Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Mở miệng đă run như cầy sấy

Mở miệng đă run như cầy sấy

 

Phạm Trần

 

Quân đội của một nước có nhiệm vụ cao cả và trách nhiệm nhất là bảo vệ đất nước không bị mất vào tay quân thù, nhất là giặc ngoại xâm. Do đó, những người chỉ huy Quân đội này phải một ḷng một dạ trung thành với Tổ quốc và chung thủy với nhân dân.Những nguyên tắc cơ bản này xem ra không thấy gắn bó với một số cấp chỉ huy lănh đạo rường cột của Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhất là đối với Trung Quốc th́ họ lại tỏ ra khiếp nhược và ươn hèn ra mặt.

Tỷ dụ như Phùng Quang Thanh, Đại tướng Bộ trưởng Quốc pḥng đă thốt ra những lời về Trung Quốc khiến người nghe chói tai.

Thanh  nói : “Quan hệ với Trung Quốc hiện nay có thể nói là rất tốt, trên tinh thần đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện, trên tinh thần 16 chữ và 4 tốt. Chúng ta là láng giềng hữu nghị, là đồng chí, anh em. (“láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và  “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”)

Bây giờ gay gắt nhất là vấn đề trên Biển Đông thôi. Hai bên c̣n có những tranh chấp, đều cam kết là giữ ổn định, không để v́ tranh chấp đó ảnh hưởng đến quan hệ hai nước, làm mất ổn định. Chúng ta phải đàm phán ḥa b́nh theo tinh thần dễ trước, khó sau.

Những cái khó trước đây như biên giới trên bộ, vấn đề Vịnh Bắc Bộ chúng ta cũng đă giải quyết được bằng đàm phán ḥa b́nh mà hai bên cùng có lợi, bây giờ trở thành đường biên giới ḥa b́nh, hữu nghị, ổn định, phát triển kinh tế rất tốt.

Vấn đề Biển Đông cũng cần đàm phán ḥa b́nh để từng bước giải quyết, và phải hết sức kiềm chế, không để các thế lực thù địch bên ngoài lợi dụng, kích động để chia rẽ quan hệ hai nước Việt – Trung, không để chia rẽ giữa Đảng, Nhà nước ta với quần chúng nhân dân. Điều đó rất quan trọng.” (Tường thuật của Phương Loan, VietNamNET)

Phùng Quang Thanh (bên phải) và Trần Bính Đức, Uỷ viên Quân uỷ Trung ương Trung quốc

Thanh đă nói với các Nhà báo như thế bên lề Hội nghị các Bộ trưởng Quốc pḥng khối Hiệp hội các Nước Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra tại Hà Nội ngày 11-5 (2010).

Nhưng nếu so với nhửng hành động của Trung Quốc như đang thao dượt Quân đội để chuẩn bị tấn công chiếm các đảo c̣n lại của Việt Nam ở Biển Đông; bắt và đánh đâp ngư dân  Việt đánh cá trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam; ngang ngược tự khoanh vùng biển chiếm đến 80 phần trăm Biển Đông để gọi đó là “vùng đặc quyền kinh tế” của ḿnh th́  làm sao mà Thanh lại coi  quan hệ giữa Việt Nam và Trung Hoa “rất tốt”  là “tốt” ở chỗ nào ?

Ngoài ra, Thanh c̣n nhu nhược nói như cúi rạp ḿnh xuống trước quân xâm lược hung hăng khi khuyên hăy cẩn trọng khi đàm phán với Tầu về Biền Đông như  “phải hết sức kiềm chế, không để các thế lực thù địch bên ngoài lợi dụng, kích động để chia rẽ quan hệ hai nước Việt – Trung.”

Nhưng “thế lực thù địch bên ngoài “ là thế lực nào hay Thanh đă bịa đặt ra như đảng Cộng sản Việt Nam đă tự vẽ  ra cái gọi là “diễn biến ḥa b́nh” để che đậy sự yếu kém, thiếu tự tin vào sức mạnh của dân tộc mà cúi đầu thủ phục trước nanh vuốt của kẻ thù Phương Bắc chưa bao giờ  từ bỏ âm mưu thôn tín Việt Nam ?

Phùng Quang Thanh c̣n được báo trong nước ghi lời tuyên bố rằng : “Với vai tṛ chủ tịch trong năm 2010, Việt Nam đề xuất vấn đề an ninh trong khu vực quan trọng nhất là phải giữ được môi trường ḥa b́nh. Với vấn đề tranh chấp chủ quyền ở các khu vực biển, đảo trên biển Đông cần thực hiện đầy đủ DOC (cam kết giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á về Biển Đông kư năm 2002 tại Nam Vang, Cao Miên) , tức là giữ nguyên hiện trạng, không mở rộng tranh chấp lấn chiếm; đàm phán ḥa b́nh, tôn trọng luật pháp quốc tế; cam kết không được dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp. Mất ổn định khu vực th́ sẽ ảnh hưởng đến cả thế giới v́ ở đây có tuyến đường hàng hải mậu dịch đứng thứ nh́ thế giới, mỗi ngày có 150-200 tàu bè lớn qua lại.”

Trong thực tế, Bắc Kinh đă không tuân thủ những điều họ đă kư kết. Từ đó đến nay, Hải quân Trung Quốc đă coi vùng Biển Đông như cáo ao nhà của họ. Họ đă và đang   thao dượt quân sự, tập tấn công,  xây dựng thêm các băi tác chiến, bến cảng, sân bay và tuần tra và thăm ḍ tài nguyên dưới  biển.  Họ c̣n  ngang nhiên cấm đánh cá trong mùa cá cao điểm nhất từ tháng 6 đến tháng 8 mỗi năm, nhưng lại gia tăng tầu chiến đến vùng biển của Việt Nam để hộ tống hàng ngàn thuyền đánh cá của Tầu hoạt dộng đánh bắt tự do từ Ḥang Sa xuống Trường Sa.

Ngoài Phùng Quang Thanh, người phụ tá của Thanh là Nguyễn Chí Vịnh, Trung tướng, Thứ trưởng Quốc pḥng cũng huyênh hoang vừa nói vừa run với Báo chí trong nước bên lề Hội nghị các Bộ trưởng Quốc pḥng ASEAN ngày 11-5-2010: “T́nh h́nh ở Biển Đông ngày càng được chú ư, song giải quyết vấn đề Biển Đông chỉ có thể bằng giải pháp ḥa b́nh, như một yêu cầu khách quan và không nước nào có lợi nếu sử dụng sức mạnh quân sự ở Biển Đông….Giải quyết vấn đề Biển Đông bằng giải pháp ḥa b́nh không phải từ thiện chí mà là từ nhu cầu, yêu cầu khách quan của tất cả các nước. Không một nước nào có lợi khi sử dụng sức mạnh quân sự ở Biển Đông.” (VietNamNet)

Vấn đề  là từ 3 năm trở lại đây , chưa có khi nào Trung Quốc muốn nói chuyện bằng “thiện chí” với Việt Nam.  Ngược lại, xuyên qua những bài báo chính thức của đảng Cộng sản Trung Hoa và qua các cuộc tiếp xúc giữa các viên chức lănh đạo hai nước th́ đằng sau những  câu nói ngọt ngào đầu môi chót lưỡi đậm t́nh đồng chí là những hành động đe dọa công khai.

Tỷ dụ như trong trong buổi làm việc với ông Lê Quang B́nh – Đại biểu Quốc hội, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Quốc pḥng của Việt Nam tại lầu Bát Nhất ngày 29-4-2010, ông Sun Jian Guo – Trung tướng Hải quân, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc đă cho biết những lập trường cụ thể của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông như thế này : “Vấn đề tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề lớn nhất mà hai nước c̣n nhiều điều chưa có sự thống nhất và tồn tại mâu thuẫn. Trung Quốc kịch liệt phản đối việc đưa vấn đề này ngày càng trở nên “quá nóng”, phản đối việc đưa vấn đề này thành sự kiện “quốc tế hóa”, đồng thời cũng phản đối việc các nước khác tham gia vào vấn đề này. Theo đó hai nước Việt – Trung nên b́nh tĩnh, thận trọng và song phương giải quyết vấn đề này, qua đó không làm tổn hại đến mối quan hệ hai nước.” (Theo báo điện tử Chinanews do VIT–Vietnam Information Treasure– dịch đăng lại )

Cũng nên biết từ 2 năm qua, Việt Nam đă tổ chức một số cuộc thảo luận Quốc tế  và quốc nội ngay tại Hà Nội và Sài G̣n để bàn về vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đào Ḥang Sa và Trường Sa. Một số nhà nghiên cứu của Việt Nam cũng đă đến Hoa Kỳ tham gia vào ít cuộc hội thảo ở Nữu ước và Philadelphia (Pennsylvania) về Biển Đông và chính sách của Trung Hoa tại vùng biển quan trọng này.

Ngoài ra Việt Nam cũng muốn Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á cùng với Việt Nam lập thành một khối đ̣an kết và thống nhất để nói chuyện với Trung Hoa về cuộc xung đột chủ quyền ở Biển Đông. Nhưng Trung Hoa quyết liệt chống lại các kế họach của Việt Nam.

Lập trường của Bắc Kinh là chỉ muốn nói chuyện “tay đôi” với Việt Nam và chống lại bất cứ một nỗ lực nào muốn “quốc tế hóa” chuyện Biển Đông.

Cũng oái oăm cho Việt Nam là một số nước trong khối ASEAN không mặn mà với đề nghị của Việt Nam v́ họ có những quyền lợi riêng với Trung Quốc nên Việt Nam tiếp tục trong t́nh trạng cô đơn trong cố gắng đàm phán với Bắc Kinh để lấy lại Quần đào Ḥang Sa đă bị Tầu đánh chiếm từ tay Hải quân Việt Nam Cộng Ḥa tháng 1/1974, cũng như phiá CSVN đă mất 8 ḥn đảo trong  số trên 100 ḥn đảo của quần đảo Trường Sa sau trận hải chiến với quân Trung Hoa năm 1988.

Ngoài ra, theo chuyên gia về Trung Hoa, ông Dương Danh Y ở trong nước th́  hai trang báo điện tử của tờ Nhân dân và Hoàn cầu thời báo Trung Quốc ngày 29/4/2010 đă viết bài công khai  đe dọa xâm lăng các đảo c̣n lại của VN trên Biển Đông.

Xin trích một đọan trong bài của Ông Dương Danh Y đăng trên Báo điện tử Bauxite Việt Nam của các Nhà trí thức trong nước : “Hiện nay t́nh h́nh Biển Đông ngày càng phức tạp nghiêm trọng. Về kinh tế một số quốc gia không ngừng tăng nhanh tiến hành khai thác kiểu ăn cướp tài nguyên Biển Đông của chúng ta (Trung Quốc); về quân sự hải quân một số quốc gia xung quanh Biển Đông không ngừng mua sắm hạm tàu và máy bay tác chiến có tính năng tiên tiến; về chính trị, có quốc gia có ư đồ đẩy tranh chấp Biển Đông thành quốc tế hóa và liên minh hóa.

Ngoài ra nước Mỹ dưới sự giúp đỡ của các nước đồng minh như Singapore và Philippine đă tăng cường sự tồn tại quân sự tại Biển Đông, đồng thời có kế hoạch trở lại vịnh Cam Ranh, nhằm tiến tới sát đường giáp ranh cận hải của ta. V́ thế vấn đề tranh chấp chủ quyền của các đảo và lănh hải của Trung Quốc kéo dài đă lâu không giải quyết đang trở thành sự thách thức song trùng đối với an ninh kinh tế và an ninh quốc pḥng nước ta. Giải quyết hoàn cảnh khó khăn của Biển Đông phải có suy nghĩ mới và biện pháp mới, càng cần phải quán triệt vào hành động cụ thể.

Một là chế định chiến lược khai thác tài nguyên Biển Đông, khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc tiến hành lợi dụng và khai thác tài  nguyên dầu khí và tài nguyên nghề cá tại Biển Đông. Phải từ độ cao chiến lược an ninh kinh tế và phát triển lâu dài của quốc gia để nh́n nhận tỉ mỉ vai tṛ quan trọng của tài nguyên Biển Đông đối với việc xây dựng kinh tế nước ta, qui hoạch thống nhất chiến lược phát triển, mục tiêu phát triển và các buớc đi phát triển đối với tài nguyên dầu khí và tài nguyên nghề cá Biển Đông, chế định cương yếu thực thi tỉ mỉ, thiết thực, cung cấp sự ủng hộ vững chắc về tài chính và thu thuế cho các doanh nghiệp tham gia khai thác tài nguyên Biển Đông. Đồng thời quốc gia phải v́ các xí nghiệp tham gia khai thác tài nguyên Biển Đông h́nh thành cơ chế liên động đối với các cơ cấu chức năng như an ninh môi trường sản xuất, biên pḥng, hải tặc, ngư chính, quân đội v.v., có thể xử trí kịp thời có hiệu quả các loại sự kiện xung đột, bảo vệ nhân viên, thiết bị và tài sản tham gia khai thác tài nguyên Biển Đông không bị xâm hại phi pháp.”

Khi nói đến các biện pháp quân sự nếu cần, hai báo này viết : “Tăng cường sự tồn tại quân sự tại các đảo, băi ở Biển Đông, để chuẩn bị tốt đấu tranh quân sự cho việc giải quyết về căn bản, cảnh khó ở Biển Đông. Biển Đông vừa là con đựng vận chuyển quan trọng năng lượng và mậu dịch trên biển của nước ta, vừa là chiếc cửa để hải quân nước ta đi ra Ấn Độ dưong, liên quan tới lợi ích hạt nhân của nước ta, v́ thế việc thu hồi các đảo băi và lănh hải bị các nước khác xâm chiếm không thể không có thời gian biểu.”

Như thế th́ c̣n ǵ rơ hơn về âm mưu nham hiểm của người phương Bắc đối với chủ quyền lănh thổ và tài nguyên của Việt Nam?

Thế mà cả Phùng Quang Thanh và Nguyễn Chí Vịnh vẫn chưa hiểu hay cố t́nh chưa biết để đưa ra những lời nói theo phong cách qùy gối,cúi đầu, bái phục  trước gót giầy của các Quan Thái thú bá quyền Trung Quốc?

V́ vậy mới hay làm người lănh đạo mà biết nhịn nhục để phục thù th́ khó mà làm tôi tớ th́ dễ qúa. -/-


<< trở về đầu trang >>
free counters