Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

T́nh Trạng Chậm Tiến Và Tụt Hậu Việt Nam Hiện Nay Là Do Dân Trí Và Văn Hóa VN Kém

T̀NH TRẠNG CHẬM TIẾN VÀ TỤT HẬU VIỆT NAM

 HIỆN NAY LÀ DO DÂN TRÍ VÀ VĂN HÓA VN KÉM?

 

Ngày hôm nay t́nh trạng chậm tiến và tụt hậu của Việt Nam không ai có thể chối căi: Việt nam là một trong 40 nước chậm phát triển nhất thế giới, với sản lương tính theo đầu người hàng năm là sấp xỉ 1.150$, vừa thoát  ngưỡng cửa của nghèo đói, để theo kịp Thái lan, với 4 060$, VN phải mất 50 năm ; theo kịp Nam Hàn, Đài loan, với 17 810$ và 16 430$, phải mất 150 năm; theo kịp Tân gia ba, với 35.630$, phải mất 197 năm. 1/3 trẻ em Việt Nam thiếu dinh dưỡng; tŕnh độ giáo dục đại học của Việt Nam thấp nhất trong 10 nước Đông Nam Á. Đại học Hà Nội được coi là đại học khá nhất Việt Nam, đứng vào hàng thứ 80 trong 80 đại học của vùng này. Theo một nghiên cứu gần đây, trong 200 đại học khá nhất Á châu, không có tên một đại học VN (Theo báo điện Tử Anhduong.net, ngày28/05/10, Tŕnh độ Đại học Việt Nam). Chính quyền cộng sản Việt Nam có nhờ đại học Harward làm một cuộc nghiên cứu về t́nh trạng đại học Việt Nam, th́ họ đi đến kết luận là không một đại học Việt Nam nào có đủ tiêu chuẩn đại học quốc tế.Việt Nam là một trong những nước mà bằng cấp giả nhiều nhất.

Sau đây là một phần Bảng đánh giá giáo dục VN:

 

Chỉ số sáng tạo

Quốc gia 

Số bằng sáng tạo được cấp năm 2006

Nam Hàn

102.633

Trung cộng

26.292

Tân gia Ba

995

Thái lan

158

Mă lai

147

Phi luật tân

76

Việt Nam

00

                                 

Những bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học năm 2007

 

Cô Sở

Quốc gia 

Số bài viết

Đại học quốc gia Hán thành Nam Hàn

5.060

Đại học Tân gia Ba Tân gia ba

3.598

Đại học Bắc kinh Trung cộng

3.219

Đại học Phúc Đan Trung cộng

2.343

Đại học Mahidol Thái lan

950

Đại học Chulalongkun Thái lan

822

Đại học Mă lai Mă lai

504

Đại học Phi luật Tân  Phi luật Tân

220

Đại học quốc gia VN (Hà nội và Sai g̣n)  

52

Viện khoa hoc và công nghiệp VN  

44

   

(Theo Bảng đánh giá về giáo dục VN của Đại học Harward năm 2009 – Do Chinh phủ VN yêu cầu thực hiện).

 

Không những giáo dục xuống cấp, mà đạo đức suy đồi, tỷ lệ trẻ em phạm pháp, phụ nữ phá thai đứng đầu thế giới. T́nh trạng tham nhũng, hối lộ cũng là một trong những nước đứng hàng đầu thế giới.

T́nh trạng đó, có người cho rằng đó là v́ dân trí Việt Nam thấp, văn hóa Việt Nam tồi.

Có phải thế không?

Hay c̣n do những nguyên do khác?

 Một câu trả lời có vẻ vừa khoa học, vừa trí thức, vừa đạt nhân quân tử, đó là t́nh trạng dân trí thấp, văn hóa tồi, nên t́nh trạng phát triển xă hội thấp và tồi.

Nó khoa học ở chỗ đó là chính con người làm nên văn hóa, văn minh, làm nên những thể chế chính trị. Nay văn hóa, văn minh, thể chế chính trị xấu, đàn áp, độc tài là do chính dân tộc đó, văn hóa đó tạo lên.

Nó c̣n có vẻ triết trung, trí thức ở chỗ là và c̣n là quân tử ở chỗ tự nhận lỗi: “Lỗi ai nên lỗi tại ḿnh“, can đảm nhận lỗi, “Lỗi, lỗi tại con mọi đàng.”

Và từ đó, để kiếm ra những thí dụ minh chứng, th́ thật dễ dàng, v́ dân tộc nào cũng có những cái hay và cái dở, văn hóa nào cũng có mặt tốt mặt xấu, t́m ra cái dỡ để cắt nghĩa một t́nh trạng đang hiện hữu th́ thật là không khó khăn, như dân tộc Việt Nam không có tinh thần kỷ luật, hay “đái đường”, hay chỉ trích lẫn nhau, không biết tổ chức, dân trí không cao, không biết ǵ về tự do, dân chủ vân và vân vân và c̣n nhiều tật xấu khác.

Quan điểm và lập luận trên có vẻ khoa học, trí thức và triết trung; nhưng thực tế nó chẳng khoa học, trí thức và triết trung ở chỗ nào cả.

Nó không khoa học v́ đă mang cách suy luận và khảo xát của khoa học chính xác như toán học, vật lư, hóa học áp dụng vào khoa học nhân văn. Với khoa học chính xác th́ chúng ta biết rơ đâu là nguyên nhân, đâu là hậu quả ( causes et conséquences); như 2 nguyên tử Hydrogène cộng thêm 1 nguyên tử Oxygène th́ làm nên Nước. Nguyên nhân ắt có của Nước là Hydrogène và Oxygène, nguyên nhân đủ là 2 nguyên tử Hydrogène và 1nguyên tử Oxygène. Trong khi đó để t́m ra nguyên nhân của một t́nh trạng tân tiến hay tụt hậu của văn hóa, văn minh hay dân trí th́ không phải dễ và biết thế nào là nguyên nhân ắt có, biết đâu là nguyên nhân đủ. Thêm vào đó trong khoa học nhân văn, cái này có thể lúc đầu là nguyên nhân, sau lại trở thành hậu quả, rồi tương tác lẫn nhau về sau đó; người ta không thể phân biệt được đâu là hậu quả, đâu là nguyên nhân.

Chủ trương mang khoa học chính xác áp dụng cho khoa học nhân văn, đây là chủ trương của trường phái duy lư, duy khoa học của Tây phương vào thế kỷ thứ 19, trong do có trường phái duy vật của K. Marx. Nhưng ngày hôm nay người ta thấy không những nó có tính cách máy móc , mà c̣n sai lầm, và ngay cả không khoa học. Chúng ta hăy lấy quan niệm duy vật sử quan của Marx để rơ.

Theo Marx, xă hội gồm có 2 tầng kiến trúc: hạ tầng cơ sở (infrastructute) và thượng tầng cơ sở (superstructure).

Hạ tầng gồm có sức sản xuất, phương tiện sản xuất và kỹ thuật sản xuất.

Thượng tầng gồm có nhà nước, luật pháp, văn hóa, nghệ thuật, triết học, tôn giáo.

Chính hạ tầng quyết định thượng tầng, theo Marx.

Cách chia xă hội ra như vậy, th́ mới nh́n có vẻ rơ ràng, khoa học, nhưng thực tế không có rơ rang và khoa học một chút nào cả, v́ 2 tầng tưởng là không liên quan với nhau, nhưng lại liên quan với nhau, v́ kỹ thuật sản xuất là liên quan đến khoa học, văn hóa, văn minh, nó dính lên thượng tầng. Từ đó ảnh hưởng hạ tầng và thượng tầng có tính cách hổ tương, chứ không có tính cách một chiều, chỉ từ hạ tầng lên, hay chỉ từ thượng tầng xuống.

Đây cũng là quan niệm cách mạng từ trên xuống dưới hay cách mạng từ dưới lên trên. Thật ra để làm cách mạng th́ cần đến giai tầng b́nh dân công nông; nhưng để cách mạng thành công, th́ cần đến giai tầng trí thức. Điểm này, chính Lénine đă nh́n ra sai lầm của Marx. V́ vậy Lénine có viết: “Nếu không có ư thức cách mạng, th́ không có cách mạng“ (Sans conscience révolutionnaire, pas de revolution). Đó là làm cách mạng từ trên xuống dưới qua tư tưởng. Lénine không muốn dùng “ tư tưởng” nên đă thay thế bằng chứ “ư thức”; nhưng cũng có nghĩa như nhau.

Chính v́ nghĩ hạ tầng quyết định thượng tầng, nên Marx đă ngồi chờ xuốt cả đời cách mạng tất yêu. Nhưng cách mạng tất yếu không đến với Marx.

Sau này nhà tư tưởng cộng sản lớn của Ư và của thế giới, ông Gramsci, đă bổ túc tư tưởng của Marx. Đó là ông lấy mô h́nh của Marx, nhưng ông thêm vào Vùng ảnh hưởng ( sphère d’influence) giữa hạ tầng và thượng tầng. Theo Gramsci, th́ vùng ảnh hưởng này bao gồm tất cả những “ Tinh Anh “ (Elites) của một xă hội và sẽ hướng dẫn định đoạt t́nh trạng tiến hay lùi của văn hóa, của dân trí xă hội đó.

Trở về với đề tài “t́nh trạng tụt hậu chậm tiến VN là do dân trí, văn hóa Việt Nam thấp kém hay là do đâu?”

Câu trả lời là do cả 2, cả do dân và do chính quyền, nhà nước.

Nhất là gần đây, những công tŕnh nghiên cứu về hiện tượng chậm tiến của nhiều nhà kinh tế, trong đó có công tŕnh nghiên cứu của ông Amartya Senn, giải Nobel Kinh Tế về vấn đề này, năm 1998, th́ người ta nh́n thấy rơ là lỗi phần lớn tại những chính quyền, thể chế chính trị. Ông cho rằng chính những thể chế chính trị độc tài không những đă tạo nên nạn chậm tiến, mà đồng thời c̣n là nguyên nhân của t́nh trạng dân trí thấp và văn hóa kém.

Ông viết:

“Suốt một nửa thế kỷ qua, qua những công tŕnh nghiên cứu, người ta thấy những dân tộc Á Phi, Nam Mỹ chậm tiến, ít là nạn nhân của những thiên tai, ít là nạn nhân của những thế lực bên ngoài; mà phần lớn lại là nạn nhân của những thế lực bên trong, những chính quyền độc tài, tả cũng như hữu, đă coi dân như cỏ rác, coi tài sản của dân như tài sản của gia tộc, của một nhóm người, của một đảng.”

Trong bài báo trên tờ Le Monde, ngày 28/10/1998, với đề tựa “Không có một nền kinh tế tốt, nếu không có thực sự dân chủ” ( Pas de bonne économie, sans vraie démocratie), ông kết luận:

“Những nạn đói giết cả triệu người trong những nước khác nhau, nhưng nó không giết những ông chủ chính quyền độc tài. Những ông vua và tổng thống, những ông công chức và ông chủ của họ, những ông sĩ quan và những ông tư lệnh, các ông này không bao giờ chết đói.”

Chúng ta không cần nh́n xa, chúng ta chỉ cần nh́n 2 nước Nam Hàn và Bắc Hàn, chúng ta sẽ thấy rất rơ là chế độ chính trị ảnh hưởng rất mạnh trên sự phát triển về đủ mọi phương tiện của một dân tộc, chứ không phải v́ dân trí và văn hóa của dân tộc đó.

Dân Bắc Hàn sinh ra không ngu hơn dân Nam Hàn,  văn hóa Bắc Hàn lúc đầu chia đôi đất nước không kém Nam Hàn. Nhưng ngày hôm nay, sau hơn nửa thế kỷ bị cai trị độc tài bởi Đảng Cộng Sản, Bắc Hàn đă và đang chết đói. Trong khi đó Nam Hàn, mặc dầu mới bước vào dân chủ vào giữa thập niên 80, mà đă trở thành đại cường quốc kinh tế, không thua bất cứ một cường quốc nào. Gần đây, một quốc gia Ả rập muốn xây mấy nhà máy nguyên tử, trị giá cả mấy chục tỷ $, nước Pháp là nước dẫn đầu từ lâu trong lănh vực này, tưởng rằng sẽ trúng tuyển đấu thầu xây cất; nhưng rốt cuộc chính lại là Nam Hàn, v́ họ xây vừa rẻ và vừa tốt. Cách đây mấy năm, Tổ chức các nước phát triển trên thế giới (O.C.D.E.) có làm một cuộc nghiên cứu về kiến thức tổng quát của những người thợ chuyên môn ( ouvriers specializes), hỏi mỗi quốc gia 1 000 người thợ; kết quả cho thấy Nam Hàn đứng đầu trên thế giới.

Trong khi đó, ở Việt Nam, chính quyền cộng sản, như Bắc Hàn, đă và đang là cản trở chính cho sự phát triển đất nước, không nhận lỗi, mà  lại t́m cách đổ lỗi cho dân và cho văn hóa.

Mới ngày nào, vào những thập niêm 70, th́ cũng giới lănh đạo và trí thức cộng sản hèn mạt này tung hô dân Việt Nam là đỉnh cao trí tuệ của loài người tiến bộ, viết những quyển sách “Người Việt cao quí“, thế mà ngày hôm nay, lại chê dân trí và văn hóa Việt là thấp kém, dân Việt chưa đủ tŕnh độ để hưởng những quyền tự do căn bản, cố vặn óc, bóp tim để bênh vực chế độ độc đoán độc tài.

Ngày nào dân Việt c̣n có những người lănh đạo như Đỗ Mười thiến heo, Lê đức Anh, cai phu đồn điền, có những trí thức xưa kia như Tố Hữu khóc Staline; và ngày hôm nay có giáo sư viện sĩ Tương Lai cho rằng tư tưởng của Hồ chí Minh cao hơn cả tư tưởng của Marx (1), và một số trí thức, vô t́nh hay cố ư, chạy tội cho bạo quyền, đổ lỗi cho dân, cho văn hóa, về hiện tượng tụt hậu, chậm tiến VN, th́ ngày đó đất nước và dân tộc Việt không thể nào theo kịp những nước tự do, dân chủ trên thế giới.

 

Paris ngày 28/05/2 010

Chu chi Nam

 

(1)   Xin xem thêm: “ Một vài suy nghĩ về bài “ Thời đại mới, tư tưởng mới của ông Hoàng Tùng”, trên Google hay trên:

http://perso.orange.fr/chuchinam/


<< trở về đầu trang >>
free counters