Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Từ những lệnh "cấm"

Từ những lệnh "cấm"


GS. Tương Lai

 

Cấm hàng rong, cấm những người bán hàng lưu niệm trên đường phố chèo kéo khách du lịch, cấm xe ba bánh tự chế gây ách tắc giao thông và mất vẻ mỹ quan thành phố…

Xem ra đều có lư do chính đáng cả. Để xây dựng một xă hội văn minh, hiện đại th́ sớm muộn những điều đáng phải “cấm” kia cũng phải thực hiện thôi.

Và “cấm” chính là một giải pháp chẳng đặng đừng của hoạt động quản lư xă hội. Nhưng bộ máy quản lư nhà nước ngoài quyền “cấm” c̣n nhiều chức năng quan trọng khác để điều hành guồng máy hoạt động xă hội mà “cấm” là giải pháp dễ nhất. Mà v́ dễ nhất nên hay được dùng nhất. “Cái ǵ không quản được th́ cấm”, đó là điều không chỉ mới xảy ra, nó đă trở thành căn bệnh kinh niên của những người quản lư bất tài có pha vị “vô cảm”. Vô cảm trước đời sống của con người là đối tượng của cái lệnh cấm đó. Mà những con người ấy th́ tuyệt đại bộ phận là người nghèo.

Chưa đến cái mức suy nghĩ tệ hại đáng lên án như kẻ nào đó mà Báo Thanh Niên ngày 26-1 vừa đưa tin “Đô thị hôm nay là để cho những người có tiền sống và những người nghèo ở muôn phương xin đừng về Hà Nội kiếm ăn làm nhếch nhác cái đô thị này” nhưng thiếu sự trù liệu xem những thân phận bị những lệnh “cấm” kia dồn vào rồi sẽ ra sao nếu không có những giải pháp hỗ trợ chính là điều cần phải suy nghĩ. Lệnh “cấm” phải đi liền với giải pháp cứu nguy!

Đất nước tôi vẫn lầm than !

Xin chỉ nói đến một chuyện “hàng rong”. Rồi đây, khi hội nhập đi vào chiều sâu, các cửa hàng tạp hóa bán lẻ rồi sẽ khó tồn tại nếu không có chiến lược kinh doanh thích hợp chứ chưa nói đến tiểu thương và hàng rong. Nhưng cũng v́ thế mà ngay từ bây giờ đă phải trù liệu những giải pháp chủ động tháo gỡ. Đó chính là đ̣i hỏi của quản lư. Đấy là chưa nói hiện nay hàng rong vẫn đang là một giải pháp quen thuộc trong phân phối và tiêu dùng xă hội đang cần, lại là nguồn việc làm cho hàng triệu con người trên cả nước. Chỉ tính riêng Hà Nội đă có tới 1,16 vạn người, trong đó 93% là phụ nữ tuổi từ 40 trở lên.

Những gánh hàng rong của những người mẹ, người vợ, người chị ấy sẽ nuôi sống nhiều thân phận khác trong gia đ́nh của họ! Xưa kia Nguyễn Du đă từng xót xa, thông cảm với những “đ̣n gánh tre chín dạn hai vai” của phụ nữ Việt Nam sớm khuya tần tảo gánh trên đôi vai gầy c̣m của ḿnh cả cuộc sống gia đ́nh. Họ cũng muốn có một cửa hàng buôn bán, chẳng qua v́ nghèo khổ mà phải đi bán rong. “Nợ áo cơm phải trả đến h́nh hài” cũng là chuyện không ai muốn.

Giá mà trước khi ban ra lệnh “cấm”, người “công bộc của dân” phải tính giúp dân liệu họ rồi sẽ sống ra sao. Suy từ đó ra, các lệnh cấm khác cũng đều nên có “lộ tŕnh” như vậy. Không có “lộ tŕnh” hợp lư th́ người ngoài sẽ nhanh nhạy khai thác ngay cái lệnh “cấm” đó để kiếm chác trên sự cùng quẫn của người bị cấm như chuyện “xe lôi Trung Quốc” với lệnh cấm xe ba bánh tự chế, hay chuyện cấm việc giữ xe máy trên đường phố để rồi phải sửa v́ đó là nhu cầu hàng ngày không thể không có của dân.

Được thế th́ dân sẽ tâm phục, khẩu phục mà chấp hành.

C̣n dân th́ mong sẽ có một lệnh “cấm” hết sức quan trọng: cấm những kẻ bất tài và vô cảm với thân phận con người ngồi vào cái ghế của những công bộc của dân.

 

Nguyên viện trưởng Viện Xă Hội Học

Giáo sư Tương Lai


<< trở về đầu trang >>
free counters