Roger Mitton
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
Việt Nam khoác một bộ mặt vui vẻ – Nhưng đừng nghe lời Hà Nội rằng đây là nơi đầu tư tốt hơn Thái Lan.
Thật buồn khi chứng kiến t́nh trạng rối loạn trên những đường phố Bangkok.
Nhưng càng buồn hơn khi thấy những đối tác “anh em” trong khối Asean đă t́m cách trục lợi từ những khó khăn của nước này.
Hăy xem Việt Nam.
Đảng Cộng sản đang nắm quyền của quốc gia này đă công khai dùng cơn khủng hoảng chính trị tại Thái Lan để vun xới sự hậu thuẫn đang tàn lụi đối với chính quyền độc đảng của chính họ.
Các nhà báo ở Hà Nội xác nhận rằng hệ thống truyền thông do chính quyền kiểm soát đă được chỉ đạo phải chú trọng việc tường thuật những cuộc biểu t́nh tại Thái Lan và vẽ ra một tương phản rơ nét giữa sự hỗn loạn tại đấy với nền ổn định trong nước.
Giới truyền thông cũng được lệnh nhấn mạnh quan điểm rằng những doanh nghiệp nước ngoài giờ đây sẽ muốn đầu tư vào Việt Nam hơn là ở Thái Lan bất ổn.
“Thật hợp lư để nói rằng các nhà đầu tư ngoại quốc sẽ chuyển những cơ sở đầu tư của họ từ Thái Lan sang Việt Nam,” Ông Phạm Chiến Khu, giá đốc Viện nghiên cứu Quan điểm Xă hội, một đơn vị trực thuộc Uỷ ban Tuyên huấn của Đảng Cộng sản nói với cơ quan truyền thông DPA của Đức.
“Những nhà đầu tư nhận thấy Việt Nam đang có một chế độ chính trị ổn định, v́ thế những ai đang đầu tư ở Thái Lan thay v́ thế sẽ chọn Việt Nam.”
Vâng, họ có thể làm thế. Nhưng mặt khác, nếu họ là những doanh nhân từng trải biết cất công t́m hiểu, có thể là họ sẽ không. Thực tế cho thấy rằng Việt Nam vẫn nằm xa sau Thái Lan trong tất cả những lĩnh vực mà các nhà đầu tư cần cân nhắc.
Trong bản xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đứng thứ 93 trên tổng số 183 quốc gia về điều kiện kinh doanh dễ dàng. Thái Lan đứng thứ 12.
Thật thế, bỏ qua mọi biến động xă hội, thái Lan đă ghi dấu ba thập niên tăng trưởng đều đặn và giữ nguyên là nền kinh tế lớn thứ hai trong khối Asean và là trung tâm sản xuất của khu vực. Khả năng thanh toán nợ, nguồn dự trữ quốc gia và giá trị đồng tiền vẫn đang mạnh – trái ngược với tiền Đồng cục bộ và yếu kém, nguồn dự trữ quốc gia cạn kiệt và tỉ lệ thâm thủng mậu dịch đang nảy nở ở Việt Nam.
Với tỉ lệ lạm phát lên đến con số hàng chục của Việt Nam, lực lượng nhân công bất ổn và cơ sở hạ tầng thảm hại, thật là quá hoang tưởng khi giới lănh đạo đảng lại có thể cho rằng các doanh nhân ưa chuộng họ hơn là Thái Lan. Các đồng chí đang mơ mộng quá. Điều này sẽ không xảy ra.
Hăy nh́n vào những con số của quí vị. Năm ngoái, đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam giảm 70 phần trăm xuống c̣n 21,5 tỉ Mỹ kim so với 71,7 tỉ Mỹ kim trong năm 2008.
Nạn tham nhũng cục bộ, việc thiếu trách nhiệm và thiếu minh bạch cũng như những luật lệ đáng sợ là những trở ngại đối với đầu tư nước ngoài. Những quan chức ở Hà Nội thường xuyên công bố những biện pháp chống tham nhũng, nhưng chúng luôn mất hiệu quả khi những phóng viên bị bắt giữ v́ tội tường thuật những vụ hối lộ tai tiếng.
T́nh h́nh sẽ trở nên tồi tệ hơn trong một thời gian ngắn sắp đến khi các quan chức tranh nhau các vị trí trước thềm đại hội toàn quốc thứ 11 của Đảng Cộng sản vào tháng Giêng năm tới. Việc tranh chấp nội bội này sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đối với nền kinh tế Việt Nam so với những vụ biểu t́nh xa xôi ở Bangkok.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chẳng thực sự thoát khỏi t́nh trạng bất ổn xă hội của chính ḿnh.
Con số các vụ đ́nh công, phản đối và tranh chấp đất đai đang tăng trong những năm vừa qua, thường gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nước ngoài.
Vài tuần trước, hơn 10 ngh́n công nhân đă đ́nh công để phản đối mức lương thấp và điều kiện làm việc khủng khiếp tại một nhà máy giày Đài Loan ở phía nam tỉnh Đồng Nai.
Ngày 5 tháng Tư, những công nhân đ́nh công đă tập trung tại Quốc lộ 1, tạo ra một vụ kẹt xe khổng lồ, và khi công an bắt giữ một công nhân, những đồng nghiệp của anh ta đă bao vây các nhân viên công an và bắt buộc họ trả tự do cho anh ta.
Nghe có vẻ giống phe Áo Đỏ ở Thái Lan? Nên nhớ rằng đă có đến 330 vụ đ́nh công tương tự trong ṿng sáu tháng qua ở Việt Nam.
Trong khi đó, mặc dù lượng du khách đến Thái Lan bị giảm bớt, con số này cũng không quá thấp so với Việt Nam, nơi sự suy giảm khách du lịch nước ngoài giảm 18,7 phần trăm chỉ trong ṿng năm ngoái.
Trong chuyến đi thăm Washington tháng trước, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đă cam kết với cái vị đứng đầu doanh nghiệp c̣n hoài nghi của Hoa Kỳ rằng chính quyền của ông sẽ làm việc để phát triển môi trường đầu tư cũng như nâng cấp cơ sở hạ tầng quá tệ hại.
Ông Nguyễn Tấn Dũng nói: “Chính phủ Việt Nam nhận thức rất rơ những khó khăn trong môi trường đầu tư, đặc biệt là cơ sở hạ tầng như đường xá, bến cảng và năng lượng.”
Hăy lưu ư điều này khi bạn nghe những tuyên bố buồn cười về việc các nhà đầu tư chuyển hướng từ Thái Lan sang Việt Nam.
Và cũng không nên tin vào những ai nói rằng Việt Nam không c̣n là một chính thể Cộng sản thực thụ mà v́ lư do nào đấy đă trở thành một điểm nóng thu hút thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản. Uỷ ban Trung ương, cơ quan toàn quyền quyết định của Đảng, vừa chấm dứt khóa họp toàn thể vào tháng Ba qua với lời hiệu triệu ầm ĩ tiến lên chủ nghĩa xă hội trong thập niên tới.
Đă gần 25 năm kể từ chính sách đổi mới kinh tế được đề ra nhằm giải phóng thị trường và cho phép doanh nghiệp nảy nở. Nhưng nó vẫn chưa được áp dụng một cách đúng đắn và những công ty nhà nước thiếu hiệu quả trầm trọng vẫn thống lĩnh nền kinh tế.
Trong Hội nghị Asean vừa qua ở Hà Nội, một đại sứ khu vực đă nói với tôi rằng không có cảm giác rằng chính quyền này hiểu biết tí ǵ về kinh tế. Chẳng có một phương hướng nào cả. Ngoại trừ khi những con khủng long của Đảng t́m được hướng đi và nới lỏng sự kiểm soát kinh tế và chính trị của họ, Việt Nam sẽ chẳng đuổi kịp được Thái Lan.
Roger Mitton là một cựu phóng viên Asiaweek và là cựu trưởng văn pḥng tờ The Straits Times tại Hà Nội và Washington. Ông đă tường tŕnh về Đông Nam Á trong 25 năm qua.
Nguồn: Today Online
@X-Cafe