố hữu ngàn xưa.

Bởi thế, sáng nào họ cũng mang thức ăn sáng đến cho tôi với một niềm trịnh trọng vô biên. Đám rước mang thức ăn được một người vác hương dẫn đầu, y như trong một buổi tế ở triều đ́nh. Thật cũng khá khôi hài.

Tôi được biết cách Thọ Xuân vài quăng, có ngôi đền thờ nhà Lê. Tôi ngỏ ư muốn đến thăm. Viên chủ tịch xin tự đi trước dẫn đường, và khi tôi đến gần ngôi đền, ông ta đứng ngoài xa, để tôi vào một ḿnh, theo đúng như nghi lễ của triều đ́nh vậy.

Sau đó ba tuần lễ, có lẽ sự đe dọa đổ bộ của quân Pháp đă hết, nên người ta lại đưa tôi về Sầm Sơn. Trong thời gian tôi vắng mặt ít lâu này, một đội dân quân tự vệ khác được thành lập trong huyện.

Theo truyền thống quí hóa, họ đă vơ vét sạch cả. Căn nhà của ông Beau bị lục soát hoàn ṭan trống rỗng. ..Bọn tự vệ là bọn thiếu niên, tưởng rằng tự vệ là tự do thỏa măn mọi thú tính của chúng. Chúng thường tránh thóat mọi sự kiểm sóat của chính phủ, trong thực tế. Việc tuyển mộ họ quá sơ sài, v́ vậy, chúng thường chơi những tṛ tinh nghịch ngu xuẩn, ngông cuồng của tuổi trẻ khi chúng không được ai coi sóc.

Tôi không có tin tức ǵ từ Hà Nội, nên cảm thấy thời gian quá lâu..” (CRVN, tr. 219, 220)

Công dân Vĩnh Thụy được mời Ứng Cử Quốc Hội khóa I

Bảo Đại viết tiếp:

“Vài hôm sau, vào giữa tháng chạp Tây, tôi được một viên đại biểu của Ủy ban tỉnh Thanh Hóa đến thăm. Nhân danh chính phủ, ông ta hỏi tôi có chấp nhận ứng cử dân biểu tỉnh Thanh Hóa. Tôi đồng ư trên nguyên tắc, nhưng nhắc lại sự mong muốn của tôi là được trở về Hà Nội. Ông ta mới đặt câu hỏi cho tôi như sau:

“Thưa Ngài, nếu ứng cử th́ Ngài sẽ đứng dưới đoàn thể nào ạ?”

-- Đảng Cộng sản, tôi đáp có nhiễm chút khôi hài trước câu hỏi ấy.

-- Thưa Ngài, không thể được ạ, ông ta trả lời tôi một cách rất trang nghiêm. Đảng Cộng

Sản đă tự giải tán do quyết định của Ủy ban Trung Ương ngày 11 tháng 11 (1945) rồi ạ.

Tôi chẳng biết ǵ, cũng như mù tịt tất cả mọi vấn đề ở Hà Nội từ ngày tôi lánh đi.

-- Nếu thế, th́ bây giờ đề tên tôi là ứng cử viên cộng ḥa hạng nặng.Trong ba tuần lễ kế tiếp, tôi không nghe thấy ai nói ǵ cả. Đùng một cái, ngày 7 tháng giêng, một phái đoàn đến báo cho tôi biết, cuộc bầu cử vào Quốc Hội đă hoàn tất hôm trước, và tôi trúng cử đại biểu tỉnh Thanh Hoá với 92% số thăm. Họ mừng tôi đă đắc cử. Nên nhớ rằng, tôi cũng chẳng biết ngày giờ bầu và tôi cũng chẳng đi bầu..”


(Con Rồng Việt Nam, tr. 221, 222)

Đó là bằng chứng hùng hồn về người ứng cử hồi nào không biết, đắc cử hồi nào cũng không hay, xin phép tác giả được chép y nguyên văn để chào mừng Kỷ niệm 121 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh “vĩ đại” và cho cả nước biết tại sao Đại Lăo Ḥa Thượng Thích Quảng Độ, LM tù nhân lương tâm Tadéo Nguyễn Văn Lư, LM Chân Tín và nhiều đ̣an thể khác.. v.v. “Tẩy chay cuộc bầu cử Quốc Hội “Đảng Cử Dân bầu” ngày 22/5/2011

 

Nguyễn Việt Nữ

   (19/5/2011)


<<trở về đầu trang>>
free counters