Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Nhà Nước này là loại Nhà Nước ǵ?

 

VOA

Nhiều chuyện ở trong nước từ nhỏ đến lớn buộc người quan sát phải đặt câu hỏi: cái Nhà nước hiện đang cai trị nước Việt Nam là Nhà nước kiểu ǵ vậy?
Xin kể một chuyện nhỏ: mới đây thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn đồng thời là Chủ nhiệm ủy ban Người Việt ở nước ngoài gửi công văn cho ông Cao Quang Ánh, nghị sỹ Quốc hội Hoa kỳ, đề nghị ông Ánh làm trung gian trong mối quan hệ với bà con ta ở Hoa kỳ, nhằm mời bà con ta trở về nước tham gia xây dựng đất nước.
Trong bức thư ấy có một lỗi chính tả: chữ «hy vọng» viết thành «huy vọng». Bức thư rất trang trọng, có h́nh Quốc huy Nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam, có chữ Bộ Ngoại giao to đùng, được đánh máy ngay ngắn, tŕnh bày đẹp. Nghĩa là một công văn ngoại giao chính thức gửi ra nước ngoài.
Theo tŕnh tự hành chính, văn pḥng Bộ Ngoại giao phải có người xem lại, pḥng đánh máy phải có người ḍ lại, rồi chính ông thứ trưởng ngoại giao trước khi đặt bút kư ắt phải đọc kỹ lại, rồi người gửi đi trước khi dán phong b́ cũng phải kiểm tra lần cuối. Hơn nữa, bức thư lại gửi cho đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ, nhờ đại sứ Lê Công Phụng chuyển cho ông Cao Quang Ánh. Nghĩa là văn pḥng sứ quán, chính ông Phụng phải đọc kỹ trước khi gửi đi… Nhưng cả 4, 5 cặp mắt ấy đều mù mờ, đại khái, đến khi nó được chụp lại nguyên bản và truyền đi th́ hàng triệu độc giả cư dân internet nhận ra ngay cái lỗi to nhảy vào mắt mọi người. Lỗi rất nhỏ nhưng h́nh ảnh cái Nhà nước tùy tiện, đại khái, sơ khai, thiếu tự trọng cũng như vô lễ với người đối thoại nước ngoài th́ không nhỏ chút nào. Không biết ông Sơn cũng như ông Phụng có biết xấu hổ và có xin lỗi không?
Lại nhớ chuyện Văn pḥng Quốc hội gửi công văn cho ông Nguyễn Huệ Chi, lại ghi là kính gửi bà Nguyễn Huệ Chi, cũng do một vị Chủ nhiệm một Ban của Quốc hội kư tên, để anh chị em mạng Bauxite VN.info kháo nhau rằng khi anh Chi nhận được thư, toát cả mồ hôi, vội sờ lên ngực ḿnh rồi đặt tay dưới rốn đề xác định rơ là ḿnh không phải là «bà» như quốc hội mơ tưởng. Đó, nền hành chính quốc gia được đổi mới như vậy đó. Một Nhà nước vui tính ra tṛ!
Nhưng chuyện này có ư nghĩa to hơn. Ông Nguyễn Thanh Sơn hẳn đă cân nhắc, tính toán, xin ư kiển nhiều cấp lănh đạo để có cái sáng kiến yêu cầu ông Cao Quang Ánh làm trung gian, chiếc cầu nối nhằm “xóa bỏ những hiều lầm”, bổ cứu t́nh trạng “thiếu thông tin”.
Nhưng ông Ánh đă lập tức và thẳng thắn khước từ. Ông lại c̣n chỉ ra: không! làm ǵ có hiểu lầm. Bà con ta hiểu rơ, hiểu đúng là chế độ một đảng là phi nhân, phản dân chủ. Không làm ǵ có chuyện thiếu thông tin, “tôi vừa về nước, các vụ Thái Hà, Tam Ṭa, Đồng Chiêm...phơi bày ra đó…’’
Thế là Nhà Nước lại đi một nước cờ tàn. Bị chiếu tướng. Bị vạch mặt. Bị lắc đầu. Bị từ chối hợp tác. Bị tẽn ṭ. Thế là một Nhà nước về hành chính th́ ấu trĩ, thô sơ, về bản chất th́ mù mờ, không hiểu người, hiểu ta, tự đánh rơi cái quốc thể, cái tư thế cầm quyền, không những không bảo vệ dân, c̣n đàn áp dân, coi dân là thù.
Lại có chuyện lớn hơn một chút. Ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuần trước, tại cuộc họp báo quốc tế giữa Hà Nội, nhân danh chủ tịch luân lưu khối ASEAN – Đông Nam Á, dơng dạc báo tin ông đă yêu cầu chính phủ Miến Điện thực hiện hoà hợp dân tộc và để cho mọi chính đảng tham gia bầu cử quốc hội Miến Điện sắp đến. Chuyện có thật đấy. Không ai bịa ra đâu. Nghe nói các tướng quân phiệt Miến đă nhún vai, cười khẩy rằng: xin vâng, nhưng xin mời ngài thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các bạn Việt Nam làm gương đi trước đă, chúng tôi sẽ noi gương.
Một Nhà nước thiếu ṣng phẳng, nói một đằng làm một nẻo, ‘khôn nhà dại chợ’ hay là 'dại nhà khôn chợ', dạy người ta về bầu cử dân chủ, về ḥa hợp dân tộc nhưng vẫn giữ nguyên độc quyền đảng trị trong nước ḿnh, c̣n tự ḿnh đối lập với nông dân, kỳ thị trí thức, khinh miệt tuổi trẻ, kềm kẹp chặt cả 17 ngàn nhà báo đủ loại, đó là Nhà nước loại ǵ vậy?
Thế là Nhà nước ḥa hợp dân tộc ư? là Nhà nước mong muốn thực hiện bầu cử dân chủ cho mọi đảng chính trị tham gia bầu cử ư. Để thay mặt cho cả chục nước Đông Nam Á và nhân danh chủ tịch luân lưu chỉ vẽ, dạy khôn cho nước Miến Điện quân phiệt ư? Một Nhà nước làm ngược rồi nói xuôi, là nhà nước kiểu ǵ, xoay như chong chóng, luôn nói là Nhà nước của dân, do dân, v́ dân, mà luôn thực hiện Nhà nước của đảng, do đảng, v́ đảng.
Lại xin trở về với một chuyện rất nhỏ. Giữa Hà Nội 36 phố phường. Dịp chào mừng ngày 30 tháng 4, bỗng người dân thấy giăng qua đường biểu ngữ lớn nền đỏ chữ vàng: «Chào mừng kỷ niệm lần thứ 35 Ngày Giải phóng Thủ đô 30-4!». Thật ra đến tháng 10 mới có ngày giải phóng thủ đô. Hàng vạn, hàng vạn người đi qua, có người thấy lạ, ngứa mắt, dừng lại, mỉm cười, rồi lắc đầu, nhún vai, lại thản nhiên đi! Mackênô đă là một cách sống chung với cái Nhà nước không giống ai này.
Phải đến xế chiều mới có mấy công nhân đến bắc thang hạ cái biểu ngữ «vui vẻ đùa cợt» trên đây và thay 2 chữ «Thủ đô» bằng 2 chữ «Miền Nam». Ai bảo Nhà nước này chỉ có dùi cui và c̣ng số 8, ông Nhà nước này cũng hay đùa dai ra phết đấy.
Lại mới đây, cũng giữa Hà Nội 36 phố phường, trên đường Trường Thi, từ Cửa Nam qua Trường Thi đến Tràng Tiền là đến ngay Nhà Hát Lớn, nghĩa là con đường đông người qua lại bậc nhất thủ đô, có một biểu ngữ cực lớn 4 hàng chữ ghj rơ «Nhiệt liệt Chào mừng ngày 30-4 và ngày Quốc tế Lao động 1-5», có người nói v́ nó căng lên quá cao, từ ngày 28-4 nên đến chiều 1-5 mới hạ xuống. Các bạn thanh niên kháo nhau đi xem, đua nhau chụp ảnh. Có ǵ lạ? Xin thưa: v́ nó 'bị treo ngược' hay 'được treo ngược', không một ai đoán ra.
Công nhân sở Văn hóa thông tin Thủ đô không có ai mù chữ. Mà cứ để ngược vậy mấy ngày liền. V́ họ treo xong th́ đi nghỉ lao động. Phải có xe mang thang điện mới với tới.
Điều rất thú vị là biểu ngữ có kư tên cẩn thận, là của Hội Nhà Báo Việt Nam, vừa kỷ niệm 60 năm ngày thành lập 21-4-1950. Có thể là một số nhà báo tinh ranh, - hay tinh anh? - cảm thấy khó chịu v́ bị mất tự do cầm bút theo lương tâm và trí tuệ của ḿnh, nên nghĩ ra một sáng kiến nhằm giải tỏa nỗi ḷng ḿnh chăng?
Cũng nên ghi vào sổ Guiness Thăng Long, và giữ bức ảnh độc đáo cho Bảo tàng Hà Nội Tự Do sau này.
Chuyện rất nhỏ, mà ư nghĩa không nhỏ chút nào. Đó là bộ mặt Nhà nước. Là sự quan tâm hay thờ ơ, hay cách phê phán của công dân thủ đô đối với thủ đô, đối với đất nước và đối với nhà nước toàn trị đang cai trị ḿnh.
Cũng có thể có mấy ai đó trong bộ máy Nhà nước ngán ngẩm về cái Nhà nước ấu trĩ, Nhà nước hay nhầm lẫn, Nhà nước nói một đàng làm một nẻo, như vài biểu hiện kể trên, muốn phơi bầy cái cảnh «lộn tùng phèo» của một Nhà nước không giống ai, nên nghĩ ra một cách thâm thúy, là treo ngược một biểu ngữ to đùng, giữa phố náo nhiệt nhất, để biểu dương một cách tượng h́nh một Nhà nước chuyên làm ngược, nói ngược, leo lẻo nói là của Dân, do Dân và v́ Dân mà thật ra trong việc làm chỉ hoàn toàn là của đảng, do đảng và v́ đảng, v́ nền độc quyền đảng trị cực kỳ lạc lơng.


<< trở về đầu trang >>
free counters