Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650 www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
Kính thưa các đồng chí "chưa bị lộ"
Nguyễn Hưng Quốc
“Kính
chưa các đồng chí trong chi bộ.
Kính thưa các đồng chí chưa bị lộ.”*
Chuyện kể: trong một cuộc họp chi bộ ở Việt Nam, một đảng viên bị mang ra kiểm điểm về tội tham nhũng. Người đảng viên ấy bị bắt quả tang và đă thành khẩn nhận tội. Trước mặt các đồng chí của ḿnh, với vẻ mặt nghiêm trang và nước mắt rươm rướm, ông bắt đầu bài tự kiểm điểm bằng một lời chào trân trọng:
“Kính chưa các đồng chí trong chi bộ.
Kính thưa các đồng chí chưa bị lộ.”
Câu chuyện ư vị và sâu sắc. Nó cho thấy ở Việt Nam, liên quan đến vấn đề tham nhũng, sự khác biệt giữa các đảng viên chỉ nằm ở một điểm: một số người đă bị lộ và đại đa số chưa bị lộ. Vậy thôi. Không hề có người thanh liêm và trong sạch.
Không có và, trong t́nh h́nh chính trị Việt Nam hiện nay, không thể và sẽ không bao giờ có một thống kê nào cụ thể về con số các đảng viên tham nhũng. Những tài liệu do các cơ quan quốc tế công bố, chẳng hạn Việt Nam “được” xếp vào hạng thứ ba trong danh sách các nước tham nhũng nhất vùng châu Á – Thái B́nh Dương có lẽ chỉ có ư nghĩa tương đối. Sự thực có khi c̣n tệ hại hơn nữa. Trong trường hợp này, tôi tin vào kinh nghiệm trực tiếp của dân chúng hơn là các con số thống kê chính thức.
Mỗi người Việt Nam, đang sống hoặc đă từng sống ở Việt Nam, hăy tự đặt cho ḿnh hai câu hỏi:
Một, có bao giờ ḿnh hoặc bạn bè và thân nhân của ḿnh từng đút lót một số tiền nào đó để công việc được trôi chảy? Ví dụ, cho công an phường để chứng nhận một loại giấy tờ ǵ đó; cho hiệu trưởng để con ḿnh được nhận vào học ở một trường tiểu hay trung học nào đó; cho một nhân viên trong bệnh viện để người nhà ḿnh có được một cái giường để nằm, v.v…
Hai, có đảng viên hay viên chức nào ở Việt Nam có mức sống kham khổ hơn những người dân b́nh thường có mức lương (chính thức) tương tự?
Tôi tin câu trả lời phổ biến nhất cho câu hỏi thứ nhất là Có và cho câu hỏi thứ hai là Không.
Trong một xă hội đảng trị như Việt Nam, tất cả các đảng viên đều nắm giữ các chức vụ quan trọng trong guồng máy nhà nước, từ trung ương xuống địa phương, từ các cơ quan chính phủ đến các công ty quốc doanh. Lương chính thức của các đảng viên ấy, dù ở bất cứ chức vụ nào, cũng đều rất thấp. Ngay cả lương của một thứ trưởng, như lời tiết lộ của ông Nguyễn Tiến Dĩnh, Thứ trưởng Bộ Nội Vụ kiêm Đại biểu Quốc Hội thành phố Hà Nội, chỉ có năm triệu (5.000.000) đồng. http://daibieuquochoi.vietnamnet.vn/content.aspx?id=612 Năm triệu đồng là bao nhiêu? Chỉ tương đương với hơn 260 đô la Mỹ (theo hối suất hiện nay là một đô la Mỹ ăn 19.000 đồng Việt Nam). Với vật giá và mức sống ở Việt Nam hiện nay, số lương ấy chỉ đủ để người ta sống một cách chật vật. Như vô số những ngựi lao động b́nh thường và lam lũ khác. Vậy mà, ở Việt Nam, hầu như không có đảng viên nào nghèo cả. Tất cả đều có mức sống cao hơn hẳn những người dân b́nh thường. Tại sao? Họ có nguồn thu nhập nào khác chăng? Có lẽ có. Nhưng hầu như tất cả đều nằm trong… túi của người khác.
Những chuyện như vậy có thể kiểm tra dễ dàng trong đời sống hằng ngày. Thử nh́n vào nếp sống của các chủ tịch, phó chủ tịch, bí thư đảng, phó bí thư đảng ở ngay cấp phường, cấp xă mà xem. Rồi thử nh́n lên mức sống của các cán bộ lănh đạo từ cấp quận, huyện lên cấp tỉnh, thành phố và lên cao hơn nữa, cấp trung ương mà xem. Có người nào mà da dẻ không hồng hào mơn mởn? nhà cửa không khang trang, xe cộ không bóng loáng? con cái không đi du học ở nước ngoài, phần nhiều bằng con đường tự túc về tài chính? Có người nào phải lo âu tính toán cho từng buổi đi chợ như hàng chục triệu người dân b́nh thường khác?
Nguyễn Tiến Dĩnh cho biết lương của ông chỉ có năm triệu đồng một tháng. Tôi không hề biết ông, nhưng tôi dám cam đoan là căn nhà ông thứ trưởng ấy đang sở hữu (chứ không phải căn nhà ông được cấp trong thời gian đang tại chức) không phải là một căn nhà trệt trong một con hẽm khuất tồi tàn nào đó; trong nhà, nhất định sẽ không thiếu bất cứ một tiện nghi xa hoa nào cả. Nếu ông có con đang trong lứa tuổi đi học, tôi chắc phần lớn chúng sẽ học đâu đó ở ngoại quốc. Rượu ông uống chắc chắn không phải là rượu đế rẻ mạt sản xuất ở trong nước. Thuốc lá ông hút, nếu ông nghiện, chắc chắn sẽ là thuốc lá ngoại. Đi chợ, vợ ông hay người giúp việc, sẽ không phải đắn đo tính toán từng lạng thịt hay từng bó rau như bao nhiêu gia đ́nh khác cùng mức lương như ông.
Nạn tham nhũng có lẽ ở đâu cũng có. Và thời nào cũng có. Ngay ở Mỹ hiện nay, không ai dám bảo đảm là không có tham nhũng. Tổng thống, phó tổng thống và các bộ trưởng chắc là không tham nhũng. Nhưng c̣n quan chức ở các cấp địa phương, đặc biệt là cảnh sát? Thực sự tôi không chắc. Và có lẽ cũng không ai dám chắc. Thế nhưng, tôi dám chắc một điều: Tham nhũng, ở Mỹ cũng như ở các quốc gia Tây phương, nếu có, chỉ là những ngoại lệ. Là ngoại lệ, chúng khá hiếm hoi. Và, nếu bị phát hiện, chắc chắn, chúng sẽ bị lên án gay gắt.
Ở miền Nam trước 1975 chắc chắn cũng có tham nhũng. Nhiều nữa là khác. Chả thế, ông Trần Văn Hương, người từng giữ chức phó tổng thống thời bấy giờ, đă không phải than thở: “Trị hết tham nhũng th́ lấy ai mà làm việc?”
Câu nói ấy cho thấy ông Trần Văn Hương thừa nhận hai điều: một, nạn tham nhũng rất phổ biến; và hai, có ít nhất một số người lănh đạo không tham nhũng. Cái khó của những người lănh đạo ấy là khó hoặc không thể kiếm ra các thuộc hạ hay cộng tác viên hoàn toàn trong sạch.
C̣n bây giờ? Chắc chắn câu nói của Trần Văn Hương vẫn c̣n chính xác. “Trị hết tham nhũng th́ lấy ai mà làm việc?” Nhưng có lẽ phải thêm một câu này nữa: “Trị hết tham nhũng bây giờ th́ lấy ai mà… lănh đạo?”
Nếu thuộc cấp tham nhũng mà lănh đạo trong sạch th́ người ta c̣n hy vọng là t́nh h́nh, một lúc nào đó, sẽ thay đổi. Nhưng nếu cả thuộc cấp và lănh đạo đều tham nhũng, lớn ăn lớn, nhỏ ăn nhỏ, th́ mọi hy vọng đều biến thành ảo vọng. Đảng cầm quyền sẽ tự biến thành một đám mafia chỉ theo đuổi một mục tiêu tối hậu là: cấu kết với nhau để vét sạch tài sản của đất nước.