![]() ![]()
Fax: +493046795841 www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
Nên hay không nên: Hoa hậu Áo Lam?
Huy
Phương,
Thời mạt pháp, không phải là vì chùa càng ngày càng ít,
xiêu dột, thiện nam tín nữ càng ngày càng hiếm, mà do
hành động càng ngày càng rời xa giáo lý của Đức Phật.
Cuộc thi hoa hậu đầu tiên của thế giới được tổ chức vào
năm 1854 có thể bắt nguồn từ chuyện chọn Kings va Queens
trong lễ hội May Day thời xưa ở Âu Châu, nhưng cuộc thi
này bị phản đối phải dẹp bỏ. Mãi đến năm 1880, mới có
cuộc thi hoa hậu áo tắm trên bãi biển Rehoboth (Delaware), rồi Atlantic City (New Jersy), Galveston (Texas) Năm 1921, cuộc thi hoa hậu Miss American
Pageant đầu tiên được tổ chức tại Atlantic City, trong
thời gian này các hoa hậu không được coi trọng bao nhiêu,
cho đến lúc có Đệ II Thế Chỉến, khi các hoa hậu được
tuyển dụng để cổ động bán trái phiếu cho chính phủ hoặc
tham gia các chuyến đi giải trí cho các đơn vị quân đội
ngoài mặt trận.
Cuộc thi hoa hậu được căn cứ trên vẻ đẹp hình thể, tài
năng, cá tính và sự ứng đối với những câu hỏi tổng thể
của ban giám khảo. Tuy vậy người ta than phiền là các
cuộc thi hoa hậu thường thiên về sắc đẹp thể xác hơn là
thiên về tài năng, trí thông minh, học thức, ứng xử hay
các mối quan tâm về xã hội.
Càng ngày đàn bà càng xuất hiện nhiều ngoài xã hội và
trước công chúng, được chú ý và ngưỡng mộ hơn, các cuộc
thi hoa hậu càng ngày càng nhiều và có tầm vóc như Miss
USA, Miss World, Miss Universe, Miss Teenage America
Pageant, Miss National Teen-Ager, Miss Teen All America
Pageant. Trong thời đại mới của trang phục, mỹ phẩm,
kiểu tóc và giải phẩu thẫm mỹ, cuộc thi hoa hậu là cơ
hội bằng vàng cho các dịch vụ quảng cáo. Năm 1951, cuộc
thi hoa hậu thế giới được tổ chức đầu tiên tại Luân Đôn
và sau này lần lượt được tổ chức khắp nơi trên thế giớí
như Hoa kỳ, Nam Phi, Ấn Độ, kể cả Việt Nam hồi năm ngoái.
Các cuộc thi hoa hậu thế giới được chuyền đi qua màn ảnh
truyền hình đến hơn 70 quốc gia và có hai tỷ người theo
dõi.
Quần chúng, tuy vậy không phải ai cũng tán thưởng việc
đưa nhan sắc phụ nữ lên sân khấu để thi tài, cho đây là
chuyện thấp hèn, dung tục. Cũng nhiều quan điểm cho rằng
cuộc thi hoa hậu là hạ nhân phẩm của phụ nữ, xem đây là
những món hàng phơi bày để giải trí cho đàn ông tương tự
như nhà văn Lâm Ngữ Đường của Trung Hoa đã nhận xét:
“Đàn bà trên sân khấu thì hở hang, gần như khoả thân,
còn đàn ông ngồi dưới ngó lên thì ăn mặc đàng hoàng,
thắt cà vạt. Hiện tượng đó quả là một hiện tượng đặc
biệt của một xã hội tạo ra vì đàn ông, do đàn ông chỉ
huy, một xã hội trong đó đàn bà khoả thân bị đem trưng
ra công chúng vì mục đích thương mãi...”(Một quan niệm
về sống đẹp- Nguyễn Hiến Lê dịch).
Tại một cuộc thi hoa hậu ở Luân Đôn, giám khảo và ứng
viên hoa hậu đã bị biểu tình, ném mực hay bột mì. Năm
2000, cuộc thi hoa hậu thế giới đã được dời từ Nigieria
về Luân Đôn vì giới Hồi giáo lên án cuộc thi hoa hậu là
vô đạo đức, xúc phạm đến tinh thần Hồi Giáo. Trong khi
đàn bà Hồi Giáo còn che mặt, áo quần phủ kín từ đầu đến
gót thì các cô mặc hai mảnh, phơi bày da thịt ra trước
công chúng, coi sao được. Ngày xưa nhan sắc được giữ kỹ
và sở hữu của đàn ông, không phô trương ra ngoài. Mặc
dầu vẻ đẹp của đàn bà nghìn đời vẫn được ca tụng, nhưng
ngày nay thân xác đàn bà được phô bày, trình diễn mà
muốn chiêm ngưỡng phải mua vé vào xem, trong lúc bao
nhiêu công ty kỹ nghệ thời nay phục vụ cho phụ nữ đổ xô
vào để kiếm ăn, đã gây nên nhiều nguồn dư luận phản đối.
Giải thi hoa hậu cho đến ngày nay, vẫn còn bị các nhà
đạo đức chỉ trích. Bà Leesa Bellesi, vợ của một vị mục
sư tại thành phố Carlsbad, California, đã lên tiếng kêu
gọi mọi người hãy tẩy chay chương trình thi hoa hậu sẽ
được trực tiếp truyền hình từ thành phố Las Vegas vào
tối Chủ Nhật 8 tháng 5-2010 trên đài truyền hình NBC.
Trang website chính thức của ban tổ chức Giải Hoa Hậu
Hoa Kỳ đã trưng ra những tấm hình của các thiếu nữ này
với những quần áo lót quá gợi tình hoặc mặc những áo sơ-mi
không cài nút, mà không mặc áo lót ngực và chụp trong
những tư thế khích dục.
Để quân bình sắc đẹp thể xác và vẻ đẹp tâm hồn, ngày nay
các thí sinh thi hoa hậu thế giới trước khi mặc áo dạ
hội hay áo tắm xếp hàng lên sân khấu đã được tổ chức đi
thăm viếng, bệnh viện, nhà dưỡng lão hay viện mồ côi.
Nhưng cảnh tương phản giữa tuổi trẻ, sắc đẹp, giàu sang,
thơm tho giữa những thiếu nữ trong cuộc thi hoa hậu này
với cảnh già nua, bệnh tật, đói rách chưa hẳn đã an ủi
được những người bất hạnh.
Ngày nay, nhiều cuộc thi hoa hậu có tính cách nhân bản,
an ủi những phụ nữ đang ở trong hoàn cảnh kém may mắn,
người ta đã tổ chức những cuộc thi hoa hậu trong nhà tù
dành cho phụ nữ phạm nhân như ở Mễ Tây Cơ hay cuộc thi
hoa hậu tại Luanda, thủ đô của Angola dành cho những phụ
nữ mất tay, mất chân, mù mắt, sống sót sau khi dẫm phải
mìn bẫy trong cuộc nội chiến tại đất nước này (Miss
Landmine Survivor). Đặc biệt, nhiều nhất ở Thái Lan,
hằng năm đều có cuộc thi hoa hậu dành cho các thí sinh
đổi giới tính, nghĩa là các cô gái xinh đẹp này, trước
kia đều là những “đực rựa” vừa qua các cuộc giải phẩu để
trở thành phái nữ.
“Hoa hậu” thú vật cũng được tổ chức nhiều nơi trên thế
giới như Hoa Hậu Lạc Đả tại Abu Dhabi, A Rập Thống nhất
hay Hoa Hậu Dê ở Riyadh, Saudi Arabia, nhưng không nghe
nói cuộc thi này dành cho lạc đà và dê dực hay cái, vì
trông con dê đực đẹp đẽ hơn con dê cái nhiều. Cũng đừng
nghe nói thi hoa hậu thú vật mà coi thường, tại xứ dầu
hoả này, cuộc thi lạc đà đã tốn phí 8 triệu đô la dành
làm giải thưởng cho các chủ nhân ông lạc đà trúng giải
được đội vương miện.
Đối với người Việt Nam, ngay vào thập niên 50 của thế kỷ
20, việc mặc đồ tắm lên sân khấu trình diễn cho công
chúng xem còn là một điều hiếm hoi. Một cuộc thi hoa hậu
đã được tổ chức vào dịp Tết và ca sĩ Tuý Phượng đã đoạt
giải Hoa Hậu Hội Chợ Quang Trung và hình ảnh cô được
đăng trên nhiều bìa báo ở Saigon thời ấy. Ở miền Bắc,
thắt lưng, buộc bụng theo đảng chống Mỹ, cơm không có ăn,
tìm không ra một chiếc áo dài, nói chi đến trò chơi “tư
bản, đồi truỵ” đó. Thế nhưng sau năm 1975, đất nước Việt
Nam, sau chiến tranh hơn hai triệu đàn ông chết trong
chiến tranh, “đặc sản” đàn bà dư dả, nên nền “văn hóa
hoa hậu” được phát triển tối đa. Trong lúc chờ tiếp cận
với thế giới bên ngoài và rút kinh nghiệm, đào tạo hoa
hậu, Việt Nam đã có những cuộc thi hoa hậu địa phương,
bắt đầu với những thí sinh đi chân hay mang dép Lào ở
các quận lỵ, tiến đến Hoa Hậu Đền Hùng, Hoa Hậu Duyên
Hải, Hoa Hậu Mường (Hoà Bình), Hoa Hậu Đồng Bằng Sông
Cửu Long, Hoa Hậu Tây Đô, Hoa Hậu Các Dân Tộc, Hoa Hậu
Du Lịch Việt Nam, Hoa Hậu Quý Bà và Thành Đạt. Lần lượt
nhan sắc Việt Nam được đem đi “đấm” ở xứ người qua các
cuộc thi Miss World, Miss Universe, Miss International,
Miss Earth, tuy chưa được vào chung kết lần nào nhưng
mục đích chính là để thế giới chú ý đến đàn bà mang nhãn
hiệu Việt Nam.
Uỷ Ban Người Việt Nước Ngoài còn tổ chức các cuộc thi
Hoa Hậu Thế Giới Người Việt ở nhiều khu vực trên thế
giới như đã tổ chức tại Đức Quốc vào tháng 1-2010, gọi
là để tạo đoàn kết giữa người Việt, do báo Tiền Phong,
ông chủ của Duyên Dáng Việt Nam và Toà Đại Sứ Việt Cộng
tại địa phương phụ trách. Rõ ràng là Uỷ Ban Người Việt
Nước Ngoài đã thành công phần nào trong trò chiêu dụ
quốc ngoại bằng trò nhan sắc.
Nguyễn Trọng Hiền, giới chức cao cấp của bộ Văn Hoá-Thể
Thao-Du Lịch đã ca tụng những cuộc thi “Hoa Hậu Thế Giới
Người Việt” này là “được dư luận đánh giá cao, cộng đồng
người Việt trên thế giới hưởng ứng và nó thể hiện tinh
thần đại đoàn kết dân tộc rất tốt.” Thì ra cho đến giờ
này, sau 35 năm, Việt Cộng chỉ mới nghĩ ra một phương
thức đại đoàn kết dân tộc “rất tốt” là tổ chức những
cuộc thi hoa hậu trong những cộng đồng người Việt trên
thế giới. Bộ đỉnh cao trí tuệ của quý vị chỉ có ngần ấy,
và vũ khí duy nhất để thể hiện “tinh thần đại đoàn kết
dân tộc” sau 35 năm nghiền ngẫm chỉ còn độc có mỗi “cái
ấy” thôi sao?
Ngày xưa Cộng Sản tuyên truyền ra ngõ là gặp anh hùng vì
anh hùng lạm phát, ngày nay chắc chắn ra ngõ là gặp hoa
hậu, vì hoa hậu được mùa. Mỗi năm Việt Nam sản xuất bao
nhiêu là hoa hậu. Nội cái thị xã Nha Trang năm nay đã
giành phần tổ chức luôn ba cuộc thi hoa hậu: Hoa Hậu
Trái Đất (Miss Earth), Hoa Hậu Việt Nam và Hoa Hậu Việt
Nam Thế Giới, đảng và nhà nước ở thành phố biển này còn
thì giờ đâu mà lo việc cứu đói dân, nhất là cho ngư dân,
lo cho việc nước, nhất là việc mất nước.
Phải nói là hiện nay trong cộng đồng người Việt ở Mỹ
cũng đã có nhiều cuộc thi hoa hậu như Hoa Hậu Áo Dài,
Hoa Hậu Sinh Viên Liên Trường, Hoa Hậu Phu Nhân, Hoa Hậu
Thế Giới. Trong các chương trình văn nghệ, ngay cả ở các
sòng bài, luôn luôn có các hoa hậu, áo dài hay áo tắm
trình diễn qua lại, mục đích làm mát mắt quý vị chư quân
tử. Thí sinh hoa hậu còn tổ chức thăm viếng, chụp hình
quảng cáo tại các tiệm phở, chợ búa, làm cho vẻ đẹp đàn
bà trở thành món hàng rẻ tiền.
Bây giờ thi hoa hậu lại đi vào các lễ hội tôn giáo. Khi
ban giám khảo chấm điểm một thí sinh mặc áo dài trong
các cuộc thi hoa hậu áo dài, họ chấm vẻ đẹp của khuôn
mặt, thân hình của người đàn bà hay là chấm vẻ đẹp của
chiếc áo? Cũng như trong cuộc thi hoa hậu áo tắm, giám
khảo chấm cái áo tắm xanh đỏ hay chấm thân hình đầy nhục
tính của người đàn bà. Nếu có một cuộc thi Hoa Hậu Áo
Lam, chiếc áo nào cũng giống nhau một màu lam thanh
khiết thì Thầy căn cứ vào cái gì để chấm điểm hơn thua?
Khi ca nhạc nặng mùi trần tục, đầy ái dục, ca sĩ y trang
hở hang, lời nhạc rên siết như lối gọi “mình ơi!” vào
sân chùa thì Thầy phải quét nó ra như chú tiểu chùa Long
Giáng ngày xưa quét lá đa, vì đó là sắc dục, là ma quỹ.
Tôi là đời, sống với ma quỹ đã quen, nhưng Thầy là
đạo, Thầy nên lánh xa. Thời mạt pháp, không phải là vì
chùa càng ngày càng ít, xiêu dột, thiện nam tín nữ càng
ngày càng hiếm, mà do hành động càng ngày càng rời xa
giáo lý của Đức Phật.
Hoa hậu đang được mùa, như lúa thì gặt lấy, là cỏ thì
phải nhổ đi, có đâu lại tưới phân thêm cho cỏ.
(NB Người Việt 16 tháng-2010)