Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Mỹ thay đổi nhăn quan quân sự?

Mỹ thay đổi nhăn quan quân sự?

 

Ngô Minh Trí 

 

uss-independence-lsc2

Bản mô tả “siêu tốc hạm” USS Independence LSC2       (ảnh: internet)

Người Mỹ đang triệt thoái dần kho vũ khí hạt nhân, đồng thời tập trung xây dựng lực lượng quân sự linh hoạt, mau lẹ.

Thời trước, đối trọng đáng kể nhất của Mỹ là Nga. Nên Mỹ có xu hướng thiết lập các cụm quân sự lớn như các hạm đội bề thế trên biển, các căn cứ quân sự quy mô trên đất liền bao quanh các lực lượng quân sự Nga, nhằm đảm bảo khả năng tác chiến toàn diện khi cần thiết. Vũ khí hạt nhân đă trở thành thước đo quan trọng cho cả hai bên.

Cao trào nhất của cuộc chạy đua vũ trang chính là chương tŕnh “chiến tranh các v́ sao” do cố tổng thống Ronald Reagan khởi xướng. Thực ra, chương tŕnh này không đơn thuần là cuộc chạy đua vũ trang mà nó c̣n là nước cờ “chiếu tướng”. Lúc bấy giờ, sau khi tin chắc về t́nh trạng kinh tế tồi tệ của Liên Xô, Reagan đă quyết định thực hiện chương tŕnh trên nhằm đưa Liên Xô vào cuộc đua hao tiền tốn của, kinh tế kiệt quệ nhanh hơn. Điều đó trở thành “giọt nước tràn ly” làm siêu cường này sụp đổ như chúng ta đă thấy.

Thời nay, t́nh h́nh đă khác. Đối trọng của Hoa Kỳ c̣n là Trung Quốc và các thế lực khủng bố. Việc bố trí các cụm quân sự lớn sẽ rất tốn kém, phải lệ thuộc vào những ràng buộc chính trị. Và Mỹ không c̣n đủ sức mạnh độc tôn để đảm bảo hệ thống quân sự như thế trên toàn cầu. Thế nên, Mỹ muốn tái bố trí lại các lực lượng với mục tiêu tăng cường tính linh hoạt mà vẫn đáp ứng được khả năng tác chiến toàn diện, mau lẹ.

USS Independence LSC2 trong cầu cảng

Bằng chứng rơ ràng nhất cho nhăn quan quân sự mới của Hoa Kỳ chính là cách mà họ đang phát triển vũ khí. Đầu tiên là chương tŕnh “Tấn công toàn cầu mau lẹ” (Prompt Global Strike – PGS ) cho phép một hệ thống chiến tranh phi hạt nhân có thể tấn công bằng tên lửa phi hạt nhân bất cứ một điểm nào trên thế giới trong ṿng 1 – 2 giờ sau khi phát lệnh. Mới đây nhất, khi ông Obama kư kết hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân với tổng thống Medvedev th́ Washington đă giới thiệu loại tên lửa liên lục địa mới có thể bắn đến bất kỳ địa điểm nào trên thế giới chỉ trong ṿng 60 phút.

Trong chương tŕnh PGS, sau tấn công bằng tên lửa trong ṿng 60 phút là tấn công toàn diện bằng lực lượng viễn chinh không quân sau 48 giờ, rồi đến lực lượng hàng không mẫu hạm phối hợp đồng bộ trong 96 giờ để tấn công bất cứ địa điểm nào trên toàn thế giới. Để đáp ứng tiêu chí “dụng quân cốt ở thần tốc”, Hoa Kỳ không phát triển thêm các hàng không mẫu hạm khổng lồ, mà đang chú trọng vào các “siêu tốc hạm”. Loại tàu tấn công “siêu tốc hạm” này tuy chỉ mang được số chiến đấu cơ bằng 1/3 so với hàng không mẫu hạm nhưng ngược lại tốc độ cực nhanh. Mới đây, Washington đă hé lộ chiếc siêu tốc hạm USS Independence có thể đạt tốc độ đến 110 km/giờ. Ngoài ra, ưu điểm của loại này là sản xuất nhanh, giá rẻ. Washington cũng đang tăng cường cải tiến tất cả các ḍng máy bay quân sự sang phiên bản lên xuống trực tiếp để tiết kiệm diện tích các chiến hạm chở máy bay. Kèm theo đó là các lá chắn tên lửa gọn nhẹ và linh hoạt.

Rơ ràng, với một chương tŕnh vũ trang mới như thế, khả năng tác chiến của qân đội Mỹ sẽ linh hoạt hơn, nhanh chóng phân tán, nhanh chóng tập hợp và cho phép tấn công nhanh nhất. Để khẳng định điều này, phó tổng thống Mỹ Joe Biden nói tại Đại học quốc pḥng quốc gia Mỹ rằng: “với những tính năng hiện đại, ngay cả khi triệt thoái vũ khí hạt nhân, chúng ta vẫn giữ vững sức mạnh không thể phủ nhận”. Hay như tướng James E. Cartwright, phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu quân đội Mỹ, nói rằng: “Ngăn chặn không chỉ bằng vũ khí hạt nhân. Mà cần phải mở rộng hơn nữa”. Như thế, việc Hoa Kỳ triệt thoái kho vũ khí hạt nhân đă cũ và tốn kém xem ra là điều dễ hiểu


<< trở về đầu trang >>
free counters