Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Nước Nga “không Stalin” và thế giới “không di sản Stalin”

Nước Nga "không Stalin" và thế giới "không di sản Stalin"

Ngô Văn

 

Nước Nga dưới triều đại của ông Putin, và sau này với cái bóng của tổng thống Medvedev bên cạnh, vẫn bị thế giới chê là không biết làm ǵ hơn là bám vào nguồn dầu thô để sống và đi bắt nạt những nước Cộng Hoà cũ đă ly khai khỏi Liên Bang Xô Viết trước đây. Đặc biệt là thành phần cộng sản cũ bám vào h́nh tượng Stalin, nương theo tinh thần quốc gia cực đoan của ông Putin hô hào phục hồi lại thời “vàng son” của nước đàn anh cộng sản này, đă khiến h́nh ảnh nước Nga ngày nay càng bị xấu đi... Thế nhưng, h́nh ảnh này của Nga có thể đă được cải thiện rất nhiều qua những ǵ đă diễn ra trong dịp kỷ niệm 65 năm ngày chiến thắng Phát Xít vừa qua, mà điều quan trọng nhất là sự nh́n nhận những thực tế của lịch sử của giới lănh đạo nước Nga.

Năm nào Nga cũng tổ chức kỷ niệm chiến thắng Phát Xít vào ngày 9 tháng 5, nhưng những năm chẵn thường long trọng hơn. Lễ kỷ niệm năm nay, ngoài cuộc diễn hành vĩ đại ở quảng trường Đỏ th́ sự có mặt của nhiều vị nguyên thủ một số quốc gia như Đức, Anh, Trung Quốc, các nước thuộc Liên Xô cũ; và đây là năm đầu tiên lễ kỷ niệm diễn ra ở đồng thời 30 thành phố khác nhau trên toàn nước Nga, được coi là những nét đặc biệt của lễ kỷ niệm lần này.

Tuy nhiên, điều khác biệt nhất không phải là quy mô hay sự hoành tráng của buổi lễ, mà chính là sự vắng bóng của h́nh tượng Stalin trên các áp phích trong thành phố cũng như trên mặt báo chí, truyền thông. Nhiều ngày trước đó, chính quyền thành phố Moscow đă quyết định không treo h́nh nhân vật lịch sử này nữa. Stalin, người một thời được coi là anh hùng không chỉ của riêng Liên Bang Xô Viết mà c̣n của cả khối Cộng sản, vẫn được các sử gia cộng sản coi là nhân vật quyết định cho chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trước Phát Xít Đức. Giờ đây ông trở thành nhân vật “phản diện”, có thể làm xấu đi h́nh ảnh của nước Nga đối với thế giới. Thậm chí, người ta c̣n sợ rằng, nếu thành phố Moscow treo h́nh của ông th́ những áp phích đó có thể bị những người dân bôi bẩn lên.

Người “khai tử” Stalin không phải ai khác, chính là ông Medvedev, tổng thống đương nhiệm của Nga. Hồi trung tuần tháng tư, sau tai nạn hàng không khủng khiếp khiến Tổng thống Ba Lan và 95 người khác tử nạn khi tới Katyn dự lễ kỷ niệm 70 năm vụ thảm sát Katyn; khi trả lời phỏng vấn của đài truyền h́nh Rusia Today, ông Medvedev đă nói tới vai tṛ của Stalin trong việc giết hại gần 22000 binh sĩ Ba Lan trong cuộc thảm sát này. Không chỉ có binh lính Ba Lan mà cả người Ucraina, Belorusia và cả những người Nga chống đối cũng bị Stalin ra lệnh sát hại. Và Tổng thống Mevedev đă gọi Stalin bằng một từ không thể chính xác hơn: “Tên giết người”.

Sau đó, phía Nga liên tục bày tỏ thiện chí với Ba Lan qua việc lần lượt công khai các tài liệu liên quan tới vụ thảm sát. Nga cũng cho thiết lập một trang web để người dân có thể tự do truy cập, không bị sự hạn chế nào. Bất kỳ người Nga, Ban Lan hay người nước ngoài nào quan tâm đều có thề tiếp cận miễn phí với các thông tin về Stalin, về Katyn.

Trước đó, những tài liệu này chỉ có một số nhà sử học được tiếp cận; chính quyền Nga chỉ cung cấp cho Ba Lan một cách nhỏ giọt và khá dè dặt. Nay, bên lề lễ kỷ niệm chiến thắng Phát Xít tại Moscow, chính tay Tổng thống Medvedev trao cho quyền Tổng thống Ba Lan, Komorowski, 67 tập hồ sơ Katyn. Bên cạnh việc công bố các bằng chứng liên quan tới tội ác của Stalin về một giai đoạn lịch sử “dối trá và bị bóp méo”, Tổng thống Nga cũng kêu gọi nhân dân “từ bỏ những di sản do Stalin để lại”.

Trả lời phỏng vấn của báo Izvestia 2 ngày trước lễ kỷ niệm chiến thắng, ông Medvedev đă nói rằng, những di sản do Stalin để lại là chủ nghĩa độc tài toàn trị được áp dụng không chỉ ở Nga mà c̣n ở các nước XHCN khác. Và theo ông Medvedev th́ chủ nghĩa này đă “bóp nghẹt các quyền tự do của con người”. Với không ít người Nga th́ những trả lời vừa kể của ông Medvedev là một cú sốc lớn, v́ họ vốn bị bưng bít thông tin từ hàng chục năm nay, luôn coi Stalin như một người hùng. Mới năm ngoái, điều tra xă hội học ở nước Nga cho thấy, 52% dân số vẫn coi Stalin như thần tượng.

Một tờ báo Ba Lan đă b́nh luận rằng, việc công bố sự thật này đă làm cho Nga và Ba Lan xích lại gần nhau, nhưng ngược lại, làm cho chính nước Nga bị chia rẽ. Ngay trong dịp lễ này, khi Moscow “đoạn tuyệt” với Stalin th́ ở nhiều thành phố nhỏ khác, người ta vẫn treo những áp phích mang h́nh ông. Không phải lănh đạo Nga không biết sự thật về Stalin nhưng có lẽ chính sự sùng bái “ăn vào tận máu” của một thành phần dân chúng Nga, đặc biệt là những người lớn tuổi, đă làm cho giới cầm quyền lúng túng trong việc giải quyết “thần tượng” này.

Medvedev nhấn mạnh rằng, việc dẹp bỏ thần tượng Stalin không ảnh hưởng tới chiến thắng của Liên Xô và quân đội đồng minh trước chủ nghĩa Phát Xít. Bởi, đó là thắng lợi của nhân dân, của ḷng yêu nước. Vai tṛ của Stalin dù rất lớn, “không thể phủ nhận”, nhưng đó không phải là chiến thắng của ông ta. Chiến thắng là “sức mạnh của tập thể, phải đánh đổi bằng sinh mạng của nhiều người”. Về quan điểm của chính phủ Nga, ông Medvedev nói rằng: “Bất cứ ai cũng có quyền đánh giá Stalin theo cách của ḿnh, nhưng quan điểm của chính phủ Nga là rơ ràng, Stalin đă phạm những tội ác chống lại nhân loại và điều này là không thể tha thứ được, dù dưới sự lănh đạo của ông ta, đất nước đạt được một số thành tựu”. Ông Medvedev cũng nhận định: “Nếu sau chiến tranh, đất nước ta đi theo con đường khác th́ bây giờ chúng ta đă dân chủ hơn và phát triển kinh tế tốt hơn”. Ông cho rằng nếu nước Nga phát triển trong điều kiện tự do cạnh tranh, tôn trọng kinh tế cá thể và theo những nguyên tắc kinh tế hiện đại, th́ mọi chuyện đă khác và không có cuộc khủng hoảng trong những năm 1989 - 1991.

Sự thật dù đau đớn đến mấy vẫn là sự thật, và quyết định của Tổng thống Medvedev là một quyết định mang tính lịch sử, một quyết định dũng cảm; cho thấy có vẻ như ông đă có bản lănh hơn, và với nhăn quan chính trị đó, ông đang thoát ra khỏi cái bóng của ông Putin. Dù ǵ đi nữa th́ quyết định của ông đă làm thay đổi h́nh ảnh của nước Nga trong con mắt quốc tế và chắc chắn sẽ giúp cải thiện mối quan hệ giữa Nga với Ba Lan và thế giới phương Tây. Mặt khác, dù c̣n những khác biệt, nhưng rơ ràng, nước Nga đang tiến dần tới quỹ đạo dân chủ.

Đối với người Việt Nam th́ điều đáng nói là, khi chính quyền Nga, đứng đầu là Tổng thống Medvedev đă rũ bỏ không thương tiếc h́nh ảnh của Stalin, th́ Việt Nam vẫn “mũ ni che tai” và tiếp tục bưng bít thông tin, che giấu tội ác diệt chủng tầy trời này. Báo chí Việt Nam tuy ít nhiều có nhắc tới sự kiện Katyn và những nạn nhân Ba Lan sau vụ tai nạn máy bay của Tổng thống Ba Lan, nhưng không đề cập trực tiếp tới vai tṛ quyết định của Stalin. Và sự đưa tin nửa vời này cũng chỉ trên vài tờ báo có xu hướng cởi mở, chứ không phải các cơ quan truyền thông chính thống của nhà nước. Khi đến tham dự lễ tưởng niệm ở Nga, có lẽ ông Nguyễn Minh Triết đă hụt hẫng khi thấy h́nh tượng Stalin “thân thương” của ông đă vắng bóng trên đường phố thủ đô nước Nga; và xem ra chẳng có ai đồng t́nh với sự ấp ủ của ông và giới lănh đạo cộng sản Việt Nam “yêu biết mấy khi con vừa học nói, tiếng đầu ḷng con gọi Stalin”. Quan trọng hơn cả là chính nước Nga đă “từ bỏ những di sản do Stalin để lại” th́ lănh đạo CSVN lại coi đó là “di sản” quan trọng nhất của họ.

 

Ghi Chú: Bài viết sử dụng tư liệu của nhật báo Wyborcza


<< trở về đầu trang >>
free counters