Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Xin đừng nhắc đến cụm từ ấy nữa

Xin đừng nhắc đến cụm từ ấy nữa

Trần Kỳ Trung

 

Mấy hôm nay trên VTV 1, trong chương tŕnh thời sự có đưa nhiều về h́nh ảnh của Ông Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ chính trị, chủ tịch Quốc Hội xuống cơ sở để t́m hiểu thực tế, đồng thời cũng qua những đợi thực tế này có thể để ra những chính sách đúng đắn, hợp ḷng dân.

Ông Nguyễn Phú Trọng, như trên Ti vi đưa, ông đi rất nhiều nơi ở miền tây Nam Bộ, không cho người che ô, tác phong nhanh nhẹn, áo quần gọn gàng, phát biểu không cần giấy bút với rất nhiều đối tượng, từ bà mẹ Việt Nam Anh Hùng, đến người nông dân, kỹ sư, công nhân… Có một h́nh ảnh làm tôi chú ư. Khi ông nói chuyện với cán bộ lănh đạo tỉnh Bến Tre, nếu tôi nhớ không nhầm, phía sau lưng của ông Nguyễn Phú Trọng không có ḍng chữ treo trên phông vải như mọi lần:“ Nhiệt liệt chào mừng đồng chí…. Ủy Viên Bộ chính trị,… về thăm và làm việc với tỉnh…”. Tôi nghĩ, nếu đây, đúng là yêu cầu của ông Nguyễn Phú Trọng, th́ tôi mừng. V́ với một người lănh đạo, biết nghe ư kiến dân, dù đó là ư kiến nhỏ, cũng thể hiện sự cầu thị,(1) như vậy dân sẽ dám nói. Cũng v́ suy nghĩ thế, tôi mạnh dạn góp ư với ông, cũng mong ông lắng nghe:

Trong những bài phát biểu của ḿnh, ông hay dùng cụm từ: “… Hậu quả chiến tranh c̣n rất nặng nề…”. Chẳng lẽ đất nước của chúng ta ra khỏi cuộc chiến tranh với Mỹ đă 35 năm, xong cuộc chiến tranh chống nhà cầm quyền và quân đội Trung Quốc xâm lược 31 năm, đánh thắng quân Pôn Pốt xâm lược và cứu nhân dân Căm Pu Chia khỏi họa diệt chủng cũng hơn 20 năm…tất cả lùi vao quá khứ lâu rồi, có đến hai thế hệ mới đă ra đời sau năm 1975. Sao ông vẫn dùng cụm từ đó!

Ta thử đặt câu hỏi, nguyên nhân nào đưa nền kinh tế nước ta sau năm 1975 cho đến năm 1986 vào thời kinh tế bao cấp, duy ư chí với mộng tưởng “nền kinh tế kế hoạch hóa XHCN” đẩy nền kinh tế Việt Nam vào thảm họa? Ai đẩy hơn hai triệu người Việt Nam vượt biên ra nước ngoài v́ những chính sách, lối tư duy ấu trĩ? Chẳng lẽ đó là “ hậu quả của Chiến tranh…”. Rồi bây giờ ông hăy nh́n thật kỹ sự phân hóa giầu nghèo giữa vùng nông thôn với thành thị đang diễn ra gay gắt, mầm mống làm cho xă hội mất ổn định. Chắc ông đă nh́n thấy cảnh người dân mất đất v́ những khu quy hoach treo, đi biểu t́nh đ̣i đất. Tệ nạn lăng phí một cách khủng khiếp, không thể kể hết ra đây. Nạn tham nhũng đang diễn ra lan tràn, động vào chỗ nào cũng có. Có một tầng lớp lănh đạo Đảng và Nhà nước từ cấp huyện trở lên, hiện tại được người dân gọi là ‘ tư bản đỏ”, Nếu như họ chỉ hưởng đồng lương hợp pháp, liệu có thể “giầu” như thế không? Hỏi cũng là một cách trả lời. Bộ máy nhà nước và kể cả bộ máy tổ chức của Đảng cồng kềnh, không hiểu quả, ai cũng có thể nh́n thấy! An ninh trật tự xă hội, giao thông lôi thôi, lúng túng, không thể an dân. Đă vậy, thực trạng âm mưu thôn tính của nhà cầm quyền Trung Quốc với đất nước ta ngày càng lộ liễu, nhưng sự đối phó của Đảng và Nhà nước với những âm mưu đó chưa làm cho người dân đồng thuận…Tôi chỉ kể sơ qua những sự việc trên, chẳng lẽ những sự việc đó cũng là do “… hậu quả chiến tranh …”.

Ông nhắc đến “… hậu quả chiến tranh c̣n nặng nề…”. Thường đề cập nhiều đến nạn nhân chất độc màu da cam, rồi người bị chết, bị thương do bom ḿn c̣n lại, cảnh người thương tật mất chân, mất tay, mù mắt báo chí, ti vi hàng ngày đưa…v.v…và v.v…càng nói điều đó ra, nói thật với ông, càng thấy đau ḷng. Rơ ràng chính sách của chúng ta con nhiều bất cập, thậm chí rất quan liêu nên cảnh đó cứ liên tục diễn ra. Giá như, chúng ta quan tâm thực sự bằng những chính sách thỏa đáng đến những nạn nhân đó th́ làm ǵ có gia đ́nh nhiễm chất độc da cam đẻ đến bốn, năm người con dị tật quái thai… như ở tỉnh Thái B́nh, Quảng B́nh… Hoàn cảnh của nhiều người cựu thanh niên xung phong, bộ đội phục viên… chế độ chính sách nhà nước không thể đáp ứng, họ sống khổ, sống cực, có người phải chọn cửa chùa làm nơi tá túc quăng đời c̣n lại. Có người đă thốt lên “chúng tôi giống như quả chanh vắt hết nước , bị bỏ vỏ…”.Chẳng lẽ những điều đó, chúng ta cũng nói “… Hậu quả chiến tranh …”. C̣n bao nhiêu gia đ́nh của người dân nghèo khổ trong cả nước có con hy sinh ở chiến trường K, hoặc chiến tranh chống quân bành trướng ở phía bắc, hiện giờ báo chí, ti vi… không nhắc đến… Chẳng lẽ đó cũng là do “… hậu quả chiến tranh nặng nề…”.

Đất nước của chúng ta, tất nhiên phải cảnh giác bởi có nhiều thế lực lớn đang muốn thôn tính đất đai, biển, đảo… nhưng trên thực tế là đất nước ḥa b́nh. Khao khát cháy bỏng của cả dân tộc là xă hội chúng ta đang sống và tôi tin , ông cũng đang muốn, phải xây dựng một xă hội lành mạnh, phát triển toàn diện. Lẽ ra, với thời gian ḥa b́nh dài như vậy, chúng ta đủ trí và lực làm việc đó. Nhưng… tại sao đến tận bây giờ, những người lănh đạo Đảng và nhà nước ta, thậm chí cả trong những báo cáo quan trọng, vẫn nhắc đi ,nhắc lại cụm từ: “…Do hậu quả chiến tranh nặng nề” để giải thích sự yếu kém về quản lư kinh tế, xă hội chưa ổn định.

Nhắc lại cụm từ đó, thực chất là sự bao biện, hay nói thật rơ, đường lối lănh đạo kinh tế của Đảng và nhà nước ta có những sai lầm nghiêm trọng. Tất nhiên, nền kinh tế của nước ta, sau hai mươi năm của “ đổi mới” có những khởi sắc, nhưng so với các nước trên thế giới và ngay cả các nước trong khu vực Đông Nam Á, nền kinh tế của nước ta chưa là ǵ cả. Hộ nghèo vẫn chiếm một tỷ lệ rất lớn, số lượng người thất nghiệp rất cao đến độ phải đi xuất khẩu lao động làm những nghề khốn nạn, bị chủ người nước ngoài bóc lột một cách thậm tệ, có bao nhiêu người con gái lấy chồng ngoại để mưu sinh cho bản thân và gia đ́nh… Tất cả điều đó, tôi trả lời dứt khoát với ông , không phải do “…hậu quả chiến tranh nặng nề…”. Ông hăy nh́n sang hai nước Đức và Nhật, nếu nói về hậu quả chiến tranh của hai nước này thật khủng khiếp. Vừa là nước thua trận, số lượng người chết nhiều hơn Việt Nam, c̣n sự tàn phá chiến tranh, cũng hơn Việt Nam. Thủ đô Béc Linh (Đức) tan hoang, nước Nhật hứng trọn hai quả bom nguyên tử của Mỹ nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, kinh tế của hai nước đó hồi phục và phát triển, xă hội ổn định, đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao. Bây giờ vị thế hai nước đó trên bản đồ thế giới có vai tṛ rất quan trọng. V́ sao họ làm được việc đó, và không phải giải thích: “do hậu quả chiến tranh rất nặng nề” để biện minh những việc làm yếu kém!!! Theo tôi nghĩ, có thể không đồng quan điểm với ông, v́ người lănh đạo của những đất nước này biết đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, trên cả quyền lợi một chính đảng, tất cả v́ quyền lợi dân tộc. C̣n ở nước ta… Nếu Đảng Cộng Sản Việt Nam làm được điều này, đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, coi sự tồn vong của một dân tộc lớn hơn sự tồn vong của một chính thể, một giai cấp, đất nước ta sẽ có những bước tiến lớn mạnh về cả kinh tế, xă hội, quân sự và được các nước trên thế giới nể trọng.

Lúc đó, cho dù kinh tế, xă hội nước ta phát triển đi lên nhưng chưa xứng với tầm vóc, vị thế của một dân tộc, nhưng dân tộc vẫn đồng ḷng cùng với những người lănh đạo đất nước t́m ra quyết cách đúng để giữ vững giang sơn, sự nghiệp của tổ tiên, cha ông để lại, Và nếu lúc đó, ông vẫn ở vị trí lănh đạo, tôi tin khi giải thích với Quốc dân đồng bào về những việc ḿnh chưa làm được, ông sẽ không phải dùng cụm từ: “…hậu quả chiến tranh nặng nề…” để mong mọi người… thương hại!

*
 

(1) trên một số trang blog cá nhân, đă góp ư với các vị lănh đạo Đảng và Nhà nước ta khi xuống cơ sở làm việc không nên để người cầm ô che mưa, che nắng… đây là một h́nh ảnh phản cảm, không đúng với lời dạy của cụ Hồ “cán bộ là đầy tớ của người dân”. Tôi nhận thấy, gần đây nhiều vị lănh đạo Đảng và nhà nước ta khi đi xuống cơ sở đă tự tay cầm ô che mưa, che nắng, không nhờ người khác làm việc này. Một h́nh ảnh biểu hiện sự cầu thị của người lănh đạo. Giá như bỏ cả chuyện người lănh đạo khi xuống cơ sở, trống rung cờ mở, người xếp thành hàng vẫy cờ đón chào, đi trước xe cảnh sát rú c̣i, mở đường, chăng khẩu hiệu “nhiệt liệt chào mừng đồng chí…”… th́ tốt bao nhiêu.


<< trở về đầu trang >>
free counters