Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650 www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
Những h́nh thức mua chuộc mới
Nguyễn Hưng Quốc
Nói đến tham nhũng, chúng ta thường nghĩ đến những h́nh thức
đưa tiền theo kiểu truyền thống. Đi đường phạm luật, bị công an
thổi c̣i đ̣i phạt, bèn dúi vào tay họ ít tiền ư? Ừ, th́ cũng là
hối lộ. Nhưng đó chỉ là kiểu hối lộ c̣ con và cổ điển. Làm giấy
tờ để xuất ngoại hay mua bán nhà đất, muốn cho nhanh, lót tay
một cán bộ nào đó ít tiền ư? Th́ cũng là hối lộ. Nhưng kiểu hối
lộ ấy quá b́nh thường, chẳng có ǵ đáng nói cả.
Ở Việt Nam, có những h́nh thức hối lộ đắt đỏ và tinh vi hơn
nhiều. Thực chất là hối lộ nhưng chúng lại được nguỵ trang dưới
những h́nh thức có vẻ t́nh nghĩa và “đậm đà bản sắc dân tộc” hơn,
do đó, khó bị kết tội hơn.
Như h́nh thức quà cáp, chẳng hạn.
Quà cáp có nhiều kiểu. Ở đây, tôi chỉ nói đến quà cưới.
Cách đây mấy tuần, một người bạn của tôi từ Việt Nam sang, kể:
anh mới dự đám cưới con trai của một người thân ở Hà Nội. Người
thân của anh là một cán bộ cao cấp cấp bộ, lại là một bộ thuộc
loại “ăn nên làm ra”, nghĩa là có nhiều tiền bạc (khác, chẳng
hạn, với Bộ Lao động, Thương binh và Xă hội, vốn có một ngân
sách khá eo hẹp và có rất ít dự án quốc tế!). Bạn có biết đám
cưới ấy có bao nhiêu khách mời không? Theo lời người bạn tôi, có
trên 3000 người! Số quà cưới trị giá bao nhiêu? Cả hàng mấy trăm
tỉ đồng Việt Nam, tức là cả mấy triệu đô Mỹ. Quà, phố biến nhất
là phong b́ với vài ngàn đô. Nghe nói có người c̣n tặng cô dâu
chú rể nguyên chiếc xe hơi hay cả căn hộ mới nữa.
Người ta cho đó là một cách bày tỏ t́nh cảm và ḷng biết ơn của
cấp dưới đối với lănh đạo của ḿnh. Nhưng thực ra, đó chỉ là một
cách hối lộ.
Dù sao, chuyện trên, tôi chỉ nghe kể. C̣n chuyện này th́ tôi
biết rơ hơn: Một người bạn khá thân của tôi, đang làm việc trong
lănh vực giáo dục ở Việt Nam, có đứa con trai du học tại Úc.
Cháu có bạn gái, cũng là du học sinh. Đám cưới của cháu được tổ
chức hai lần ở hai nơi: Úc và Việt Nam. Sau đám cưới ở Úc, nghe
bạn tôi dự tính làm đám cưới ở Việt Nam, tôi thắc mắc: Đă có đầy
đủ bố mẹ hai bên dự đám cưới ở Úc rồi, cần ǵ phải làm thêm đám
cưới ở Việt Nam nữa cho tốn kém? Bạn tôi chỉ cười. Sau đó, đám
cưới xong, bạn tôi tổng kết: Đám cưới ở Việt Nam có khoảng 1000
người đến dự. Tiền mừng đám cưới đủ để con trai anh trả gần hết
một căn nhà ở Úc!
Khách đâu mà nhiều đến vậy? Tại sao người ta lại tặng quà nhiều
đến vậy?
Th́ toàn là cán bộ dưới quyền của anh. Các sinh viên cũ. Phụ
huynh của các sinh viên hiện đang học. Rồi những người ít nhiều
chịu ơn của anh từ trước đến nay.
Bạn tôi biện hộ: Ở Việt Nam, đó là phong tục. Không thể mời ít
hơn được. Những người không được mời, nhất là thuộc cấp trong cơ
quan, sẽ nghĩ là ḿnh ghét bỏ họ. Họ sẽ vô cùng lo lắng và khổ
sở. Th́ mời. Người “được” mời sẽ sung sướng có được cơ hội để
bày tỏ t́nh nghĩa của ḿnh đối với cấp trên. Và cấp trên th́
không phải áy náy là ḿnh tham nhũng. Lợi cả đôi bên.
Đó là h́nh thức cấp dưới mua chuộc cấp trên. Chuyện ấy hầu như
thời nào cũng có. Và ở đâu cũng có. Có điều, ở các nước Tây
phương, mọi h́nh thức quà cáp mà giới lănh đạo nhận được đều bị
kiểm soát gắt gao. Lấy Mỹ làm ví dụ. Theo luật của Mỹ, Tổng
thống và phó Tổng thống được quyền nhận quà từ các công dân của
họ, nhưng mọi món quà trị giá trên 285 đô Mỹ đều phải khai báo.
Trên thực tế, rất hiếm khi họ giữ lại các món quà ấy làm của
riêng: phần lớn chúng được gửi vào Kho lưu trữ quốc gia
(National Archives). C̣n quà cáp từ ngoại quốc th́, thoạt đầu,
tất cả đều phải được sự chấp thuận của Quốc Hội; sau, luật nới
giăn hơn một tí: họ được nhận những món quà trị giá từ 335 đô
trở xuống. Xin lưu ư: một, không khai báo, v́ bất cứ lư do ǵ,
đều bị xem là phạm pháp; hai, danh sách những người tặng quà và
trị giá món quà của họ đều được công khai hoá để quần chúng có
thể dễ dàng kiểm tra. C̣n ở Việt Nam? Nhớ, cách đây năm mười năm
ǵ đó, Đỗ Mười thú nhận là đă từng nhận một triệu đô la từ một
công ty Hàn Quốc. Đó là chuyện được thú nhận. C̣n những chuyện
không được thú nhận th́ sao? Chỉ cần theo dơi một ít vụ tham
nhũng, như vụ Bùi Tiến Dũng và Huỳnh Ngọc Sĩ, được đăng tải trên
báo chí là đă thấy ngợp rồi.
Tuy nhiên, điều đáng nói là ở Việt Nam không phải chỉ có cấp
dưới mới mua chuộc cấp trên. Cấp trên, ngay cả cấp trên cực cao,
cũng mua chuộc cấp dưới nữa.
Cao nhất là đảng và chính phủ.
Nhớ, lần về Việt Nam đầu tiên năm 1996, tôi nghe một người bạn
vốn là giáo sư nổi tiếng khoe là anh sắp có một căn nhà mới. Nhà
lầu đàng hoàng. Ở ngay mặt tiền. Hỏi chi tiết, anh cho biết là
anh được nhà nước cấp một mảnh đất khá lớn. Không có tiền để xây,
anh bán cho nhà thầu nửa miếng đất. Người ta sẽ xây hai ngôi nhà
lầu; mỗi ngôi bốn tầng. Người ta sẽ giao cho anh hẳn một cái;
cái kia người ta giữ. Như thế, chỉ chờ đợi mấy tháng, anh có
nguyên một ngôi nhà lầu bốn tầng đồ sộ. Với nó, anh có thể an
hưởng tuổi già: hai vợ chồng ở hai tầng trên; hai tầng dưới th́
cho thuê. Khỏi phải lo lắng ǵ về tài chính nữa cả. Khoẻ!
Khi tôi hỏi: Tại sao anh được cấp đất như thế? Anh đáp: Tất cả
các đảng viên có tuổi đều được cấp. Tuổi đảng và chức vụ càng
cao, miếng đất càng lớn. Anh b́nh luận: Kể ra, đó cũng là một
h́nh thức mua chuộc của đảng và nhà nước. Mua chuộc sự trung
thành của các cán bộ và đảng viên.
Rồi chép miệng, anh nói tiếp: Biết thế, nhưng ai đủ can đảm từ
chối một món quà lớn lao và quư báu như thế nhỉ?
Ừ, nghĩ coi, có mấy ai?