Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Đường Thánh Giá, đường bị chống đối

Đường Thánh Giá, đường bị chống đối

 

Con đường nào của Ṭa Thánh Vatican áp dụng vào thực tế hiện nay ở Việt Nam

Những ngày vừa qua, Giáo hội Công giáo tại Việt Nam gặp phải một cơn chấn động tâm lý trầm trọng, khi cái tin Tòa thánh Vatican bổ nhiệm Đức cha Nguyễn Văn Nhơn, Giám mục Giáo phận Đà Lạt, đương kim chủ tịch HĐGMVN, làm Tổng Giám mục phó TGP Hà Nội với quyền kế vị, chính thức được một số cha sở trong Sài-gòn  nói với giáo dân trên bục giảng.
Các ngài xin giáo dân cầu nguyện cho Đức cha Nhơn. Nhưng Đức cha Nhơn đã gây ra vết thương cho Giáo Hội Việt Nam, vì ngài đã “Xin” chính quyền cấp đất để xây Trung tâm Mục vụ của Giáo phận Đà Lạt, họ đã chấp thuận, cấp số đất nhiều gấp 3 lần số ngài xin. Sau đó, họ đã lấy lại nhiều gấp trăm lần hơn số đất cấp cho ngài, bằng cách chiếm luôn Giáo hoàng Học viện  Pi-ô X !
Như vậy, Đức cha Nhơn trong vai trò Chủ tịch HĐGMVN đã hành động ngược với vị Tổng thư ký của cơ quan cao cấp nhất trong Giáo Hội VN này, là Đức cha Ngô Quang Kiệt, TGM Giáo phận Hà Nội.
Trong một phong cách tự nhiên, bình thản, Đức cha Ngô Quang Kiệt đã nói tại trụ sở UBND Hà Nội ngày 21-9-2008 : “Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là ân huệ xin-cho”. Rõ ràng là có mâu thuẫn giữa Chủ tịch và TTK/ HĐGMVN trong một vấn đề cốt lõi của sinh hoạt tôn giáo, đó là Tự do ! Nay, vị TTK đòi có “tự do” tôn giáo ra đi và ngài Chủ tịch thì phải “xin”(một hành động phù hợp với sách lược và cơ chế Cộng sản) lại bước lên cái ghế, sẽ là ghế Tổng Giám mục Hà Nội, một cái ghế chắc sẽ làm cho nhiều con tim còn nhuốm bụi trần mơ ước.
Không còn phải nghi ngờ về Đức cha Nhơn, con đường ông chọn để “phục vụ” Giáo Hội Việt Nam, sẽ là con đường đưa giáo hội vào con đường rộng thênh thang với nhiều đặc ân so với các giáo hội khác. Đó chính là sách lược hiểm độc của nhà cầm quyền Việt Nam, nhằm chia rẽ tôn giáo, chia rẽ các thành phần khác nhau trong cùng một giáo hội, vì có người mến Giám mục này, người mến Giám mục kia. Con đường Đức cha Nhơn đang đi là con đường không phù hợp với Tin Mừng.

Con đường của Tin Mừng là con đường hẹp, đường Thánh giá ! Vậy mà, Tòa thánh Vatican lại chọn một Giám mục và có một quyết định trái ngược với người Công Giáo Việt Nam, một sự quyết định hình như giản dị, đến nỗi có thể gây hiểu lầm là Tòa thánh coi thường giáo dân Việt Nam.
Vì rõ ràng, người CGVN qua các trang báo điện tử, trong nước cũng như ngoài nước, đã biểu lộ một tấm lòng trìu mến với TGM Ngô Quang Kiệt, trong khi rất bất mãn với Đức cha Nguyễn Văn Nhơn và một số Giám mục khác có khuynh hướng ngả theo chiều gió. Điều này tất nhiên dẫn đến mấy câu hỏi :
1/ Tòa thánh Vatican chọn giáo dân Việt Nam hay chọn nhà cầm quyền Cộng sản qua quyết định thay người ở vị trí Giám mục chính tòa Tổng giáo phận Hà Nội?
2/ Nhà cầm quyền Việt Nam đã thực hiện được đúng nghị quyết của chúng là đẩy TGM Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội. Vậy họ sẽ ném cho Giáo hội Việt Nam những gì?
3/ Thử có một tưởng tượng về quyết định của Tòa thánh Vatican và con đường của Giáo Hội CGVN. Dù có được thêm lợi lộc, ưu đãi, thì Giáo hội đã mất một vị mục tử chân chính được nhiều thành phần xã hội, tôn giáo và chính trị yêu mến, một việc rất khó tạo được trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Vị mục tử này là Đức cha Ngô Quang Kiệt. Vừa mất đi một mục tử gương mẫu, đồng thời Giáo hội cũng mất thêm tín nhiệm và tôn kính., vốn đã mong manh. Nay Đức cha Kiệt vừa xóa nhòa đi niềm chua xót này, thì lại nửa đường chia ly!
Trong lịch sử của Giáo Hội, không phải là không có những thời kỳ có sai lầm nghiêm trọng. Nhưng đấy là từ bản chất của con người, dù đó là vị Giáo Hoàng. Với vấn đề thay người ở Tòa Giám mục Hà Nội lúc này, dư luận nói đến Đức ông Cao Minh Dung, một vị được Hà Nội o bế, đã đóng góp vào việc Đức cha Nguyễn Văn Nhơn ra Hà Nội. Nếu vậy thật đáng sợ hãi.

(từ trái) Đức Ông Cao Minh Dung & Đức TGM Ngô Quang Kiệt

Chúng tôi không muốn tin ở dư luận này, vì chẳng lẽ Tòa thánh Vatican chỉ tham khảo một mình Đức ông Dung ! Nếu điều này là sự thật thì đây là một sự thật đáng sợ nhất trong bối cảnh toàn cầu tràn ngập thông tin nhiều chiều.
Chúng tôi cũng không muốn tin vào những “thương lượng” giữa Tòa thánh Vatican với CSVN về việc thay người trên đây. Tòa thánh không dễ bị đánh lừa trong vấn đề bổ nhiệm một Giám mục ở một vị trí quan trọng như Hà Nội .
Cũng không phải vì chuyện tông du Việt Nam của Đức Thánh Cha Biển Đức mà ngài miễn cưỡng ký bổ nhiệm Đức cha Nhơn theo “thương lượng”(?) Có không chuyện này? Cũng sẽ không phải Giáo Hội Công Giáo Việt Nam sẽ có những cái “được” khác mà lâu nay hàng giáo phẩm Việt Nam đã có thư gửi cho Nhà nước Việt Nam, yêu cầu thực hiện, như việc giáo dục, tôn giáo được phép mở trường học các cấp, từ Tiểu học đến Đại học, được xuất bản một tờ báo, mở nhà xuất bản v.v…Những cái này nếu nói là “được” thì cũng chẳng có gì quan trọng, bởi chưng chính sách giáo dục vẫn phải là của Nhà nước, thành phần giảng dạy phải được Nhà nước chấp thuận, một số Giáo sư sẽ là người của họ ! Đấy là một vài vấn đề thường được nói đến. Thật cũng chẳng hay tí nào. Vì đấy là khuynh hướng đang được thực hiện tại các nước không Cộng Sản Giáo Hội Công Giáo, riêng ở Việt Nam phải đi con đường nhập thế khác. Đó là con đường “đồng hành” với người nghèo, người bị áp bức, bị buôn bán làm nô lệ cho kẻ nhiều tiền v.v…
Dứt khoát không ngả theo chiều gió, là đi với kẻ cầm quyền. Con đường “đồng hành” theo Thư chung năm 1980  HĐGMVN đang đi phản lại ý nghĩa đích thực của nó. Cho nên chúng tôi chống lại. Vì không đi đúng đường, nên mới gây nên cơn khủng hoảng niềm tin,rồi từ đây nảy ra khủng hoảng nội bộ.
Có dư luận trong giới giáo sĩ là một số Giám mục và Linh mục muốn Hồng y Phạm Minh Mẫn về nghỉ hưu đi. Nhưng không có ai nghĩ rằng ngài sẽ về lúc này vì ngài còn trong cái tuổi dự mật tuyển bầu giáo hoàng!
Chúng tôi không tin có việc “trao đổi” (theo cách nói của ngành an ninh nội chính), thế nhưng vì Chính quyền Hà Nội đã nói trước việc TGM Ngô Quang Kiệt ra đi, tại cuộc họp báo mà lại có mặt đại diện ngoại giao, ngày 15-10-2008 tại Hà Nội, nên dư luận không có cách nghĩ nào khác, mà trang Web của HĐGMVN khi phủ nhận việc “mặc cả” còn gây ngộ nhận nhiều và bị chống đối mạnh, chỉ vì việc thay người đã diễn ra đúng theo lời nói của Chính quyền Hà Nội .
Bởi vậy, chúng tôi nghĩ rằng Tòa thánh Vatican, trước khi ký giấy bổ nhiệm Đức cha Nguyễn Văn Nhơn ra Hà Nội làm TGM phó quyền kế vị, có lẽ cũng biết việc này sẽ gây ra xôn xao và dư luận không tốt đối với Tòa thánh, nhưng đành chấp nhận như một cử chỉ chịu đựng và hy sinh vì Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã và đang chịu nhiều thách đố, nhiều ngộ nhận, nhiều chống đối ngay với việc hình thành,có lúc bởi chính một thành phần giáo sĩ Thừa sai ngoại quốc, đã có những quyết định chống lại truyền thống người Việt Nam có lòng thờ kính Ông Bà Tổ Tiên.
Cho nên, nếu vì việc phải để một Tổng Giám mục được lòng dân, nhưng không được lòng nhà cầm quyền phải rời vị trí hiện nay của ngài, để Tòa thánh Vatican và Nhà nước Việt Nam có quan hệ ngoại giao bình thường, thì mọi chuyện rối ren, nghi ngờ, mâu thuẫn, chống đối, ngăn cản công việc hành đạo, sống đạo của giáo hữu VN, sẽ được giải quyết hoặc trở nên bình thường trong một xã hội bình thường. Vì sớm muộn gì, CSVN buộc lòng phải đi vào con đường này, Mà nếu đấy là một sự CÓ THỂ, thì Tòa Thánh Vatican với Đức Giáo Hoàng đương kim, sẽ đi vào lịch sử thế giới, cách riêng là lịch sử Đạo và Đời ở Việt Nam. Nhưng nếu điều tưởng tượng này của chúng tôi là viển vông thì chúng tôi còn một cách nghĩ khác, ấy là Đức TGM Ngô Quang Kiệt vẫn ở  lại, ngài sẽ không từ chức và Tòa thánh cũng không chấp thuận việc này.
Tòa thánh Vatican và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đang đi con đường của Thầy Giêsu đã đi, là đường Thánh Giá, đường bị chống đối !

Ngày 04/5/2010
Nguyễn An-Tôn 
 


<< trở về đầu trang >>
free counters