Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Lo sợ Diễn biến Ḥa b́nh

Lo sợ Diễn biến Ḥa b́nh

Peaceful Evolution Angst

 

  Roger Cohen     

 

Roger Cohen

The New York Times

HCM City, VIỆT NAM – Đảng Cộng sản Việt Nam, giống như đảng anh em của họ ở Trung Quốc, đă nhận ra mối đe doạ số 1 mà họ phải đối mặt. Mối nguy hiểm hiện ra lờ mờ được gọi là “diễn biến ḥa b́nh.”

Điều đó có thể nghe tuồng như là người dự báo thời tiết đang cảnh báo về mối đe doạ giữa lúc bầu trời trong vắt và chan ḥa ánh nắng. Thế nhưng các kiến trúc sư của Chủ nghĩa Lenin-kết hợp với nền kinh tế thị trường, những người đă mang chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng tới cho những quốc gia Á châu độc đảng, th́ tỏ ra nghiêm túc.

Những cơn ác mộng mà họ đang nằm mơ không phải là về cuộc chính biến hay nổi dậy bằng bạo lực của cuộc cách mạng, mà là sự nhỏ giọt, nhỏ giọt, nhỏ giọt lớn dần của sự tự do dân chủ.

Hai mươi năm sau biến cố ở Quảng trường Thiên An Môn, cuộc nổi dậy đang ngũ yên và các sinh viên tỏ ra ngoan ngoăn, thuần hóa, dễ bảo từ Bắc Kinh cho tới Hà Nội. Các sinh viên đă gia nhập làm thành viên cho các tổ chức phát triển nhiều hơn là thành viên của các tổ chức dân chủ trong một tương lai có thể nh́n thấy trước được. Họ có thể muốn được tự do hơn, song không tới cái mức tự do mà họ sẽ phải đương đầu với nhà cầm quyền cộng sản, như những người thuộc thế hệ Thiên An Môn đă từng làm.

“Nhiệm vụ chính đối với Trung Quốc giờ đây là phát triển,” một giáo viên trưởng ngành sinh thái học của trường Đại học Bắc Kinh tên là Song Chao đă nói với đồng nghiệp của tôi Sharon LaFraniere như thế. Đó cũng là tâm trạng của các thanh niên ở Việt Nam nữa, nơi đây đang chuyển từ xe gắn máy hai bánh lên xe hơi, chuyện nầy hầu như chắc chắn là đang làm bận tâm thế hệ kế tiếp hơn là thúc đẩy cho nền dân chủ đa đảng.

Cũng giống như Trung Quốc, quan điểm thực dụng này có  quan hệ tới sự chấn thương. Các hai nước đă chứng kiến các cuộc nội chiến trong nửa sau của thế kỷ 20, cuộc nội chiến đó đă bắt họ phải trả những cái giá to lớn khủng khiếp. V́ thế sự ổn định chỉ là giải thưởng, đặc biệt khi sự ổn định đă và đang đem tới những tiêu chuẩn sống cao hơn trong thời gian ngắn.

Thế nhưng, cùng đi theo với sự chuyển đổi ấy c̣n có nhiều chuyện khác hơn nữa đă và đang biến “cuộc diễn biến ḥa b́nh” thành một loài ác quỷ, làm cho các nhân vật trong bộ chính trị của các nước Á châu đêm đêm không ngũ được.

Công nghệ (thông tin) đă và đang dẫn dắt “tất cả” mọi người ra khỏi chế độ chuyên chế độc tài. Đêm đen của linh hồn của chủ nghĩa Stalin hay Mao đă được cất giữ vào lịch sử bởi những xă hội trên mạng internet. Cả Trung Quốc và Việt Nam đều không có tự do. Cùng lúc đó, không nước nào trong hai nước nầy mất sự tự do nhiều đến nổi làm cho công dân của họ phải quá khao khát quyền tự do.

Shi Guoliang, thuộc trường Đại học Thanh niên Trung Quốc ở Bắc Kinh ngành Khoa học Chính trị, đang nghiên cứu về quan điểm xă hội của tầng lớp thanh niên, đă nói với tờ Financial Times rằng: “Các sinh viên không thực hiện những cuộc biểu t́nh ngồi, họ [diễn đạt ư kiến của họ trên] blog và sử dụng mạng xă hội Twitter.”

Tất nhiên, các nhà chức trách Trung Quốc đang chặn một số trang Web mà họ cho là thù nghịch. Tự do trên Internet bị hạn chế. Ngay tại đây Việt Nam, nơi mà mọi thứ nói chung đều lỏng lẻo hơn là ở trên phía bắc, th́ quyền tự do đó lớn hơn nhiều. (Bên dưới tất cả thứ t́nh anh em theo nghi thức, sự ḱnh địch của Việt Nam với Trung Quốc là đều đặn không thay đổi.)

Tại cả hai nước này, truyền thông và thế giới mạng trực tuyến được sử dụng như những chiếc van an toàn cho những quốc gia độc đảng, nơi mà Chủ nghĩa cộng sản chỉ hơn cái nhăn hiệu một chút được ban cho sự duy tŕ quyền lực.

Đại khái, tôi có thể nói rằng thời đại của các cuộc cách mạng đă qua rồi. Google đă ăn ngấu nghiến cái cơn bốc đồng muốn nổi dậy khởi nghĩa. Đó là sự khác biệt chính giữa thế hệ Thiên An Môn và “Thế hệ Toàn cầu” đang nổi lên ở châu Á. Nhiệt huyết nổi lên trong một không gian bị hạn chế (của mạng internet). Khi những bức tường và biên giới bị chọc thủng (qua việc viết blog phản kháng trên mạng), nhiệt huyết đó bị lan tỏa ra và tiêu tan.

Vậy th́, chức năng của đảng là ǵ, những người đang gặm nhắm các bài học của ông Mao hay ông Hồ, để bực dọc về những thứ ǵ nữa nếu không phải là “diễn biến ḥa b́nh?”

Cuộc sụp đổ không ồn ào của hệ thống Sô Viết và những cuộc cách mạng nhung ở trung tâm châu Âu đă tạo nên một ấn tượng không thể xóa nḥa đối với các nhà kiến trúc sư của thế kỷ 21 chuyên đàn áp mạng internet. Họ tỏ ra cảnh giác không phải từ những tiếng nổ mà là từ những tiếng rên rỉ thút thít.

Hệ thống trấn áp của họ là không ồn ào. Hệ thống của họ không dựa trên sự khủng bố và các trại giam cải tạo kiểu như ở quần đảo Gulag, mà là sự thiết lập các đường ranh giới đỏ nhằm ngăn chận và hạn chế quyền tự do ở nơi nào mà sự tự do bắt đầu có ư nghĩa là quyền để tố cáo nhà chức trách hay quyền tổ chức thành lập hội đoàn phản đối lại nhà nước.

V́ vậy, điều mà những người canh giữ của Chủ nghĩa cộng sản lấy đàn áp làm tính nguyên tắc v́ lo sợ phải đối điện với chủ nghĩa tư bản không phải là những chi bộ cách mạng được trang bị bằng những khẩu AK-47 mà là những tổ chức phi chính phủ có danh tính nghe chừng như vô hại (NGOs).

Họ đang canh pḥng những người TQ có lư tưởng được giáo dục ở phương Tây và có khuôn mặt đầy đặn. Những người hay bàn tán về nhân quyền và sự cai trị bằng luật pháp; họ có thể sẽ làm lu mờ đi những đường ranh giới đỏ và hút hết sức mạnh, đặc tính và phẩm chất chủ yếu của những cán bộ Cộng sản.

“Quí vị có thể đăng kư mở một công ty ở đây trong ṿng một ngày, thế nhưng hăy quên đi chuyện đăng kư thành lập một tổ chức phi chính phủ [NGO] hay một hội từ thiện,” Jonathan Pincus, người đang điều hành một chi nhánh thuộc Trường Kennedy của Harvard tại Thành phố Hồ Chí Minh, đă nói với tôi như vậy. Một phái đoàn của Nga đă tới Việt Nam hồi gần đây đă đưa ra lời khuyên về cách thức làm thế nào để chống lại mối đe doạ của các tổ chức phi chính phủ.

Điều đó là đáng tiếc song cực kỳ tai hại. Tốt nhất không nên là kẻ thù của việc làm từ thiện. Sự vươn dậy nhanh chóng của Trung Quốc và Việt Nam, tính gộp lại là khoảng 20% dân số địa cầu, đă đưa hàng trăm triệu người dân thoát khỏi cảnh đói nghèo kể từ khi Chủ nghĩa cộng sản chuyên chế sụp đổ. Phương Tây ở trong vị trí để mà nói rằng họ biết rơ hơn ai hết về điều đó.

Có điều ǵ đó ở đây về một học thuyết đơn lẻ cho rằng: cản trở hành động nhân đạo là cách làm sai lầm. Trong một khoảng khắc ngắn ngủi, sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, thị trường tự do, những hệ thống-tự-do –có-đa-đảng có vẻ dường như đă thành lập để quét sạch mọi thứ trên con đường chiến thắng của họ. Thế nhưng, những phản ứng đă xuất hiện từ Moscow tới Bắc Kinh cho tới Hà Nội. Các nền kinh tế thị trường và chủ nghĩa dân tộc đă dồn ép sự tự do và các cuộc bầu cử đến bước đường cùng; tinh thần cao cả của cuộc nổi dậy ở Thiên An Môn vào mùa xuân 1989 và sự sụp đổ bức tường Bá Linh vào mùa đông 1989 đă phai mờ rồi.

Nước Mỹ, được sinh ra v́  lư tưởng dành cho tự do, phải trung thành với lư tưởng tự do và cổ vỏ thúc đẩy những giá trị của sự tự do. Thế nhưng, dù đă tỉnh ngộ ra rồi và không c̣n tiền nữa, th́ Hoa Kỳ cũng nên tỏ ra kiên nhẫn. Khi những tầng lớp trung lưu của Việt Nam và Trung Quốc nổi lên (ngày càng nhiều) họ trở thành đ̣i hỏi nhiều hơn nữa những ǵ mà họ tiêu thụ, lúc ấy họ cũng sẽ là những người tiêu dùng đ̣i hỏi nhiều hơn nữa về chính quyền.

Họ sẽ muốn minh bạch hơn, muốn có những bộ luật có thể dự báo được những bước phát triển của xă hội, hệ thống chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, ít tham nhũng hơn, nền giáo dục khoáng đạt hơn, tự do ngôn luận hơn và giảm bớt đi những đường ranh giới đỏ ngăn cấm họ.

Các nhà nước độc đảng sẽ bị áp lực mạnh hơn để cung cấp những đ̣i hỏi đó. 25 năm sắp tới đây, tôi dám cá là có nhiều tự do và dân chủ hơn ở Bắc Kinh và Hà Nội, họ sẽ đạt được những điều ấy thông qua diễn biến ḥa b́nh, chứ không thể nào kém hơn được.

 

Hiệu đính: Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm


<< trở về đầu trang >>
free counters