Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Thánh lễ đón Đức Tân TGM Phó Hà Nội với những nét lạ lùng

Thánh lễ đón Đức Tân TGM Phó Hà Nội với những nét lạ lùng

 

VRNs (08.05.2010) – Hà Nội - Ngày 7/5/2010, đúng ngày kỷ niệm Giải phóng Điện Biên, tại Tổng Giáo phận Hà Nội có sự kiện trọng đại: Thánh lễ ra mắt TGM Phó Hà Nội Phêrô Nguyễn Văn Nhơn tại nhà thờ Chính ṭa. Thánh lễ đă diễn ra trang nghiêm nhưng cuộc đón tiếp có đủ cả nhiều trạng thái t́nh cảm.

Nhà thờ Lớn Hà Nội, 1 giờ trước Thánh lễ

 

Từ một bản thông báo “lạ”

Ngày 29/4/2010, từ Ṭa TGM Hà Nội ra một bản thông báo về “Thánh lễ tạ ơn chào đón Đức Tân TGM Phó Hà Nội Nguyễn Văn Nhơn”.

Sẽ không có ǵ đáng chú ư, nếu bản thông báo không có thêm hàng chữ “Để thánh lễ được trang nghiêm, trật tự và sốt sáng, xin anh chị em không mang những ǵ không cần thiết cho thánh lễ và tránh mọi thái độ, cử chỉ, hay lời nói có thể ảnh hưởng đến bầu khí thánh thiêng của phụng vụ”.

Đọc câu này, người b́nh thường nhất cũng tự hỏi rằng Thánh lễ này có ǵ đặc biệt đến mức độ phải ghi chú thêm một câu như vậy? Đâu có phải các Thánh lễ ở Nhà thờ lớn Hà Nội xưa nay không có trang nghiêm, trật tự và sốt sáng do có ai đó thường mang các thứ không cần thiết cho Thánh lễ vào nhà thờ hoặc có cử chỉ lời nói làm ảnh hưởng Thánh lễ?

Nhiều người bảo: “Chắc có ǵ lạ ở đây, hôm đó chúng ta phải đến, ít nhất không dự lễ được th́ cũng đến để “xem” lễ”.

 

Một Thánh lễ đúng tinh thần “vâng phục”

Chúng tôi đến Nhà thờ Lớn khi c̣n khoảng 1 giờ nữa th́ Thánh lễ bắt đầu, nhà thờ trang hoàng không nhiều, một băng vải qua cửa chính “Hân hoan đón chào Đức Tân TGM phó Phêrô” hàng cờ nhỏ cắm trên các hàng cột phía ngoài, hàng rào sắt được dựng lên xung quanh sân. Phía ngoài, một số người mặc đồng phục không rơ dân pḥng hoặc cảnh sát đang hoạt động.

 

Phía ngoài hàng rào, các nhóm đồng phục đang tập trung

 

Sân nhà thờ vắng vẻ khác thường dù chỉ c̣n không đầy một tiếng đồng hồ nữa th́ Thánh lễ trọng thể bắt đầu. Một Thánh lễ Chúa nhật b́nh thường th́ giờ đó cũng đă đông đúc chật cứng cả sân.

Đội trống xứ Thạch Bích do cha Giuse Nguyễn Khắc Quế dẫn đến đang đứng ngồi bên lối đi vào Ṭa TGM, gặp linh mục Quế, Ngài bảo: “Đúng tinh thần truyền thống của Giáo phận Hà Nội là thế”. Gặp một thủ trống, anh ta đang nói với một giáo dân bên cạnh, giọng phân trần: “Chúng tôi có biết đâu, thấy Cha xứ bảo rằng đây là đức Tổng Phó về giúp Đức Tổng Kiệt chứ không có chuyện thay thế ǵ nên chúng tôi mới đi đấy chứ”.

 

 

Ḍng người từ các nơi cũng dần dần đổ về đi vào nhà thờ bằng cửa nhỏ bên cạnh. Phía ngoài, giáo dân nói với nhau rằng Giáo phận Bùi Chu c̣n cho cả xe chở giáo dân với khẩu hiệu Chào mừng Đức Tân TGM phó bên xe, nghe nói cha xứ cho thêm tiền, bà con chỉ phải đóng góp một ít thôi nên chúng tôi được lên Hà Nội dự lễ.

Cửa chính đóng kín sát giờ lễ. Đến giờ lễ, th́ số người cũng đầy các hàng ghế trong nhà thờ.

Cửa chính mở, giờ lễ bắt đầu, đội trống, kèn cử những bản nhạc thường thấy khi đón tiếp, các thầy chủng sinh được giăng ra dầy đặc thành hàng rào hai bên lối đi, nhưung phía sân trước vẫn khá vắng.

Phía bên phải sân nhà thờ, một đoàn người khá đông xuất hiện khá trật tự bên trên sân, một số người rút khẩu hiệu, h́nh ảnh Đức Tổng GM Giuse từ đâu đó giơ lên. Một số thầy chủng sinh và một bảo vệ to béo xông đến giật lấy, giáo dân cự lại: “Các thầy và các ông không có quyền lấy băng rôn của chúng tôi” thành ra hơi lộn xộn.

Đứng cạnh đó, một người ôn tồn bảo viên bảo vệ lạ mặt: “Anh đừng lấy của họ, nên bảo với họ trật tự và đứng ra ngoài th́ hơn”. Anh ta lớn tiếng: “Mày nói ǵ, tao đánh bỏ mẹ” mấy giáo dân lại to tiếng thành ra chuyện căi nhau, nhưng rồi trật tự cũng được văn hồi nhanh chóng.

 

Các chủng sinh và bảo vệ thu băng rôn và ảnh

 

Các chủng sinh thu ảnh Đức Tổng từ một giáo dân bên hông nhà thờ, thành ra căi cọ

 

Nhưng trống cứ cử nhạc, mọi người cứ chờ, đoàn đồng tế chẳng thấy tăm hơi. Một lúc sau mới biết đoàn Đồng tế đă đi cửa hông để vào nhà thờ.


Đoàn  Đồng tế đă đi cửa nách vào nhà thờ

 

Một giáo dân chờ măi không thấy đoàn đồng tế, khi biết đoàn đă vào cửa ngách th́ hết sức bức xúc: “Lạ thật, chúng tôi đứng giữa nắng chờ măi mà các Ngài mà lại đi cửa ngách là sao? Hay mấy vị này học cộng sản nên đi đâu vẫn thường đi cửa hậu”?

Đó là chuyện lạ đầu tiên trong một cuộc lễ đón tiếp long trọng.

Đoàn Đồng tế đi vào nhà thờ Tân TGM Phó đi trước Tổng GM Giuse Ngô Quang Kiệt, đi đến đâu, Đức Tổng Kiệt ban phép lành cho giáo dân và từng hồi vỗ tay vang lên không dứt.

Thánh lễ đồng tế gốm nhiều Giám mục và linh mục

Tham dự Thánh lễ này, có khá đông các linh mục TGP Hà Nội cùng một số linh mục thuộc Giáo phận Đà lạt tiễn Đức Cha Nhơn. Các giám mục giáo tỉnh miền Bắc tề tựu gần đủ, thiếu Đức Cha Cao Đ́nh Thuyên chắc đang bận rộn cho cuộc lễ lớn sắp tới. Ngoài ra có thêm Giám mục Nguyễn Văn Bản tới từ Tây Nguyên giảng tĩnh tâm cho đoàn linh mục Hà Nội cũng tham dự.

 

Không chỉ đồng hành nhưng sẽ đồng sinh đồng tử với anh chị em

 

Thánh lễ diễn ra trang nghiêm, sau khi đọc các văn thư, Đức TGM Giuse giới thiệu với cộng đồng về Đức Tân TGM Phó Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Ngài nói rằng: “Từ nay ngài không chỉ đồng cảm hay đồng hành với anh chị em nhưng sẽ đồng sinh đồng tử với anh chị em”.

Nghe câu này, một giáo dân đứng bên cạnh tôi nói nhỏ: “Nghe nói trước đây Đức Cha Nhơn có nói với Đức Tổng rằng chỉ đồng cảm chứ không đồng thuận? giờ th́ c̣n phải đồng sinh và đồng tử nữa rồi nhé”.

Tôi không mấy ấn tượng với bài giảng của Đức Tân TGM, không có nét ǵ đặc sắc, cũng đạo đức chung chung như đọc sách Thánh.

Lời chào mừng của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh gây ấn tượng mạnh với cộng đồng. Sau lời chúc mừng với Đức TGM Giuse và Đức Tân TGM Phó, ngài đi thẳng vào một vấn đề đang gây bức xúc và nhiều lời đồn đại liên quan đến sự kiện trọng đại này. Đó là những tâm tư của giáo dân về việc bổ nhiệm mà một số người không hài ḷng và vấn đề truyền thông những ngày qua.

Ngài nói: “Điểm tích cực đầu tiên là mọi thành phần Dân Chúa đă có cơ hội nói lên nguyện vọng của ḿnh một cách chân thành, đồng thời cũng có kinh nghiệm sâu sắc hơn về vai tṛ và sứ mệnh của các phương tiện truyền thông thời hiện đại. Kỷ niệm 50 năm thành lập, Hàng Giáo phẩm Việt Nam bước vào một giai đoạn mới qua đó, các bậc chủ chăn được lắng nghe tiếng nói cộng đồng Dân Chúa cách phong phú và cụ thể hơn, đồng thời cũng học được bài học biện phân cách b́nh tĩnh hơn đối với những thông tin mỗi lúc một đa dạng, đa chiều và phức tạp hơn.

Điểm tích cực thứ hai là dù khác biệt, thậm chí có khi là đối lập, nhưng tất cả mọi quan điểm đều có một mẫu số chung là ḷng yêu mến Giáo Hội”.

Điều người ta đọc được và ngạc nhiên qua thông điệp này, là h́nh như HĐGMVN đă có cách nh́n và cách nghĩ khác hơn, thân thiện hơn so với quan điểm mà Ban Biên Tập website của HĐGMVN đă thể hiện những ngày vừa qua?

Cuối cùng, một linh mục thay mặt linh mục đoàn lên nói lời chúc mừng và tặng hoa. Ngài nói “Xin chúc mừng Đức Tân TGM Hà Nội” làm giáo dân giật ḿnh.

Thánh lễ kết thúc trang nghiêm, đúng tin thần “Vâng phục”, không có bất cứ một cử chỉ, lời nói nào ảnh hưởng đến Thánh lễ.

Tham dự Thánh lễ này, người ta mới thấy được tinh thần đạo đức của giáo dân Hà Nội như thế nào, dù ḷng người vẫn c̣n hoang mang và phân tán nhưng không v́ thế mà Thánh lễ không tôn nghiêm.

Đó có lẽ là điều lạ thứ 2 ở Thánh lễ này, một Thánh lễ mà ai cũng nghĩ là có thể lộn xộn, nhưng không.

Một giáo dân b́nh luận: “Ṭa Thánh có quyết định th́ ta phải Vâng, c̣n Phục th́ chưa hẳn”.

Phía ngoài nhà thờ, hàng loạt băng rôn, khẩu hiệu, h́nh ảnh Đức TGM Giuse được căng ngang trước cửa chính nói lên tấm ḷng kính yêu Đức TGM Giuse của giáo dân.

Nhiều giáo dân buộc vắt qua trán chiếc băng màu xanh với hàng chữ “Tinh thần Ngô Quang Kiệt bất diệt” hoặc những chiếc mũ giấy với hàng chữ Công lư – Sự thật – Ḥa B́nh

 

 

 

Băng rôn và khẩu hiệu phía ngoài nhà thờ

 

Một lối đi về – Giáo dân không được ban phép lành

Khi giáo dân rước lễ sắp xong th́ cửa nhà thờ và cửa vào bên cạnh nhà thờ đóng lại, những giáo dân phía ngoài muốn vào cũng không được. Kể cả linh mục Nguyễn Văn Lư cho rước lễ xong không thể vào được phải đưa cả ḿnh thánh đi ṿng ra ngoài phía băi giữ xe.

 

Cho rước lễ xong không c̣n lối quay về

 

Phía trong, một hàng rào các chủng sinh kết tay dàn hàng ngang chặn đoàn người hai bên thành lối đi từ cửa sau nhà thờ vào cổng Ṭa TGM. Nh́n cảnh tượng này, tôi cứ liên tưởng đến phiên ṭa 8 giáo dân Thái Hà hôm nào, chỉ khác một điều là thay v́ hàng cảnh sát quân phục màu xanh, th́ đây là hàng tu phục màu đen trước đoàn giáo dân đông đúc.

 

 

Hàng rào chủng sinh trước giáo dân

 

Một giáo dân nói với một người mặc tu phục đang dẹp trật tự: “Giáo dân chúng con buồn lắm” vị đó đáp lại: “Không chỉ các ông bà buồn, chúng tôi c̣n buồn hơn, nhưng nhiệm vụ phải làm thôi”.

Giáo dân đứng hai bên với hàng loạt khẩu hiệu giơ lên cao, nội dung các băng rôn, khẩu hiệu nói lên tinh thần Giuse Ngô Quang Kiệt bất diệt, những h́nh ảnh Đức Tổng lội nước với giáo dân, những nguyện vọng xin Đức Tổng ở lại với giáo dân và TGP Hà Nội và hoan hô các Giám mục Giáo tỉnh miền Bắc đă đồng hành với Đức TGM Giuse.

 

 

 

Giờ tan lễ, đoàn Đồng tế đi cửa sau về Ṭa Tổng Giám mục, điều dễ nhận thấy là rất ít nụ cười, các linh mục đi rời rạc không thành hàng, vẻ mệt mỏi.

 

 

Khi Đức Tân Tổng GM Phó và Đức Tổng đi ra hàng người bỗng trở nên chộn rộn, những tiếng hô cất lên, những băng rôn vẫy lên nhốn nháo, những tấm h́nh Đức Tổng Giám mục Giuse được giáo dân giơ cao.

 

Chờ dâng lên Đức Tổng Thỉnh nguyện thư

 

Một đoàn giáo dân, ăn mặc thật đẹp, hai bà mang trên tay hai chiếc khay lớn phủ vải điều đựng hai gói vuông vắn, tất cả đứng dưới chiếc bảng giơ cao ghi: “Thỉnh nguyện Thư xin Đức Tổng Giuse ở lại với chúng con với hơn 15.000 chữ kư của giáo dân”.

Các thầy chủng sinh kết chặt tay nhau lập hàng rào trật tự, anh bảo vệ to béo và linh mục Văn pḥng giữ một bà cố xông ra bằng được trước đức Tổng, trên tay vẫn giữ nguyên hộp Thỉnh nguyện thư cho đến khi Đức Tổng đi vào phía trong.

 

 

Bảo vệ ngăn chặn

 

Đoàn các Giám mục im lặng bước đi và đọc các băng rôn hai bên trong tiếng hô của giáo dân để về Ṭa TGM Hà Nội. Chỉ có hai người bước đi thẳng, không nh́n lên các băng rôn và không chú ư đến xung quanh là tân TGM Phó và TGM Giuse.

Tân TGM Phó lầm lũi bước đi coi như xung quanh không có chuyện ǵ.

Khác với mọi lần, TGM Giuse Ngô Quang Kiệt cũng đi thẳng không nh́n cả những chuyện lộn xộn xung quanh chứ đừng nói đến chuyện ban phép lành như vẫn thường xuyên thấy.

Đă tham dự hàng chục cuộc lễ của Ngài và những lần tiếp xúc với giáo dân, chưa bao giờ tôi thấy Ngài như hôm nay. Mọi lần, bất cứ đâu, cứ thấy Ngài xuất hiện là từ cụ già, trẻ con xông đến, người hôn nhẫn, người cúi ḿnh vái chào, Ngài đều dừng lại hỏi han, ban phép lành và xoa đầu các cháu nhỏ và hỏi han thân t́nh.

 

Nhưng hôm nay th́ không. Một giáo dân kêu to: “Đức Tổng, sao Ngài không ban phép lành cho chúng con”? Nhưng Ngài vẫn lặng lẽ đi.

Nh́n cảnh đó, tôi cứ thầm nghĩ rằng: Nếu Đức Tân TGM Phó cười và vẫy tay với những giáo dân ở đó giờ đă là của ḿnh và Đức TGM cũng ban phép lành cho họ th́ chắc không có cảnh này.

Đó là điều lạ thứ 3 trong cuộc lễ đón tiếp này. Một cuộc đón tiếp mà tôi chưa bao giờ thấy trong Giáo hội Công giáo.

 

Giáo dân Cầu nguyện trước cổng của Ṭa TGMHN

Khi đoàn Đồng tế bước qua cánh cửa sắt cánh cửa lập tức được khóa lại với một đoàn bảo vệ. Giáo dân mang theo băng rôn, biểu ngữ, h́nh ảnh áp vào cổng ngóng theo, trên tay các bà vẫn cung kính hai tay các hộp thư Thỉnh nguyện. Và họ cùng cất lên bài hát “Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam” và “Con đường nào Chúa đă đi qua” vẫn hay dùng để cầu nguyện mọi khi.

 

Đoàn đồng tế vào khỏi cổng, các chủng sinh hoàn thành nhiệm vụ

 

Nhưng giáo dân th́ đứng ngoài cửa sắt nh́n theo

 

Cùng hát kinh Ḥa B́nh cầu nguyện

 

Và nước mắt lặng lẽ rơi

 

Đoàn kèn cũng tiến vào hợp xướng cùng giáo dân hát vang bài hát Kinh ḥa b́nh, cảnh tượng thật giống hôm nào bên ngoài ṭa Khâm sứ.

Nhiều giáo dân vừa hát vừa khóc, tôi cảm thấy nôn nao cay xè đôi mắt và đi ra phía ngoài sân nhà thờ lúc này cửa đă được mở.

Đó là điều lạ thứ tư trong cuộc lễ này.

Một cuộc lễ đồng tế long trọng, đầy đủ cả những trạng thái t́nh cảm khác nhau.

Một cuộc lễ có 4 điều khác lạ, hẳn là một cuộc lễ không b́nh thường, những ngày tháng tới, liệu giáo dân Hà Nội có sớm trở về trạng thái b́nh thường hay không?

Hà Nội, 7/5/2010


<< trở về đầu trang >>
free counters