Fax: +493046795841 Email: thongtinberlin@gmail.com Tel. +4917678132650
www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

Lộ rơ bộ mặt thế lực thù địch không thể chối căi

Paulus Lê Sơn

 

Sự kiện đặc biệt nghiêm trọng, nghiêm trọng đến nỗi mà báo chí thuộc sự kiểm soát của đảng đă phải chỉ rơ mặt mũi tên tuổi của can phạm chính là Trung Quốc. Sáng 26/5, tàu hải giám Trung Quốc đă vi phạm vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).

Trung Quốc là cái tên rất quen thuộc với dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay v́ bởi lẽ Trung Quốc là thế lực xâm lăng non sông Việt Nam từ xưa đến nay đă nhiều lần nhất trong các kẻ thù. Không c̣n là một cái ‘tên lạ’, hay là ‘tàu lạ’ mà báo chí do nhà nước kiểm soát thường gọi mỗi khi Trung Quốc xâm lăng lănh hải, bắn giết ngư dân Việt Nam. Đă rơ ràng, đó là Trung Quốc, nó thuộc về tính Trung Quốc. Chỉ mặt đặt tên, Trung Quốc chính là thế lực thù địch của dân tộc Việt Nam.

Thật không phải hàm hồ hay qui kết, hoặc là ngoa ngôn khi gọi Trung Quốc là thế lực thù địch số một của Việt Nam. Xin hỏi quư vị học giả, sử gia, các nhà trí thức lớn cùng toàn thể đồng bào Việt Nam. Quư vị đă thấy những ǵ qua những lần gọi là ‘giao thương’ mà thực chất là dă tâm bành trướng và xâm chiếm Việt Nam từ xa xưa đến ngày nay của Trung Quốc?

Nếu đặt những câu hỏi cho quí vị Đảng Cộng Sản cầm quyền, quí vị thấy Trung Quốc ‘ngoại giao’ với Việt Nam như thế nào ? c̣n ‘ngoại giao’ với quư vị thế nào chắc là một bí mật riêng. Và Quư vị thấy ǵ trong lịch sử đă nhiều lần cha ông đă chinh phạt và đánh đuổi giặc Tàu ? C̣n quí vị, tuyên bố và tuyên ngôn đă bao nhiêu lần rồi ? Những câu hỏi này chắc ǵ quư vị trả lời trước nhân dân.

Chuyện dài của Dân Tộc Việt Nam song hành với những hành động ngạo ngược, xâm chiếm Hoàng sa, Trường sa, biên giới Phía Bắc trong quá khứ của quân thù, nỗi đau của dân tộc c̣n nguyên vẹn. Liên tiếp những lần xâm phạm lănh hải, bắn giết ngư dân, trong nhiều năm gần đây từ phía Trung Quốc gần như là một điệp khúc dài.

Báo chí đă đồng loạt đưa tin và lên án sự kiện này một cách mạnh mẽ, gay gắt nhất từ trước đến nay mà nhân dân mới ‘có thể cảm nhận’ được. Nhưng ở trên thượng tầng cao nhất vẫn chỉ là ‘khẩu chiến’ như nhiều lần trước. Sự kiện ngang ngược của Trung Quốc xâm nhập và phá hoại tài sản Quốc gia của Việt Nam đă dấy lên một làn sóng phản đối trong nhân dân. Ḷng dân đă rơ, chống Trung Quốc xâm lược là một nhiệm vụ, trách nhiệm hàng đầu của mỗi người dân Việt Nam.

Báo chí thế giới cảnh báo, Trung Quốc, mối nguy hại hiện tại không chỉ cho Việt Nam, mà c̣n là một thế lực gây nguy hại an ninh cho cả khu vực Đông Nám Á, và toàn cầu. Dă tâm bành trướng, lấn lướt đó như mỗi ngày tỏ lộ rơ ràng hơn, đặc biệt đối với Việt Nam.

Vấn đề có thể c̣n đang là câu hỏi lớn mà chưa có lời giải thích nào phù hợp, đă có nhiều lần, Trung Quốc đánh đuổi, bắn giết ngư dân Việt Nam trong vùng lănh hải thuộc chủ quyền, nhưng rốt cuộc chỉ có vài lời tuyên bố, công bố rồi lại rơi vào hư không. Như một thách thức, càng sau những tuyên bố từ bộ ngoại giao Việt Nam th́ Trung Quốc lại càng hành động xâm nhập xấc xược và rơ ràng hơn đối với chủ quyền, lănh hải của Việt Nam. Một câu hỏi lớn ?

Trong khi đó, hai bên luôn có các cuộc thăm viếng qua lại thương thảo về quân sự, kinh tế, văn hóa. Mỗi khi có cuộc ngoại giao như vậy, hệ thống tuyên truyền không quên những cụm từ chỉ về mối quan hệ khăng khít giữa Việt Nam và Trung quốc như là t́nh huynh đệ môi hở răng lạnh, mối thân t́nh chỉ thuận bốn tốt và mười sáu chữ vàng cho nhân dân được thấm nhuần.

Dư luận nhân dân Việt Nam khẳng định trong tâm thức, ư nghĩ của họ, mối thâm thù và kẻ thù truyền kiếp ghê sợ nhất là Trung Quốc. Họ sẵn sàng hi sinh tính mạng để bảo tồn sông núi nước nam. Trong những thập niên cuối thế kỷ 20, nhân dân Việt Nam đă kinh qua nhiều vụ xâm chiếm của Trung Quốc và đă chiến đấu anh dũng của cả dân tộc như chiến sự Biên giới phía Bắc năm 1979. Chiến sĩ Biệt hải Việt Nam Cộng ḥa Ngày 16 tháng 1, 1974 chống lại Trung Quốc trong trận hải chiến.

Không thể không nhắc lại t́nh yêu của sinh viên Việt Nam đối với đất nước qua các cuộc biểu t́nh trước đại sứ quán và lănh sự quán Trung Quốc tại Hà Nội và Sài G̣n năm 2007. Nguyên cớ dẫn đến vụ biểu t́nh theo như trang Blog anhbasam đă dầy công ghi chép lại đầy đủ. Đầu tháng 4-2007: hải quân Trung Quốc bắt giữ 4 thuyền đánh cá Việt Nam (gồm 41 người) hoạt động trong vùng biển gần Trường Sa. Ngày 27-6-2007 tàu hải quân Trung Quốc bắn ngư dân Việt Nam. Sáu công nhân trên tàu bị thương. Ngày 9-7-2007: hải quân Trung Quốc nă súng vào ngư dân Việt Nam, một người thiệt mạng. Hai tàu chiến của Việt Nam đến hiện trường nhưng bị hỏa lực Trung Quốc quá mạnh nên không thể đến gần. Tháng 8-2007, nhiều tàu của ngư dân Việt Nam bị bắt, nhiều người bị bắn chết, bị thương. Ngày 10-12-2007: Phản đối Trung Quốc lập Thành phố Tam Sa bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa: Người dân tụ tập bày tỏ bất b́nh (Tuổi trẻ/BNG). Ngày 11-12-2007: người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố “… quan ngại về những diễn biến mới đây ở Việt Nam. Điều đó sẽ làm tổn hại quan hệ tốt đẹp giữa hai nước“.

Nhưng cũng khá mỉa mai và ngỡ ngàng khi t́nh yêu của nhân dân và các bạn sinh viên lại bị chính các cơ quan công quyền ngăn cản, công an đàn áp, và thậm chí có nhiều người bị bắt, bỏ tù, đơn cử như Blogger Điếu cày. Đă có nhiều nhân sĩ trí thức lên tiếng chống lại Trung Quốc, bằng nhiều cách thức khác nhau, tất cả họ đều không gặp được ‘may mắn’ khi ḷng yêu nước của họ được đáp trả bởi tù tội.

T́nh yêu nước của nhân dân sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người bạn láng giềng và là t́nh đồng chí 4 tốt 16 chữ vàng. Dù là anh bạn láng giềng này ngày đêm cày xới, xâm phạm, quấy nhiễu chủ quyền toàn vẹn lănh thổ của tổ quốc Việt Nam.

Cũng thật khó khăn cho ḷng yêu nước của nhân dân được thể hiện một cách ‘tự nhiên’. Đă có nhiều ‘tuyên ngôn’ hùng hồn từ miệng của người dân, nhiều bạn trẻ khẳng khái ‘chúng tôi sẵn sàng chiến đấu hi sinh để bảo vệ tổ quốc, giữ ǵn từng tấc đất, tấc biển, quyết chống lại kẻ thù phương Bắc đến giọt máu cuối cùng’.

Đôi khi những lời yêu nước khẳng khái như thế này rất dễ trở thành tội phạm nghiêm trọng và được liệt vào hàng ‘phản động’ đồng thời bị tống vào nhà đá. Một tổ chức nào đó sẽ nói là anh ta đang kích động, chia rẽ mối thịnh t́nh , hữu hảo giữa Trung Quốc và Việt Nam. Xin nhắc lại dù Trung Quốc đang trực tiếp đe dọa chủ quyền Việt Nam.

Trung Quốc bành trướng xâm lược Việt Nam, nhân dân Việt Nam lên tiếng chống lại Trung Quốc quyết liệt, mạnh mẽ để bảo tồn sông núi. Nhưng đă có nhiều người bị bắt, bỏ tù và bị liệt vào hàng ‘thế lực thù địch’.

Xin được hỏi hồn thiêng sông núi, các vị anh hùng, liệt tổ liệt tông cho con cháu được biết câu trả lời. Đất nước nào, nơi nào, kẻ nào mới chính là ‘thế lực thù địch’ của dân tộc, tổ quốc Việt Nam?

 

Hà Nội, 01/06/2011

   Paulus Lê Sơn


<<trở về đầu trang>>
free counters