Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650 www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
Nhận định về vụ Linh mục Phan Văn Lợi
đề cập đến chuyện Đức Ông Cao Minh Dung.
Nguyễn An Quư
Đức Ông Cao Minh Dung là một trong những vị thuộc Phái đoàn Toà Thánh đă đến Việt Nam vào ngày 15 tháng 02 năm 2009. Lúc bấy giờ, t́nh h́nh ở Tổng Giáo phận Hà Nội được coi là căng thẳng v́ nhà nước csVN đang phát động chiến dịch đ̣i trục xuất nguyên TGM Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội. Lần đầu tiên có sự hiện diện của Đ.Ô Dung trong phái đoàn Toà Thánh đến Việt Nam khi nhà nước VC muốn trục xuất TGM Ngô Quang Kiệt đang diễn ra mà người ta lại thấy cách ưu đăi một cách lạ thường của nhà nước VC đối với gia đ́nh Đ.Ô Dung như: cho xe công an vào Huế đưa người nhà của gia đ́nh CMD ra tận Hà Nội để thăm Đ.Ô Dung. Bởi vậy, khi biến cố về sự ra đi của nguyên TGM Ngô Quang Kiệt xẩy ra quá nhanh chóng, th́ vấn đề ĐÔ Cao Minh Dung lại được dư luận cảnh báo cũng là chuyện đương nhiên. Đây là một vấn đề quan trọng mà những ai lo lắng và muốn bảo vệ một Giáo Hội đang sống trong sự kềm kẹp của chế độ cộng sản gian manh, trong đó có một số giáo sĩ quốc doanh cũng tiếp tay cho kẻ gian manh này, dĩ nhiên những ai lo lắng cho sự nguy hại của Giáo hội đều phải lên tiếng báo động để đề cao cảnh giác.Việc cảnh giác này không phải là sự chống đối Giáo Hội như nhiều luận cứ đă rêu rao, nhằm mục đích cỗ vũ cho cái xu hướng theo thời đại yên hàn vô sự là tuyệt chiêu, hầu tạo cơ hội cho những người cộng sản tự do phá đạo và tiếp tục duy tŕ nổi đau của dân tộc.
Trước hết nguời viết xin được tŕnh bày vài chuyện biết được có liên quan đến ĐÔ Dung, nhiều người cho rằng lời phát biểu của Cha Lợi như một lời chứng làm sáng tỏ về ĐÔ Cao Minh Dung hầu để có thể HĐGMVN và Toà Thánh biết mà đề cao cảnh giác về sự gian manh của chế độ cộng sản.
Trong phạm vi bài này, người viết không có ư bàn chuyện đúng sai của Linh Mục Phan Văn Lợi về những ǵ mà Linh mục Lợi đă tŕnh bày về CMD, nhưng chỉ điểm qua vài nét về gia đ́nh của ĐÔ Dung, (xin phép ĐÔ Dung miễn chấp) mà cá nhân người viết đă nắm được.
Thân phụ của ĐÔ Dung người làng Liễu Cốc Hạ, có tên là Cao Hữu Hiếu được ghi trong sổ hôn phối, hiện lưu trữ tại Giáo xứ Chánh Toà Phủ Cam Huế, nhưng trong sổ rửa tội của Cao Minh Dung lại được ghi là Cao Minh Hiếu, sau thời VC tôi vẫn thường được nghe gọi tên ông ta là Cao Hữu Hiếu. Làng Liễu Cốc Hạ không có gia đ́nh nào theo đạo Công Giáo. Liễu Cốc Hạ cạnh làng Dương Sơn là một làng toàn là người Công giáo. Ông Hiếu khi chưa làm đám cưới với bà Yến, không biết đến Phủ Cam làm ǵ hay là ăn cơm tháng tại nhà của ông Lộc (c̣n gọi là ông Phụ nhà thờ, trong sổ hôn phối của bà Yến th́ tên thân phụ của bà Yến được ghi là Nguyễn Phụ (Lộc). Gia đ́nh ông Lộc lúc bấy giờ nấu cơm tháng, thanh niên, học sinh vô ra ăn cơm tháng nơi đây cũng khá đông. Người giáo dân nguyên giáo xứ Phủ Cam hiện ở tại Hoa Kỳ rất đông, hầu như khắp các tiểu bang đều có, tôi biết có cả bà con bên ngoại của ĐÔ Dung, đều biết đều này...
Không rơ Ông Hiếu và bà Yến do ông tơ bà nguyệt xe duyên kết nghĩa lúc nào chẳng hay, nhưng đôi vợ chồng này đă được cử hành lễ hôn phối vào ngày 04 tháng 02 năm 1955 tại nhà thờ Phủ Cam, sau đó vài tháng th́ bà Yến hạ sinh một cặp song sinh vào ngày 17 tháng 05 năm 1955 gồm có cậu Cao Minh Dung và cậu Cao Minh Tâm, cả hai đă được rửa tội vào ngày 19 tháng 05 năm 1955, trong sổ rửa tội có ghi nguyên quán làng Liễu Cốc Hạ, Hương Cần. Hơn tháng sau th́ hoàng tử Cao Minh Tâm chết, nên c̣n lại Cao Minh Dung đến hôm nay trở thành Đức Ông đang làm việc tại Toà Thánh.
Trong ngày đám cưới của bà Yến, bà con xóm làng ở Phủ Cam lúc bấy giờ đều biết bà ta có bầu v́ thấy bụng đă khá lớn rồi, và quả nhiên chỉ hơn 3 tháng sau ngày cưới là hai hoàng tử Dung + Tâm được ra chào đời. Lúc đó bà con Phủ Cam lại xôn xao bàn tán: cặp song sinh này là tác giả của một ông thầy Ḍng Thánh Tâm, cá nhân người viết không có ư kiến trong vụ này, nhưng ở đời thường lại có câu “không có lửa làm sao có khói” và con mắt người đời cũng tinh lắm ai ơi!
Lại nữa, Ḍng Thánh Tâm lúc đó có một trường học ở gần nhà ông Phụ tức ông ngoại của ĐÔ Dung và trường học này chỉ cách nhà ông Phụ một con đường, khoảng chưa đầy 50 mét, gọi là trường Thánh Giuse.
Được biết trong sổ Kỷ Yếu các nghĩa tử của Đức HY Nguyễn Văn Thuận, th́ Cao Minh Dung khai là sinh ngày 1 tháng 11 năm 1955, không biết có đúng với giấy khai sinh không?….
Năm 2000 nhân vụ đám tang của bà Yến là mẹ của ĐÔ Dung, ĐÔ Dung xuất hiện tại Phủ Cam sau môt thời gian dài kể từ ngày vượt biên, vượt biển. Lúc bấy giờ nhiều người bà con ở Phủ Cam đă gọi điện thoại cho tôi biết với nhiều thắc mắc và ngạc nhiên như sau: “không rơ tại sao ông Cao Minh Dung con bà Yến lần đầu trở về quê kể từ ngày vượt biên mà lại được công an gộc ở Huế săn đón nồng hậu", tôi liền nói đùa với họ: “th́ khúc ruột ngàn dặm đă được nối lại rồi”.
Đó là những ǵ tôi biết về Cao Minh Dung, thông thường tên tuổi của mọi người công giáo đều được ghi rơ ràng trong sổ sách của từng họ đạo từ khi rửa tội, nên chuyện t́m hiểu rất dễ…
Tạm dừng chuyện ĐÔ Cao Minh Dung ở đây để mọi người suy luận.
Chừ bàn chuyện linh mục “ CHUI”.
Tôi không biết v́ lư do ǵ mà tự nhiên những người tự xưng là Công giáo lại đi chỉa mũi dùi vào chuyện linh mục “CHUI” đang sống trong một chế cộng sản để đem ra bôi nhọ, nhạo báng và c̣n gọi các ngài là linh mục lang thang.
Sở dĩ có t́nh trạng linh mục CHUI là v́ đất nước Việt nam đă bị rơi vào tay cộng sản, đây là nổi đau chung của cả dân tộc nói chung và Giáo hội nói riêng. Nhắc lại một chút để chia sẻ niềm đau của Giáo Phận Huế, tại Huế sau đợt phong chức năm 1975 được coi là đợt cuối, các chủng sinh tại Đại Chủng Viện đều bị nhà nước VC loại dần và đuổi ra khỏi Đại Chủng Viện kể từ năm 1977, 1978, Đại chủng viện đóng cửa, cuối cùng chỉ c̣n lại 12 Thầy quyết bám trụ, măi đến năm 1994 nhà nước mới bắt đầu cho phong chức các Thầy này từng đợt kéo dài nhiều năm sau đó. Trên thực tê, những linh mục CHUI là những vị không được nhà nước VC chấp thuận cho phong chức linh mục.
Nhân đây, tôi xin kính cám ơn các linh mục CHUI đă tận hiến đời ḿnh trong cái thế mà nhà nước VC chẳng bao giờ công nhận các ngài là linh mục, và các ngài đang chấp nhận âm thầm bằng lời cầu nguyện hằng ngày cho Giáo Hội Việt Nam sớm thoát khỏi khúc quanh nan giải này. Lư do dễ hiểu là các vị này đều có thành tích bất hảo với chế độ hoặc v́ lư lịch liên hệ gia đ́nh nguỵ, hoặc bản thân các vị này khó tẩy nảo nên nhà nước VC đă loại bỏ các ngài ra khỏi hàng ngũ tu tŕ khi c̣n ở các Đại Chủng Viện.
Được biết tại Giáo phận Huế có nhiều linh mục CHUI lắm chứ không phải chỉ một ḿnh linh mục Phêrô Phan Văn Lợi đâu, ngay tại Giáo xứ Phủ Cam cũng có 2 vị linh mục CHUI không giáo dân, không giáo xứ, đang ở tại gia, mà có một vị là cậu của ĐÔ Dung.
Các linh mục được phong chức chui tại Huế, đều được các vị Giám Mục tại một Giáo phận nào đó thừa nhận vào hàng ngũ linh mục của Giáo phận mà vị Giám mục này công nhận, thí dụ Cha Lợi được nguyên Giám Mục Phạm Đ́nh Tụng lúc bấy giờ đang coi sóc Giáo phận Bắc Ninh thừa nhận Cha Lợi là linh mục của Giáo phận Bắc Ninh, sau khi Đức GM Nguyễn Văn Thuận phong chức.
Tháng 05 năm 2006 nhân ngày Ngân Khánh của LM Phan Văn Lợi, Đức Cha Nguyễn Quang Tuyến từ Giáo phận Bắc Ninh cũng gởi đă thiệp chúc mừng cha Lợi với lời chia sẽ chân t́nh.
Tại Giáo Phận Huế trong năm 1997 có hai cuộc phong chức “CHUI” cho các Thầy hội đủ điều kiện và xứng đáng được nhận lănh Thiên chức linh mục do Đức Cha Alexis Phạm Văn Lộc (gốc Phủ Cam đă về hưu) phong chức.
Đợt đầu vào ngày 04-06-1997, gồm thầy Đặng Quang Tiến, thầy Nguyễn Văn Chiến và thầy Phan Hưng.
Đợt thứ hai vào ngày 20-08-1997, gồm thầy Lê Ngọc Bửu, thầy Trần Văn Quư, và thầy Nguyễn Văn Định. Cả 2 đợt phong chức CHUI này đều được cử hành tại nhà thờ Lương Văn Huế, do cha Nguyễn Hữu Giải làm chánh xứ lúc đó.
Tất cả 6 tân linh mục này đều được Đức Cha Vũ Duy Nhất coi sóc giáo phận Bùi Chu thừa nhận là linh mục thuộc Giáo phận Bùi Chu, hiện có 2 linh mục đang cư ngụ tại gia trong giáo xứ Phủ Cam, chắc cũng bị liệt vào loại linh mục lang thang.
Đặc biệt cha Nguyễn Văn Chiến và cha Đặng Quang Tiến được học bổng và đi du học tại hải ngoại, khi măn khóa th́ VC không cho trở về nước, hiện cha Chiến ở Floria và cha Tiến ở NaUy.
Dài ḍng một chút để chia sẻ với những gian truân mà các vị linh mục CHUI đă gánh chịu, đây là những vị mục tử hầm trú của Giáo Hội Việt Việt Nam nơi Giáo Phận Huế đang phải dấn thân và chiụ nhiều thiệt tḥi trong thời kỳ Giáo hội đang bị bách hại, đang bị kềm kẹp dưới ách thống trị của đảng vô thần.
Đến đây, xin được bàn một chút về linh mục CHUI lang thang (sic) Phan Văn Lợi.
Linh mục Phan Văn Lợi được Đức Cha Thuận phong chức CHUI vào ngày 21-05-1981. Ít lâu sau, ngài âm thầm trở về Huế, có lẻ chỉ có gia đ́nh của ngài mới biết chuyện ngài được phong chức CHUI này thôi.
Ngày 21-09-1981 nhân ngày Bổn Mạng Nhóm Hoan Thiện, một vỡ kịch vui được tŕnh diễn tại nhà thờ Chánh Toà Phủ Cam với đề tài “Dâng con cho Mẹ” kể lại câu chuyện Cha Lư dẫn giáo dân đi hành hương LaVang bị công an VC ngăn chận. Thành phần diễn kịch gồm có Cha Lợi và các thầy Trần Xuân (nay đă làm Cha, h́nh như ở Cali), thầy Nguyễn Chửng (nay đă làm cha ỏ Florida),thầy Nguyễn Vũ (đă xuất tu), thầy Huỳnh Văn Lâm (đă xuất tu). Tất cả sau đó đều bị tống giam ở trại B́nh Điền Thừa Thiên Huế. Cả 4 vị kia đều lảnh án 2, hoặc 3 năm tù, riêng Cha Phan Văn lợi v́ không rơ ai báo mà công an biết cha Lợi đă chịu chức linh mục CHUI nên liền gia tăng án tù, và tiếp tục giam giữ cho đến tháng 10 năm 1988 mới được thả về, khi về vẫn bị quản chế tai gia.
Đức Cha Điền bị bức tử vào ngày 8-06-1988 tức khi cha Lợi về th́ ngài đă qua đời 4 tháng rồi.
Viết đến đây, tôi lại liên tưởng đến một đoạn tin được phổ biến trên net trong tuần qua nói rằng do nguồn tin từ một linh mục nào đó ở Huế có đưa ra một đoạn tin hết sức vô lư mà nhiều người ngớ ngẩn cứ coi như đây là chuyện thật đầy hấp dẫn, và rồi cứ thế đem ra để bôi nhọ một linh mục đang dấn thân vào cuộc tranh đấu cho Giáo hội cũng như cho Quê hương Việt Nam sớm được tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền, đoạn tin viết như sau:
"…Tuy nhiên khi về lại Huế và làm lễ, có người báo tin cho Đức Cha Điền biết, Đức Cha liền gọi thầy Lợi đến và hỏi ai đă phong chức cho thầy mà làm lễ. Thầy Lợi đưa giấy của Đức Cha Thuận ra. Đức Cha Điền liền nói: cái thứ này đi đâu th́ đi, Giáo phận Huế không nhận cái thứ này”. (hết trích).
Không biết vị linh mục nào đó tự xưng ở Huế mà lại dám uống thuốc liều đặt vào cửa miệng của Đức Cố TGM Nguyễn Kim Điền một câu nói ngoài sức tưởng tượng của mọi người.
Tôi tin chắc không có một vị Giám mục mà lại đi nói với một chủng sinh trong Giáo phận của ḿnh là “Cái thứ này đi đâu th́ đi…” đây là lời lẻ của những hạng người bất lương, luôn coi thường dân chúng, là lối ăn nói của những tên VC chuyên ăn nói theo lối bố láo bố liếu, hăm doạ dân chúng, quả là lời bịa đặt quá ngang ngược, mang tính tồi bại.
Vả lại Đức Cha Điền rất kính trọng Đức Cha Thuận khi ngài biết Đức Cha Thuận đang bị giam cầm.
Linh mục nào đưa tin này, xin hăy can đảm nêu tên thật rơ ràng, để thiên hạ cùng biết với cho vui.
Tôi biết Đức Cha Điền là vị Giám Mục hiền hoà, phúc hậu, ngài luôn yêu mến và tôn trọng mọi tầng lớp giáo dân, ngài rất đau ḷng khi nghe tin một chủng sinh nào đó bị nhà nước đuổi ra khỏi Đại Chủng Viện lúc bấy giờ, nên ngài thường thăm hỏi, khuyến khích các chủng sinh đang tu tại gia, nhất là thầy Lợi lúc bấy giờ lại là thành viên của Tu Hội Thánh Tâm do Đức Cha Điền sáng lập, cho nên không bao giờ ngài mở miệng nói với cha Lợi câu: “cái thứ này đi đâu th́ đi…”.
Được biết, khi Cha Lợi c̣n 1 năm nữa th́ măn hạn 7 năm tù, Cha Hồ Văn Quư, Bề Trên Tu Hội Thánh Tâm đă gặp Đức Cha Điền để tŕnh bày về t́nh trạng của Cha Lợi và Cha Quư có xin ngài nhận cha Lợi vào Giáo Phận Huế khi cha Lợi ra khỏi tù. Đức Cha Điền lúc đó vui vẻ hứa sẽ nhận ngay khi nào cha Lợi ra khỏi nhà tù.
Trên thực tế, nếu Đức Cha Điền c̣n sống th́ hôm nay có lẻ cha Lợi cũng như 2 cha “chui” ở Phủ Cam không phải chiụ cảnh cam tâm sống tại tư gia đâu.
Rất tiếc khi Cha Lợi được ra khỏi chốn tù ngục th́ TGM Nguyễn Kim Điền đă bị bức tử.
Tưởng cũng nên nhắc lại một chút: Cha Hồ Văn Quư là vị linh mục đă hợp tác với cha Nguyễn Văn Lư trong việc phổ biến hai bài Phát Biểu rất lịch sử của Đức TGM Nguyễn Kim Điền vào năm 1977 trước Hội Nghị của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh B́nh Trị Thiên tổ chức tại Huế.
Tóm lại về vấn đề của ĐÔ Dung mà linh mục Phan Văn Lợi nêu lên, tôi nghĩ không phải tự nhiên khơi khơi mà Cha Lợi lại đặt điều đặt chuyện như thế làm chi cho đau đầu, nếu đi t́m bằng chứng th́ quá dễ so với thời đại hôm nay.
Trong câu chuyện thâm cung bí sử của chuyện ái ân khi chưa cử hành Bí Tích Hôn Phối của người Công giáo, th́ chỉ có bà Yến và tác giả là người biết và biết một cách trọn vẹn. Hôm nay bà Yến đă khuất bóng, chỉ c̣n lại lương tâm của tác giả đă tạo nên tác phẩm này biết mà suy nghĩ, tôi nghĩ dù hoàn cảnh nào đi nữa, th́ tác giả cũng nên có hành động đột phá, v́ đó là giọt máu và trách nhiệm, nếu quả thật như thế.
Điều cuối cùng, nếu ĐÔ Dung đă có những kế hoạch muốn hợp tác với nhà nước VC để mưu cầu một mục đích nào đó, dù mục đích đó là của Toà Thánh, v́ Đức Ông là người Việt Nam đă từng bị VC đuổi ra khỏi Đại Chủng Viện năm nào, th́ cũng nên dừng chân lại, để suy xét.
Trên thực tế, chế độ cộng sản nhất là cộng sản Việt Nam trước sau như một, họ không bao giờ muốn đem lại lợi ích cho Giáo Hội và Dân Tộc Việt Nam đâu.
Đất nước đă quá đau khổ rồi, xin đừng cộng tác thêm với chế độ bạo tàn này nữa, để kéo dài sự đau khổ của Dân Tộc nữa, nếu thật sự chỉ v́ lợi ích riêng của Giáo Hội mà bất chấp quyền lợi của cả dân tộc th́ cũng chẳng đặng ích ǵ.
Nguyễn An Quư.