HOÀNG CẦM (1922-2010)
Tác giả Kiều Loan, Lá diêu bông, Bên kia sông Đuống... đă từ trần vào lúc 9g12 sáng thứ năm 6.5.2010 tại Hà Nội
HOÀNG CẦM RA ĐI,
MỘT-THẾ-GIỚI-THƠ C̉N LẠI
thanh thảo
Vào giờ Th́n, ngày Th́n, tháng Th́n (6/5/2010) Hoàng Cầm thi sĩ - người tuổi Nhâm Tuất (1922) đă trút hơi thở cuối cùng, thọ 89 tuổi. Ông ra đi, để lại phía sau ḿnh một thế giới thơ riêng biệt : thế giới thơ Hoàng Cầm. Vâng, một nhà thơ lớn có thể làm nên một thế giới thơ cho riêng ḿnh, một thế giới của những điều bé nhỏ, yêu thương, xa xót, hy vọng và thất vọng.
Nhà thơ Hoàng Cầm bên bờ sông Đuống (ảnh chụp năm 2000)
Hoàng Cầm là điển h́nh của một nhà thơ thu hút được tinh hoa của một vùng đất đai văn hoá, của lịch sử và bên lề lịch sử. Thuận Thành, Kinh Bắc, Bắc Ninh, quan họ, yếm thắm, lụa đào, “ váy Đ́nh Bảng buông chùng cửa vơng ”, đồng chiều, cuống rạ, lá diêu bông, con chào mào, cây ổi, “con chim cu về gù rặng tre”… và những ǵ nữa với sông Đuống “nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”, với những được mất của kiếp người trước đôi mắt mở to ngơ ngác của “Ta con bê lạc dáng chiều xanh / đi măi t́m sim chẳng chín”. Ngay trong những bài thơ hừng hực khí thế chiến đấu như Bên kia sông Đuống người ta vẫn t́m thấy những “Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong”, vẫn nghe rạo rực với “Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn ră”, vẫn mê mải với “Những nàng môi cắn chỉ quết trầu”… Cả một vùng làng quê Kinh Bắc hiện lên thắm thiết trong thơ Hoàng Cầm. Không có người yêu nước nào không bắt đầu bằng t́nh yêu quê hương ḿnh. Hoàng Cầm đă yêu tới những con chuồn chuồn châu chấu nhỏ bé ở ven đê làng ḿnh mà yêu nghiêng con sông Đuống, mà yêu lên đất nước từ những năm khói lửa chiến tranh tới những năm tháng day dứt khổ nghèo chia ly bất hạnh. Thơ Hoàng Cầm là một giọng thơ rất khẽ nhẹ, phải tinh ư lắm mới nghe ra những ǵ nhà thơ phải nén chặt lại cho ḿnh:
“Cúi lạy mẹ con trở về
Kinh Bắc
Chiều xưa giẻ quạt voi
lồng
Thân cau cụt vẫy đuôi
mèo trắng mốc
Chuồn chuồn khiêng nắng sang sông”
(Đêm thổ)
và :
“Ta ru em
lớn lên em đừng t́m mẹ
phía cơn mưa”
(Về với ta)
Tôi nhớ, hồi nhỏ, khi mới tập kết ra Bắc, có một buổi chiều tôi thằng bé 8 tuổi đă chạy về phía cơn mưa để t́m mẹ ḿnh. Một cảm giác bơ vơ trong câu thơ không dễ ǵ hiểu ngay được, nhưng khi đọc lên nó dựng trước ḿnh một thế giới hiện hữu và một thế giới khuất lấp. Đó có thể coi là một thế giới ẩn bên trong một thế giới của thơ Hoàng Cầm. Những câu thơ vừa muốn thổ lộ vừa muốn che giấu, và có lẽ càng thổ lộ th́ lại càng hun hút những nỗi niềm mà ta chỉ cảm được một cách không rơ ràng.
Có một điều khiến tôi lạ lùng, là thơ Hoàng Cầm và thơ Quang Dũng luôn nhắc nhở về một quê hương trong mù sương nào đó, luôn u ẩn một nỗi hoài nhớ nào đó không thể gọi tên. Phải chăng, tự xa xưa, xứ Đoài của Quang Dũng và Kinh Bắc của Hoàng Cầm từng là nơi những người lính và những nghệ sĩ Chàm lưu lạc đă chọn làm quê hương thứ hai ? Trong thơ Quang Dũng rắn rỏi một nỗi niềm chiến sĩ, c̣n trong thơ Hoàng Cầm tha thướt những nét hoa văn những dải lụa đào nghệ sĩ. Họ như từ quá khứ đến với ta, họ vừa thân thuộc vừa xa lạ, vừa đắm đuối yêu thương vừa không tương hợp với thế giới này. Tất cả những mâu thuẫn ấy đă hiện rơ trong thơ Hoàng Cầm. Và chính nó đă làm nên sự khác biệt của thơ ông:
“Ta con chim cu về gù
rặng tre
đưa nắng ấu thơ về sân
đất trắng
đưa mây lành những
phương trời lạ
về tụ nóc cây rơm”
(Về với ta)
Những câu thơ hơn cả cô đơn, nó là nỗi bơ vơ của một kiếp người:
“Ngày Chị bảo Em quên
Tranh tố nữ long hồ gián nhất
mất chân đi
má đội tổ ṭ ṿ
Cuốn chiếu xa rồi
thơ thẩn vách chiêm bao”
(Nước sông Thương)
Có người nói thơ Hoàng Cầm như những lẩm nhẩm bùa chú, lại như một nghi lễ thờ cúng, nó kính cẩn mà hoang sơ. Với một thế giới thơ như thế, người ta chỉ nên chấp nhận chứ không cần giải mă. Và theo tôi, cách đọc thơ Hoàng Cầm là bất chợt đọc một đoạn thơ nào đó trong một bài thơ nào đó của ông. Rồi ngớt. Rồi lại đọc ở một lúc khác. Đó là cách đọc những cơn mưa rào, là sự đồng cảm tự nhiên và thốt nhiên với chính thế giới mà ḿnh đang sống cùng với thế giới mà ḿnh chưa biết nhưng có thể sống. Thơ Hoàng Cầm kết nối được những thế giới khác nhau như thế để cho ta cảm giác vừa mơ hồ vừa rơ rệt về một giấc mơ.
“Bắn nát chiều mai
ráng đỏ
Châu chấu ma vờn cổ yếm
xây
Không gặp người quen
Hờ
Ngơ cũ”
(Đêm thổ)
Những ai đă một lần lỡ hẹn, những ai đă cầm được giấc mơ trong tay rồi bỗng giấc mơ tan biến sẽ dễ dàng đọc những câu thơ này. Những câu thơ thuần Việt, Việt từ trong máu huyết của từ ngữ, của âm điệu, của bóng h́nh.
Xin vĩnh biệt Hoàng Cầm thi sĩ. Ông ra đi, nhưng Thơ ông c̣n ở lại. C̣n nguyên một thế giới thơ Hoàng Cầm. Một thế giới trong một thế giới.
Chiều 6/5/2010
Thanh Thảo
Nhà thơ Hoàng Cầm đă từ trần lúc 9g12 ngày 6.5.2010 tại bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội, thọ 89 tuổi. Tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh ngày 22 tháng 2 năm 1922 tại xă Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Ông quê ở xă Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, xuất thân trong một gia đ́nh nhà nho. Thân sinh dạy chữ nho, làm nghề thuốc bắc tại Bắc Giang, đặt tên cho con bằng cách ghép hai địa danh quê hương (Phúc Tằng và Việt Yên). Bùi Tằng Việt học tiểu học rồi lên trung học ở Bắc Giang, Bắc Ninh. Năm 1938, ra Hà Nội học trường Thăng Long. Năm 1940, đỗ tú tài toàn phần và bước vào nghề văn, dịch sách cho Tân Dân Xă của Vũ Đ́nh Long. Lấy bút danh là Hoàng Cầm (tên một rễ cây, vàng đắng, dùng làm thuốc bắc). Làm thơ từ thuở lên tám, sáng tác kịch Hận Nam Quan năm 15 tuổi, kịch thơ Kiều Loan năm 20 tuổi.
Từ năm 1944, Hoàng Cầm tham gia Thanh niên Cứu Quốc (Việt Minh). Cách mạng tháng Tám bùng nổ, cùng Hoàng Tích Chù thành lập đoàn kịch Đông Phương. Ba tuần lễ trước ngày Toàn quốc kháng chiến, vở kịch thơ Kiều Loan tŕnh diễn lần đầu tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Năm 1947, Hoàng Cầm gia nhập Vệ Quốc Đoàn. Từ 1948 đến 1952, thành lập Đội văn nghệ tuyên truyền đầu tiên của Quân đội Nhân dân. Năm 1952, tướng Nguyễn Chí Thanh (phụ trách Tổng cục chính trị QĐNDVN) giao Hoàng Cầm nhiệm vụ phụ trách Đoàn văn công Tổng cục chính trị. Hoàng Cầm lănh đạo đoàn này cho đến năm 1955. Những năm này là thời kỳ Quân đội Nhân dân chịu ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa Mao (với các cuộc chỉnh huấn, thanh lọc...). Bản thân tướng Thanh là một khối mâu thuẫn lớn : đầu óc mao-ít nặng nề (theo thông tin chúng tôi đă kiểm chứng, 11 năm sau thất bại của cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc, năm 1967 (trước khi đột tử), ông c̣n định cải cách ruộng đất ở miền Nam), nhưng lại là người gần gũi nông dân, thấm nhuần văn hóa nông dân ; nên năm 1954, trong cuộc Liên hoan mừng chiến thắng Điện Biên Phủ, Hoàng Cầm đưa tiết mục quan họ "Yêu nhau cởi áo cho nhau" vào chương tŕnh, bị "đả đảo" là "đồi truỵ", th́ Nguyễn Chí Thanh là người cương quyết bênh vực và bảo vệ nhà thơ.
Năm 1955, cùng Trần Dần, Lê Đạt, Tử Phác, Hoàng Cầm đ̣i cải tổ chính sách văn nghệ trong quân đội, rồi xin phục viên, chuyển sang Hội Văn Nghệ. Tết 1956, cũng Lê Đạt xuất bản Giai phẩm mùa Xuân. Tháng 10-1956, tham gia xuất bản tạp chí Nhân Văn, viết bài nổi tiếng trên số 1 : Con người Trần Dần. Tháng 4.1957, Hội nhà văn Việt Nam thành lập, ông được bầu vào ban chấp hành. Nhưng năm sau, phong trào Nhân văn Giai phẩm bị đàn áp thẳng tay. Hoàng Cầm và các văn nghệ sĩ như Trần Dần, Lê Đạt, Tử Phác, Đặng Đ́nh Hưng, Phùng Quán... tuy không bị kết án tù (như Nguyễn Hữu Đang), đă bị "rút thẻ hội viên 3 năm" (trên thực tế, bị khai trừ cho đến sau đổi mới, năm 1988) và nghiêm trọng hơn, không được xuất bản (khi họ dịch thuê hay viết chui, phải dùng bút danh mới, hay mượn bút danh của bạn bè).
Điều mỉa mai là trong "vụ" Nhân văn Giai phẩm, Hoàng Cầm không bị tù đày, nhưng đến năm 1982 (dưới thời Lê Đức Thọ) ông bị giam 18 tháng v́ bị nghi là t́m cách gửi tập thơ Về Kinh Bắc ra nước ngoài (nhà thơ Hoàng Hưng bị giam ba năm cũng v́ tàng trữ tập thơ này và bị nghi là tổ chức gửi tập thơ cho một Việt kiều). Mỉa mai hơn nữa : năm 2007, Về Kinh Bắc sẽ được Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật. Song, cho đến ngày Hoàng Cầm trút hơt thở cuối cùng, Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCNVN chưa hề có một lời xin lỗi nhà thơ và các bạn của ông.
Tác phẩm chính :
• Hận Nam Quan (kịch thơ, xuất bản năm 1942);
• Kiều Loan (kịch thơ, 1945)
• Ông cụ Liên (kịch nói, 1952);
• Đêm Lào Cai (kịch nói 3 hồi, 1957);
• Tiếng hát quan họ (trường ca, in chung trong
tập Cửa Biển, 1956)
• Mưa Thuận Thành (tập thơ, 1987)
• Men đá vàng (truyện thơ, 1989)
• Bên kia sông Đuống (tập thơ chọn lọc, 1993)
• Lá diêu bông (tập thơ chọn lọc, 1993)
• Về Kinh Bắc (tập thơ, 1994)
• 99 t́nh khúc (tập thơ t́nh, 1955)