Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Sao Đảng ta không vinh danh Mẹ già của dân tộc Việt nam?

Sao Đảng ta không vinh danh Mẹ già của dân tộc Việt nam? (*)

 

Kami

Bài viết hưởng ứng cuộc vận động sáng tác Kỷ niệm 120 năm

ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2010)

 

Tăng Tuyết Minh thập niên 1920

Theo truyền thuyết "Trăm trứng" th́ cội nguồn của dân tộc Việt nam xuất phát từ "Bọc trăm trứng" của Đức Ông Lạc Long Quân và Đức Bà Âu Cơ đó là cội nguồn của con Rồng, cháu Tiên. Tục truyền rằng bọc trăm trứng đó đă nở ra 100 người con, năm mươi người theo Cha Lạc Long Quân đi xuống Biển, năm mươi người theo Mẹ Âu Cơ lên rừng. Một trăm người con đó sau này chính là khởi nguồn của đại gia đ́nh các dân tộc Việt nam hiện nay. 

Truyền thuyết nói trên lưu truyền trong dân gian hàng ngàn đời, từ đời này đến đ̣i khác và chỉ đến năm 1946 thế kỷ XX cho đến nay, khi nhà văn Trần Dân Tiên viết cuốn "Những mẩu chuyện trong đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch" trong đó tác giả viết rằng người Việt nam thường gọi Hồ Chủ Tịch là Chà già dân tộc, đến khi ấy người ta mới biết truyền thuyết "Trăm trứng" là ngụy tạo. Cha của dan tộc Việt nam người truyền cho chúng ta ḍng máu Rồng Tiên không phải là Đức Ông Lach Long Quân mà Cha già của cả dân tộc Việt nam trong lịch sử bốn ngàn năm là Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đă có công giành độc lập dân tộc và thống nhất tổ quốc Việt nam đến hôm nay.

Từ đó, cụm từ Cha già dân tộc để gọi Hồ Chủ tịch với sự tôn kính được đảng cộng sản tuyên truyền đă trở nên quá quen thuộc trong sách báo, trong các tác phẩm nghệ thuật và đời sống hàng ngày, cái đó đă trở nên quen thuộc và ghi sâu trong tâm trí đối với mỗi người Việt nam.

Việc tuyên truyền đó đồng nghĩa với việc Đảng CSVN phủ nhận vai tṛ của Đức Ông Lạc Long Quân là Cha và Bà Âu Cơ là Mẹ của dân tộc Việt nam. Đó cũng là sự chối bỏ ḍng dơi con Rồng cháu Tiên và kể từ đó Hồ Chủ Tịch đă được làm trách nhiệm của người Cha già trong đại gia đ́nh các dân tộc Việt nam cho đến bây giờ. Đó chính là lư do v́ sao Hồ Chủ tịch có một câu nói nổi tiếng "Dân tộc Việt nam là một, chân lư đó không bao giờ thay đổi", câu nói đó có ư nghĩa khẳng định "Bất cứ ai là người Việt nam cũng là con cháu của Bác" như TBT Đảng CSVN Nông Đức Mạnh đă từng tuyên (giống) bố. Cho dù người đó là Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lư Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê lợi v..v..hay các danh nhân nổi tiếng khác trong lịch sử dân tộc.

Vậy nếu Hồ Chủ tịch là Cha già dân tộc th́ Bà Âu Cơ trong truyền thuyết trên liệu có ǵ thay đổi như trường hợp Đức Ông Lạc Long Quân đă bị thay thế bằng Hồ Chủ Tịch hay không?

Câu trả lời là không thể để Hồ Chủ tịch là Cha già dân tộc cùng với Bà Âu Cơ là Mẹ được, như vậy là lộn tôm. Mà phải nồi nào úp vung đấy, Hồ Chủ tịch đă từng có vợ có hôn thú th́ sao không vinh danh vợ của Bác Hồ là  Mẹ già của dân tộc Việt nam?

Theo sách báo ghi lại và theo nghiên cứu của một số học giả có tên tuổi (**), trong cuộc đời hoạt động của ḿnh th́ bà Tăng Tuyết Minh đă kết hôn với Hồ Chí Minh, khi đó có bí danh là Lư Thụy vào năm 1926 và đă sống chung với ông được nửa năm cho đến khi ông phải rời Trung Quốc sau vụ chính biến năm 1927. Sau này khi Hồ Chí Minh trở thành chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa, hai người đă t́m cách liên lạc nhau nhưng không được.

Lễ thành hôn của Hồ Chủ Tịch và Bà Tăng Tuyết Minh Tháng 10 năm 1926, hôn lễ giữa Lư Thụy, (bí danh hoạt động của Nguyễn Ái Quốc khi đó) và Tăng Tuyết Minh được tổ chức tại nhà hàng Thái B́nh, với sự chứng kiến của Thái Sứ, Đặng Dĩnh Siêu (vợ của Chu Ân Lai) và một số học viên khoá huấn luyện phụ vận. Đây cũng là địa điểm mà Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu tổ chức kết hôn trước đó một năm và hôn lẽ này đă được đồng chí Chu Ân Lai đứng ra làm chủ hôn.  Tiếc rằng v́ sự nghiệp cách mạng của ḿnh, chỉ sau sáu tháng chung sống Hồ Chủ tịch đă dứt t́nh riêng ra đi không lời giă biệt, để bà Tăng Tuyết Minh bơ vơ một ḿnh mỏi ṃn trông chờ.

Khi ở Thái Lan với bí danh Lư Thụy, Hồ Chủ tịch đă viết một lá thư bằng chữ Hán gửi cho Bà Tăng Tuyết Minh với nội dung như sau:

 

Dữ muội tương biệt,
Chuyển thuấn niên dư,
Hoài niệm t́nh thâm,
Bất ngôn tự hiểu.
Tư nhân hồng tiện,
Dao kư thốn tiên,
Tỷ muội an tâm,
Thị ngă ngưỡng (hoặc sở) vọng.
Tinh thỉnh
Nhạc mẫu vạn phúc.
Chuyết huynh Thụy.


Được N.H.Thành dịch:

 

Cùng em xa cách,
Đă hơn một năm,
Thương nhớ t́nh thâm,
Không nói cũng rơ.
Cánh hồng thuận gió,
Vắn tắt vài ḍng,
Để em an ḷng,
Ấy anh ngưỡng vọng.
Và xin kính chúc,
Nhạc mẫu vạn phúc.
Anh ngu vụng: Thụy

 

Bức thư này đă bị mật thám Pháp tại Đông Dương chặn được và giữ lại ngày 14 tháng 8 năm 1928, hiện được lưu trữ tại CAOM (viết tắt của Centre des Archives d’Outre-Mer _Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại) đặt tại Aix-en-Provence.

Đầu tháng 5 năm 1930, Nguyễn Ái Quốc lại viết một lá thư nữa từ Thượng Hải hẹn Tăng Tuyết Minh lên Thượng Hải để gặp nhau. Lá thư này cũng không đến được tay Tăng Tuyết Minh do bà đă rời khỏi địa chỉ ghi trong thư là trạm y tế của bác sĩ Dư Bác Văn ở thị trấn Lặc Lưu, nhưng bị Dư Bác Văn đă xem trộm bức thư rồi đốt đi. Đến nửa năm sau Tăng Tuyết Minh mới biết chuyện nhờ nữ y sĩ Hoàng Nhă Hồng (người đă chứng kiến vụ đốt thư) cho biết.(nguồn đă dẫn)

Tăng Tuyết Minh khi đă cao tuổi. Trên tường nhà có treo ảnh Hồ Chí Minh

Tài liệu trên c̣n cho biết Ngày 5 tháng 6 năm 1931 Nguyễn Ái Quốc bị các nhà cầm quyền Anh bắt sau khi trở lại Hương Cảng. Đến cuối năm 1931, nhà cầm quyền Anh ở Hương Cảng đem Nguyễn Ái Quốc ra xét xử, tuy nhiên Tăng Tuyết Minh chỉ có thể nh́n thấy ông từ rất xa, c̣n ông th́ hoàn toàn không biết bà có mặt tại toà. Đây là lần cuối cùng Tăng Tuyết Minh nh́n thấy Nguyễn Ái Quốc.

Theo bài "Hồ Chí Minh với người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh", đă đăng trên tạp chí Đông Nam Á tung hoành (Dọc ngang Đông Nam Á), số tháng 12-2001 xuất bản tại Nam Ninh của Hoàng Tranh th́ tháng 5 năm 1950 Tăng Tuyết Minh nh́n thấy ảnh Hồ Chí Minh trên Nhân dân Nhật báo cùng với tiểu sử, bà tin chắc đó chính là chồng ḿnh. Bà đă cố gắng liên lạc với ông qua đại sứ Hoàng Văn Hoan và tổ chức Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng tất cả cố gắng của bà đều không thành. Cũng theo Hoàng Tranh, một cán bộ lănh đạo Quảng Châu đă tới gặp Tăng Tuyết Minh và trao cho bà lá thư của bà Thái Sướng "chứng thực Hồ Chí Minh chính là Lư Thụy cũng tức là chồng Tăng Tuyết Minh" và cán bộ này cũng "giải thích (…) lư do tại sao không tiện liên lạc với Chủ tịch Hồ Chí Minh, hi vọng Tăng Tuyết Minh hiểu và lượng thứ việc này, yên tâm công tác". Hồ Chí Minh cũng từng thông qua Tổng lănh sự Việt Nam tại Quảng Châu và Đào Chú, Bí thư Trung Nam cục ḍ t́m tung tích của Tăng Tuyết Minh nhưng theo Hoàng Tranh "đương nhiên không thể có bất kỳ kết quả ǵ" v́ "điều này vào thời ấy hoàn toàn không kỳ lạ."

Một dân tộc cũng như một ḍng sông không thể không có nguồn gốc khởi thủy và lịch sử của ḿnh, một đại gia đ́nh các dân tộc Việt nam không thể chỉ có Cha và những đứa con mà không có Mẹ. V́ vậy dân tộc Việt nam không thể có Cha già của dân tộc là Chủ Tịch Hồ Chí Minh mà không có Mẹ già của dân tộc, sự thiếu hụt này có một thiếu sót không thể tha thứ. Người Việt nam và Trung quốc có câu "Công Cha như núi Thái Sơn-Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra" để ca ngợi công đức của Cha và Mẹ th́ không có lư ǵ cho phép người Việt nam chỉ ca ngợi Cha già của dân tộc mà quên đi Mẹ già dân tộc của ḿnh.

Uống nước phải nhớ nguồn, đó chính là lư do chúng ta, những người dân nước Việt phải có nghĩa vụ và trách nhiệm trả lại tên "Mẹ già dân tộc" của ḿnh cho Bà Tăng Thuyết Minh để tỏ ḷng biết ơn công lao của bà. Người Việt nam vốn có đức tính chung thủy và nặng nghĩa ân t́nh, dẫu cho Mẹ già của dân tộc của ḿnh có là người Tàu như bà Tăng Tuyết Minh th́ chúng ta vẫn vui vẻ chấp nhận. Bởi ít nhiều người phụ nữ đó (Bà Tăng Thuyết Minh) cũng đă từng là vợ yêu quư của Hồ Chủ Tịch trong thời gian hoạt động cách mạng.

Việc công nhận bà Tăng Tuyết Minh là Mẹ già của dân tộc Việt nam, không thể chờ khi t́m được nhà văn Trần Dân Tiên để đề nghị tác giả viết bổ xung điều đó, v́ nhà văn Trần Dân Tiên đă "biến mất" một cách bí ẩn sau khi hoàn thành cuốn "Những mẩu chuyện trong đời hoạt động của Hồ Chủ tịch". V́ lư do đó các cơ quan tuyên truyền của đảng nên đưa việc này thành một chủ đề quan trọng cần thực hiện trong dịp lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Hồ Chủ tịch (19/5/1890-19/5/2010).

Việc làm này có ư nghĩa lớn trong việc nâng cao mối quan hệ đặc biệt giữa hai đảng cộng sản, hai nhà nước Việt nam Trung quốc lên một tầm cao mới, v́ nhân dân Việt nam đă có Mẹ già của dân tộc ḿnh là một người phụ nữ Trung quốc.

Đến đây mới thấy hết ư nghĩa của hai câu thơ mà khi sinh thời nhà thơ Tố Hữu đă viết: "Bên này biên giới là nhà - Bên kia biên giới cũng là quê hương". Hai câu thơ này mang cùng một ư nghĩa như nhà thơ Chế Lan Viên đă viết " Bác Mao nào ở đâu xa -Bác Hồ ta đó chính là bác Mao". Quả là các nhà thơ có tầm nh́n rất sâu, xa và rộng,  mà cho đến hôm nay sau nhiều thập kỷ chúng ta mới hiểu hết ư nghĩa của những vần thơ đó..

Nên chăng kể từ nay, bên cạnh khẩu hiệu "Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại" chúng ta nên có thêm khẩu hiệu "Đời đời nhớ ơn Bà Tăng Tuyết Minh vĩ đại", hay "Bà Tăng Tuyết Minh sống măi trong sự nghiệp của chúng ta". Và điều mong muốn nhất của mỗi người Việt Nam chúng ta là Đảng và nhà nước sẽ xúc tiến xây dựng thêm một cái Lăng giản dị như Lăng Bác, nằm sát bên cạnh Lăng của Hồ Chủ Tịch như tục lệ của người Việt nam và Trung quốc thường làm cho Cha và Mẹ già của ḿnh.

 

18/5/2010

--------------------
Ghi chú:
(*) Ư tưởng này đă được dùng làm lời giới thiệu cho trang

http://www.facebook.com/group.php?gid=108690529175464&v=wall#!/group.php?gid=108690529175464
(**) http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C4%83ng_Tuy%E1%BA%BFt_Minh


<< trở về đầu trang >>
free counters