Một phút tưởng tượng
Pascal
Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm từ Saigon
Dưới búa ŕu của dư luận
Vào đúng thời điểm miền Nam kỷ niệm 35 năm có người gọi là giải phóng, có người cho là mất nước, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đang trải qua một cơn thử thách ngặt nghèo.
Nh́n từ bên ngoài, mọi sinh hoạt vẫn b́nh thường, nhưng chỉ cần đọc các bài viết trên mạng th́ thấy, từ hơn một tuần nay, kể từ ngày Toà Thánh Vatican công bố quyết định bổ nhiệm đức cha Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn làm Phó Tổng Giám Mục Hà Nội với quyền kế vị Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, có thể nói : chưa bao giờ HĐGM/VN và ngay cả Toà Thánh Vatican, lại bị dư luận chỉ trích công khai và mạnh mẽ như lúc này.
Dưới bàn tay đạo diễn
Lẽ ra việc thay đổi nhân sự trong một tổ chức là chuyện b́nh
thường, thế nhưng chưa nói đến chuyện tuổi tác (một vị 72 tuổi
thay thế một vị 58 tuổi), chưa nói chuyện vị trí (Chủ tịch đi
làm Phó) điều làm mọi người băn khoăn lo lắng nếu không nói là
thất vọng ê chề, đó là mọi chuyện đang diễn ra theo đúng kịch
bản của Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội đứng đầu là Chủ tịch
Nguyễn Thế Thảo : bằng mọi cách phải “bứng” Đức Tổng Kiệt ra
khỏi địa bàn Hà Nội. Và người đến thay thế Đức Tổng Kiệt là Đức
Cha Nguyễn Văn Nhơn. Cho dù trang mạng của HĐGM/VN đă tỏ ra
nhanh nhạy một cách khác thường (từ nhiều năm nay đâu có thấy
nhúc nhích ǵ trước bao việc long trời lở đất !), và có thể nói
đă lấy hết sức b́nh sinh để trấn an dư luận, th́ ngay cả bài trả
lời phỏng vấn của Đức Tổng Kiệt vẫn không làm người đọc an ḷng.
Là v́ mọi việc đang diễn ra theo đúng đ̣i hỏi của chính quyền
cộng sản Hà Nội : bằng mọi giá Đức Tổng Kiệt phải ra đi ! Có
phải nguyện vọng thiết tha và quyền lợi chính đáng của khối tín
hữu Công Giáo không chỉ riêng Hà Nội mà trên cả nước Việt Nam,
đă bị hy sinh để làm đẹp ḷng chính quyền Hà Nội?
Một công việc “đội đá vá trời”
Trong hoàn cảnh này, bất cứ ai đến thay thế Đức Tổng Kiệt cũng
phải được chính quyền Hà Nội chấp nhận. Và người đó, tài cao đức
cả đến đâu, cũng sẽ bị đánh giá là “người của Nhà Nước”. Trong
t́nh huống đó, làm sao đức cha Nguyễn Văn Nhơn có được sự tin
tưởng, kính nễ cần thiết để lănh đạo ? Nếu ngài cứ b́nh thản
chấp nhận chức Phó Tổng Giám Mục Hà Nội, ngay cả khi v́ vâng lời
mà các tín hữu không công khai bày tỏ sự chống đối, th́ thật khó
cho ngài gặp được những khuôn mặt vui tươi, thân thiện, càng
không có mấy cơ may t́m được những người cộng tác hết ḿnh để
việc chung được suôn sẻ. C̣n đối với chính quyền th́ trước bao
nhiêu áp bức, bất công xảo trá… ngài đâu c̣n lựa chọn nào khác
hơn là cúi đầu lặng lẽ nghe theo, dù biết như thế là bất trung
với sứ mạng ngôn sứ của ḿnh. Trong t́nh huống này, Đức Cha
Nguyễn Văn Nhơn sẽ bị kẹt giữa hai gọng kềm : một bên là một
chính quyền vô thần, không dẹp được tôn giáo th́ cũng chỉ lợi
dụng tôn giáo, bên kia là trách nhiệm một mục tử phải chu toàn,
trách nhiệm đó đ̣i vị này phải hoàn toàn tự do để thay mặt Chúa
lănh đạo cộng đoàn, thực hành giáo huấn của Chúa Giê-su để xây
dựng con người và xă hội. Vậy phải làm sao đây?
Nếu điều này xảy ra…
Điều tôi sắp nói ra chẳng có chi là độc đáo, v́ trước tôi, có
người đă nói trên mạng rồi. Xin cho tôi một phút tưởng tượng. Đó
là ngay tại Nhà thờ Chính Toà Hà Nội, ngay sau khi đọc văn thư
bổ nhiệm, sau khi nói lời cám ơn Đức Giáo Hoàng đă tin tưởng
ḿnh, đức cha Nguyễn Văn Nhơn tuyên bố cho cộng đoàn là sẽ gửi
văn thư xin từ chức Tổng Giám Mục Phó Hà Nội với quyền kế vị.
Mục đích là để đem lại sự b́nh an cho Giáo Hội giữa lúc phong ba
băo táp, tạo nên sự hiệp nhất cho cộng đoàn đang bị xâu xé,
chứng minh Giáo Hội không lệ thuộc vào Nhà Nước, hiệp thông với
vị Tổng Giám Mục được mọi người kính yêu đang một ḿnh ngày đêm
vác thập giá, cuối cùng là v́ ngài không ham hố quyền lực mà chỉ
muốn noi gương người đă rửa chân cho môn đệ trong bữa Tiệc Ly.
Nếu điều này xảy ra, tôi tin chắc cả cộng đoàn sẽ nghẹn ngào v́
sung sướng. Mọi người sẽ khám phá nơi ngài đích thực là mục tử
dám hy sinh v́ đoàn chiên, sẽ dành cho ngài sự kính trọng và
ḷng quư mến đến giờ này họ mới có. Về phần chính quyền, họ có
thể thất vọng hay giận dữ, nhưng sẽ khám phá ra một Giáo Hội
Công Giáo mạnh mẽ, đoàn kết, có tinh thần siêu nhiên, và họ buộc
ḷng phải kính nể.
Sau đó rồi sao ?
Nếu điều này xảy ra, chắc chắn các giám mục sẽ suy nghĩ lại, Toà
Thánh cũng sẽ suy nghĩ lại. Phần Đức Cha Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn,
ngài sẽ đường đường đi vào lịch sử với tư cách không phải một
người tham quyền cố vị, hay khiếp nhược trước bạo quyền, nhưng
là một con người hoàn toàn tự do để cống hiến, một người hy sinh
danh dự cá nhân v́ lợi ích cộng đoàn. Và một khi nhờ Đức Cha
Nhơn chủ động đi bước trước, mà Giáo Hội chúng ta t́m lại được
sự b́nh an và hiệp nhất, th́ chúng ta có quyền tin là Chúa Thánh
Thần sẽ làm phần c̣n lại.
Kết luận
Chẳng biết đây sẽ là thực hay mơ. Điều ta phải vững tin là
“không có ǵ mà Thiên Chúa không làm được.”
Sài-g̣n, ngày 30 tháng 04 năm 2010
Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
pascaltinh@gmail.com