Trung Quốc dấn sâu vào việc bảo vệ vùng biển
Minnie Chan and Agencies
Trung Quốc nổi lên như là một cường quốc trên biển và gia tăng sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên trên đại dương, có nghĩa là Bắc Kinh sẽ kiên quyết trong các tranh chấp lănh hải để bảo vệ lợi ích của ḿnh, các chuyên gia nói.
Trong hai thập kỷ qua, Bắc Kinh đă giải quyết tranh chấp đất đai lănh thổ với tất cả các nước láng giềng ngoại trừ Ấn Độ, đôi khi có những nhượng bộ được những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan xem là quá lớn, chuyên gia an ninh có trụ sở tại Thượng Hải, ông Ni Lexiong nói.
Nhưng Trung Quốc đă không thỏa hiệp bất cứ điều ǵ khi tranh chấp lănh thổ trên biển bởi v́ nó đă biến từ một nước nông nghiệp thành một cường quốc hàng hải.
Ông Ni nói: “Ngày càng có nhiều người bắt đầu nhận ra các nguồn tài nguyên dưới nước nhiều như thế nào. Chính phủ của chúng tôi sẽ không bao giờ nhượng bộ. Sự phụ thuộc ngày càng gia tăng của Trung Quốc vào năng lượng trên biển, thương mại, và thực phẩm có nghĩa là Bắc Kinh sẽ từ chối thỏa hiệp”.
Bắc Kinh được xác định bảo vệ vùng biển mà họ xem là của riêng ḿnh. Họ đă gửi các tàu hải quân và các tàu giám sát để tuần tra vùng đặc quyền kinh tế của họ đi xa và thường hơn trong quá khứ. Tuy nhiên, phần lớn là các khu vực tự xác định này chồng lấn với các khu vực mà các nước láng giềng xác định, thiết lập giai đoạn cho các cuộc đối đầu.
Ông Katsuya Okada, Ngoại trưởng Nhật Bản, hôm qua đă triệu tập đại sứ Trung Quốc đến để phản đối việc một tàu hải quân Trung Quốc rượt đuổi một tàu khảo sát của Nhật hôm thứ hai ở một khu vực tranh chấp trên Biển Hoa Đông, khoảng 320 km về phía Tây Bắc của ḥn đảo Amami Oshima, thuộc miền nam nước Nhật, trong vùng biển mà cả hai bên đều cho là vùng đặc quyền kinh tế của ḿnh.
Tàu tuần tra Ngư Chính của Trung Quốc |
Bà Khương Du, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho biết, tàu Trung Quốc hành động trong quyền hạn của ḿnh. Bà nói: “Hoàn toàn hợp pháp để một tàu khảo sát hàng hải Trung Quốc thực hiện các hoạt động bảo vệ luật pháp trong vùng biển này”.
Việc căi vặt mới nhất này giữa hai nước xảy ra sau một phản đối hồi tháng trước về việc một chiếc trực thăng Trung Quốc đă bay quá gần một tàu khu trục của Nhật Bản.
Trung Quốc cũng có tranh chấp với các nước láng giềng khác. Việt Nam cho biết họ có kế hoạch phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc, vi phạm chủ quyền của ḿnh trên các quần đảo tranh chấp ở Biển Đông. Hai nước tham gia vào một cuộc tranh chấp lâu nay về việc kiểm soát quần đảo Trường Sa và một quần đảo khác ở phía Bắc, quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đă chiếm đóng.
Giáo sư Wang Hanling, một chuyên gia về vấn đề hàng hải và luật pháp quốc tế tại Học viện Khoa học Xă hội Trung Quốc cho biết, tranh chấp lănh thổ trên biển giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng đă trở nên nóng bỏng khi Trung Quốc nổi lên thành một cường quốc trên biển.
Ông Wang nói: “Thật vậy, các tranh chấp như thế đă tồn tại kể từ khi dầu mỏ và các nguồn tài nguyên trên biển khác đă được phát hiện ở quần đảo Điếu Ngư và quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông và Biển Hoa Đông trong thập niên 70″.
“Có một đề nghị về việc thuyết phục tất cả các nước Đông Nam Á tham gia với nhau để chiến đấu với Trung Quốc về việc tranh chấp lănh hải trong thập niên 70, điều này đă làm cho Bắc Kinh quan ngại”.
Tuy nhiên, ông cho biết, Bắc Kinh đă gạt bỏ mối quan tâm này sau khi thấy không có hành động nào hơn 30 năm sau.
Ông Wang nói: “Chúng tôi thấy các nước láng giềng có tranh chấp lănh thổ trên biển căi nhau ầm ĩ và có các lợi ích quốc gia để bảo vệ, điều này rất khó cho họ xây dựng một mặt trận thống nhất chống lại Trung Quốc. Ngay cả khi họ thành công trong việc cùng tham gia với nhau, họ vẫn không đủ mạnh để đánh bại Trung Quốc”.
Với lập luận rằng quyền chủ quyền của Trung Quốc và hành chính của các đảo ở vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông đă được thành lập bằng văn bản cách đây 1.000, ông Wang cho biết Bắc Kinh sẽ bám vào lập luận này.
Người dịch: Ngọc Thu –
Quỹ Nghiên cứu Biển Đông