Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Tháng 5-2010 Lịch Sử Công Giáo Việt Nam Sang Trang Mới

THÁNG 5-2010 LỊCH SỬ CÔNG GIÁO VIỆT NAM SANG TRANG MỚI?

 

Nguyễn An-Tôn 

 

Chúng tôi suy nghĩ về sự kiện trong ngày Giáo phận Hà Nội chào đón vị TGM phó qua những biểu ngữ của giáo dân cầm trên tay, đối với nhà cầm quyền Hà Nội và Tòa thánh Vatican

Từ ngày 12/5/2010, Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã rời Việt Nam, có tin nói ngài sang Vatican, lại có tin Đức Tổng Giuse đến Hoa Kỳ chữa bệnh. Tựu trung là ngài đã phải ra đi khỏi Việt Nam trong một cung cách khác thường.

Điều này không thể không có sự xen vào của chính quyền Hà Nội. Phe “thắng” trong việc đẩy TGM Ngô Quang Kiệt rời khỏi chức vụ thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, thì có thể nắm phần khả thắng trong cuộc tranh chấp vào các chức vụ cao trong Đảng hoặc chính quyền vào nhiệm kỳ tới. Nhưng có điều gì bí ẩn hơn thế nữa nên Tòa thánh Vatican đành phải hành động vội vã như đã diễn ra. Phải chăng bọn nhà nước khủng bố này hăm dọa là sẽ không bảo đảm tính mạng cho Đức Tổng Giuse, nếu không rời khỏi Việt Nam ngay. Nếu điều này đúng thì bọn nhà nước khủng bố này đã không coi thường tinh thần của giáo dân Hà Nội trong  ngày đón chào Tổng Giám mục phó Giáo phận Hà Nội Nguyễn Văn Nhơn, ngày 7/5/2010.

Trớ trêu, đón vị chủ chăn mới mà giáo dân lại biểu lộ lòng mộ mến vị chủ chăn cũ, qua những biểu ngữ nói lên rằng: 

- Thỉnh nguyện thư Xin Đức Tổng Giuse ở lại với chúng con Với hơn 15.000 chữ ký của giáo dân -TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

Chứng nhân Sự thật

-Công lý-Hòa bình 

-Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt Mới là người chủ chăn đích thực 

-Chúng con cần chủ chăn hết lòng vì đoàn chiên 

-Chúng con yêu mến Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt 

Những biểu ngữ này đã thách thức nhà cầm quyền Hà Nội. Và đây là một điều làm cho chúng phẫn uất nhưng đành phải nuốt hận, vì chúng chưa hề chịu nhục như thế này bao giờ. Cho nên, Đức Tổng Giuse phải ra đi vội vã. Điều này chắc chắn là có sự yêu cầu của Tòa thánh Vatican, để tránh cho ngài những việc không hay xảy ra.

Mặt khác,những biểu ngữ này, có lẽ là lần đầu tiên trong lịch sử hơn 2000 năm hiện diện giữa trần thế của Giáo Hội Công Giáo, việc bổ nhiệm một chủ chăn không được lòng giáo dân bằng cách họ tỏ lòng mộ mến  vị mục tử cũ và còn yêu cầu vị này “ở lại” với họ. 

Chắc chắn Tòa thánh Vatican sẽ suy nghĩ nhiều về chuyện này và hy vọng nó sẽ không trở thành vấn đề “tiền lệ” trong Hội thánh. Chúng tôi vẫn tin vào sự sáng suốt của Tòa thánh, trong các vấn đề liên hệ đến các nhà nước vô thần và có truyền thống ghét tôn giáo, nhất là Công Giáo, một tôn giáo lấy yêu thương, tha thứ, phục vụ làm phương châm cho đời sống.

Những biểu ngữ của giáo dân Hà Nội trên đây, không nặng về mặt không vâng phục Tòa thánh, nhưng đấy là cách bày tỏ mạnh mẽ, dứt khoát để Tòa thánh thấy niềm tin của giáo dân, con đường sống đạo của giáo dân Hà Nội cũng như của toàn thể giáo dân Việt Nam,sống trong lòng chế độ vô thần, bất nhân và bán nước cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam.

Hội thánh Công Giáo trên toàn cầu nên tự hào về đời sống đạo của những người anh em Công Giáo Việt Nam của mình. Cũng vẫn nỗi lòng của giáo dân Hà Nội trên đây, họ đã bày tỏ sự mến mộ của họ qua các biểu ngữ ,đối với vị chủ chăn đáng kính là TGM Ngô Quang Kiệt cách công khai, ngay trong ngày diễn ra lễ tấn phong Giám mục Phát Diệm, 08-9-2009.

Đấy là những ngón đòn mạnh mẽ quất vào mặt bọn cầm quyền khủng bố Hà Nội, làm cho chúng lồng lộn như thể dã thú bị thương. Chúng đã ra đòn lại trong các sự kiện ở Tam Tòa, Loan Lý, Đồng Chiêm. Nay đòn kế tiếp, chúng giáng xuống trên toàn giáo dân Việt Nam. Đó là sự ra đi của Đức TGM Ngô Quang Kiệt, trong tình huống bất thường chưa từng có. 

Ngón đòn này sẽ vô hiệu theo cách nghĩ duy ý chí của chúng. Chúng chỉ thỏa mãn tính ngạo mãn thô lậu nhất thời của chúng và thu về được một vài cá nhân trong hàng Giám mục, Linh mục ,Tu sĩ hèn yếu, niềm tin chao đảo, lòng mến chưa bền. Còn tuyệt đại đa số giáo dân Việt Nam hôm nay, chúng tôi đã và đang được nghe họ nói lên tấm lòng bất khuất.

Rằng, giáo dân Việt Nam ngày nay không chịu như thế đâu. Bình thường, họ sống hiền hòa, nhưng chuyện xảy đến thì họ sẽ có lập trường như Tông đồ Tôma, nhìn thấy Thầy mình mà các vết thương còn hiện hình trên thân thể chí thánh của Người, mới vội vã quỳ xuống, thưa rằng Lạy Chúa là Thiên Chúa của con; như Phê-rô sau 3 lần chối Chúa một cách hèn hạ trước mặt đứa nữ tỳ của dinh Phi-la-tô, ông đã nhớ đến lời Thầy mình nói trước về việc này rồi, nên đi ra ngoài khóc lóc, sám hối.

Chúng tôi cũng tin, Giám mục, Linh mục, Tu sĩ nào đó lúc này hèn yếu  phải lụy quyền thế, bị mua chuộc, bị cám dỗ v.v…, một lúc nào đó cũng sẽ trở về với Giáo Hội, với Thầy Giêsu tuyệt vời của mình. Chúa Giêsu Phục Sinh đã kêu gọi Phao-lô, bằng việc làm ông ngã ngựa trên đường đi bắt giáo hữu, con cái của Người. Ngày hôm nay, đã và đang có những đảng viên Cộng sản bỏ Đảng, có người sống như mọi người Việt Nam hiền lành, chăm chú kinh doanh,làm ăn lương thiện, có người gia nhập Giáo Hội Công Giáo, từ những giáo dân thuần chất v.v…

Họ là những người đã nhận ra tính chất bất lương, vô đạo, tàn ác, phi văn hóa, vô thần, độc tôn, bảo thủ , phản bội dân tộc, v.v… của Đảng CS VN.  

Tuy nhiên, việc Tòa thánh Vatican không thể biện minh cho việc thay chủ chăn thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội ,theo đòi hỏi của chính quyền Cộng sản Việt Nam,  ngoại trừ để bảo vệ một mục tử ưu tú trong Giáo Hội,là một vết thương không bao giờ lành trên thân thể mầu nhiệm của Chúa Giêsu Ki-tô.

Nó là cái mốc cho lịch sử CGVN mở sang trang mới. Lịch sử này sẽ như thế nào, bọn chính quyền khủng bố hay Giáo Hội Việt Nam Công Giáo, ai sẽ thắng?

Hàng Giáo phẩm, (chứ không phải giáo dân) sẽ cúi đầu nhục nhã trước bọn cầm quyền khủng bố, hay con đường của tinh thần Vatican II với Hiến chế Mục Vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay (Gaudium et Spes, khôn ngoan nhưng kiên cường, thời thế phải thế, song can đảm vì Đức Ki-tô luôn đồng hành Giáo Hội ? 

Thời các Tông đồ sau khi Chúa Giêsu về trời, họ mạnh bạo rao giảng Tin Mừng, tuy bị bắt bớ, họ vui mừng được nên giống Thầy của mình. Các kinh sư người Do Thái không sao ngăn cấm được họ. Bấy giờ có ông Gamalien, một kinh sư được toàn dân kính trọng, đứng lên giữa Thượng Hội Đồng, nói: “Thưa quý vị là người Israel, xin quý vị coi chừng điều quý vị sắp làm cho những người này.

Thời gian trước đây, có Thêu-đa nổi lên, xưng mình là một nhân vật và kết nạp được khoảng bốn trăm người; ông ta đã bị giết, và mọi kẻ theo ông cũng tan rã, không còn gì hết.

Sau ông, có Giu-đa người Ga-li-lê nổi lên vào thời kiểm tra dân số, và lôi cuốn dân đi với mình; cả ông này cũng bị diệt, và tất cả những người theo ông ta đều bị tan tác. Vậy giờ đây, tôi xin nói với quý vị: hãy để mặc những người này. Cứ cho họ về, vì nếu ý định hay công việc này là do người phàm, tất sẽ bị phá hủy; còn nếu quả thật là do Thiên Chúa, thì quý vị không thể nào phá hủy được; không khéo quý vị lại thành những kẻ chống Thiên Chúa.” Họ tán thành ý kiến của ông.(Công Vụ Tông Đồ 5, 34-39).

  

Ngày 15-5-2010 

Nguyễn An-Tôn 


<< trở về đầu trang >>
free counters