Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Đừng Sợ Hăi

ĐỪNG SỢ HĂI

 

Việc phải đến đă đến. Ṭa Thánh chính thức bổ nhiệm đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn làm TGM phó TGP Hà Nội, với quyền kế vị. Đúng như dự báo của giới truyền thông. Tuy nhiên việc bổ nhiệm đă không được đón nhận một cách hoan hỉ bởi những người Công giáo Việt Nam quan tâm đến sinh hoạt Giáo Hội.

 

Sự kiện này không phải là ngẫu nhiên.

Trước hết, sự bổ nhiệm này mang nặng tính trần thế nhất trong lịch sử 350 năm của giáo hội CGVN. Được bàn tán và tốn nhiều giấy bút chữ nghĩa nhất. Mang nhiều sự kiện nghịch lư nhất. Nhiều phản ứng, bài viết, nhận định giá trị khác nhau tràn ngập trên các diễn đàn mạng và trang thông tin điện tử.  Đài BBC, RFA,RFI ... đồng loạt đưa tin và thực hiện phỏng vấn. Tóm lại đây là câu chuyện ”thời sự tôn giáo nóng bỏng nhất” hiện nay.

Thứ hai, nếu phải kê đơn bắt mạch, dự báo cho những ngày xắp tới, thời tiết tiếp tục nóng rát mặt hơn. Đức cha Nhơn sẽ ra Hà Nội nhậm chức. Một ngày đẹp trời, đức cha Kiệt sẽ khăn gói đi đâu. Có lẽ đường nào cũng dẫn đến Rome. Sau đó, ṭa thánh Vatican mới chính thức chuyện kế vị cho TGM phó. Một số giáo dân hải ngoại vận động kư tên gửi thỉnh nguyện thư  xin đức cha Kiệt ở lại. Tính đến ngày hôm nay, đă có đến 4.500 người kư tên. Có giáo dân trong nước viết thư xin đức cha Nhơn từ chức ! Nói chung không khí rất là nhộn nhịp dưới một bầu trời xám ngắt.

Bài viết này xin được xoanh quanh vài nghịch lư bất thường, coi như góp phần nho nhỏ vào nhịp thở chung.

 

Nghịch lư bất thường thứ nhất. Bài xă luận, ”Sự kiện, thông tin và những góc nh́n”.

Bài xă luận này kư tên BBT WHĐ trên webside  www.hdgmvietnam.org , trang thông tin điện tử của HĐGMVN, tiếng nói chính thức của hàng giáo phẫm cao nhất Việt Nam. 

Nội dung chính bài xă luận nhằm mục đích bảo vệ việc bổ nhiệm GM Nhơn và công kích một vài diễn đàn có bài viết liên quan đến việc đi và ở của TGM Hà Nội trước đó, cụ thể đích danh www.nuvuongcongly.net. Cho rằng họ bóp méo sự thật, suy diễn hoang đường...

Việc công kích một số diễn đàn của BBT WHĐ khó thuyết phục v́ trước một sự việc, người ta có quyền đưa ra những dự báo và tiên đoán những khả năng có thể xảy ra. Không phải tất cả người đọc trưởng thành đều tin 100% nhưng nhờ vào dự đoán đấy, các thông tin đấy và nhận định khác nhau đấy mà h́nh thành cho ḿnh một sở trí riêng. Nếu các cơ quan ngôn luận này, thí dụ như Nữ Vương Công Lư, Ba Cây Trúc,Tiếng Nói Giáo Dân ... có những nhận đinh sai trái, tự thân sẽ làm giảm hay đánh mất uy tín với người đọc nữa.

Bài viết của tác giả Đỗ Mạnh Tri, ”Đường Thánh giá và đường ngoại giao”, ngày 17.04.2010 trên www.dcvonline.net vốn http://www.dcvonline.net/php/banners.php?op=click&bid=26có giá trị thuyết phục, không chỉ trước và ngay sau thông tin bổ nhiệm đức cha Nhơn. Một số thông tin và nhận định của Nữ Vương Công Lư, Tiếng Nói Giáo Dân...vẫn c̣n nguyên giá trị tham khảo.

Sau khi có quyết định chính thức của Ṭa Thánh rồi, dựa vào nội dung  phỏng vấn TGM Ngô Quang Kiệt, bài xă luận mới tự nhận ḿnh nắm giữ sự thật, để rồi công kích th́ nói làm ǵ nữa. Nếu như tiến tŕnh bổ nhiệm nhân sự là công việc bí mật của Ṭa Thánh Vatican,  BBT WHĐ có chắc đă nắm được 100% sự thật ? Sẽ là rất là lố bịch và liều mạng nếu một ai xác quyết điều đó.

Bài xă luận này không nên có chỗ đứng trên trang điện tử HĐGMVN. Nó bất xứng v́ trang thông tin điện tử của HĐGMVN không thể là sân chơi chữ nghĩa và càng không thể là cái chợ chữ nghĩa được.

Bài xă luận này mà đăng trên báo hay diễn đàn khác sẽ có giá trị đối thoại. Thí dụ, báo Đại Đoàn Kết, báo Công Giáo và Dân Tộc ở trong nước hay diễn đàn TT X Công Giáo Việt Nam ở hải ngoại là thích hợp nhất.

Người ta đồn rằng, đức GM Nguyễn Văn Khảm là tác giả bài xă luận. Nếu chính xác, th́ lại là một điều đáng buồn và đáng tiếc. Tiếc thay, ”tiếc thay một đóa trà mi”.

 

Nghịch lư bất thường thứ hai. Một ông già 72 tuổi thay thế một ông trẻ 58 tuổi.

Dù dễ dăi cách mấy và tùng phục đấng bề trên cách mấy, không ai bào rằng đó là b́nh thường. Bài xă luận của BBT WHĐ càng ra sức bảo chữa điều nghịch lư này th́ càng bộc lộ tính cách bất thường.

Việc xin từ chức của TGM Hà Nội v́ lư do sức khỏe là một sự kết thúc của một chuỗi sự kiện oan nghiệt oằn lên hai vai ông trẻ 58.

HĐGMVN có thực hiện đủ vai tṛ và sứ mạng cho sự kiện Ṭa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Ṭa, Đồng Chiêm ? Chiến đấu cô đơn và liên tục giữa một bày sói gian manh quỷ quyệt mà không quỵ mà chỉ mất ngủ là may.

Sự kiện sức khỏe chỉ là cái cớ. Vâng, rơ ràng chỉ là cái cớ, chứ ông già 72 thay thế cho ông trẻ 58, v́ lư do sức khỏe th́ đúng là chuyện khôi hài. Ai mà tin được. Cái năo trạng của hàng giám phẩm Việt Nam hiện nay mới là lư do chính.

Khi mà một quyết định tôn giáo mang nặng dấu ấn trần thế để giải quyết một bế điểm thời sự, thường để lại một di căn tại hại.

 

Nghịch lư bất thường thứ ba. Lại linh mục Huỳnh Công Minh và đài BBC, ”Tổng Giám Mục Hà Nội phải ra đi”.

Dưới đây là bản tin mở đầu của đài BBC.

”Tổng Giám mục Hà Nội phải ra đi

Vatican đă chỉ định Tổng Giám mục phó để chuẩn bị thay thế Tổng giám mục Hà Nội, Joseph Ngô quang Kiệt, người bị chính quyền Việt Nam chỉ trích sau các vụ giáo dân biểu tình đòi đất.”.

Đành rằng việc bổ nhiệm đức cha Nhơn ra Hà Nôi làm TGM phó với quyền kế vị chỉ là bước đệm nhưng cũng cần phải có một quyết định chính thức bổ nhiệm của Ṭa Thánh nữa. Tức hai sự việc của một vấn đề vẫn có khoảng cách về thời gian và không gian.

Việc phỏng vấn linh mục Huỳnh Công Minh, phát ngôn nhân ṭa TGM Sài G̣n và cái tít ”Tổng Giám Mục Hà Nội phải ra đi”, đài BBC Ban Việt Ngữ, làm cái việc trịnh thượng, quyết định dùm và trước cho Vatican.  Hơn lúc nào hết, đây là cơ hội bằng vàng cho BBT WHĐ ra thông báo bác bỏ lời tuyên bố của Lm Minh và thông tin chưa đúng 50% sự thật của cơ quan truyền thông này.

Việc ”xin từ chức” và ”phải ra đi” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. 

Nếu đài BBC Ban Việt Ngữ chịu khó phỏng vấn thêm vài ba linh mục khác, vài ba giáo dân hai miền Nam, Bắc nữa và không dùng cái tít ”Tổng Giám mục Hà Nội phải ra đi” sẽ mang bộ mặt trung thực hơn. 

Quyền đưa tin hay không là quyền quyết định của đài nhưng cung cách làm việc tài tử nửa vời của BBC Ban Việt Ngữ là không x̣ng phẳng với bạn đọc.

Đài RFA Ban Việt Ngữ làm việc tác phong chuyên nghiệp, có trách nhiệm và xuất xắc trong sứ mạng thông tin đa chiều hơn BBC Ban Việt Ngữ. Về khoản này, BBC Ban Việt Ngữ có vẻ lười biếng và nhếch nhác.

Chính qua phần trả lời phỏng vấn Lm Huỳnh Công Minh, người ta mới biết, thông tin cho rằng đă có chuyện mặc cả và xắp xếp dằng co trong tiến tŕnh việc bổ nhiệm, có thêm giá trị thuyết phục.

Trả lời BBC hôm 23/04, Linh mục Huỳnh Công Minh, phát ngôn nhân cho Tổng Giám mục địa phận Sài g̣n giải thích về việc này:

"Theo hệ thống của Giáo Hội Roma, việc bổ nhiệm tổng giám mục phó là để thay thế tổng tổng giám mục, do đó, Đức Cha Nhơn sẽ thay Đức Cha Kiệt".

Linh mục Huỳnh Công Minh cũng xác nhận ngay cả Đức Cha Nhơn cũng không muốn nhận nhiệm vụ này v́ " ngoài kia khó khăn lắm trong lúc đó trong này đă yên hàng".

( trích nguyên văn từ BBC Vietnamese).     

Việc cho đi các bài gần đây, như ”Một cách nh́n khác về tinh thần dân tộc” của tiến sĩ đại học Yale Đỗ Ngọc Bích, ”Tổng Giám Mục Hà Nội phải ra đi” ...đă làm giảm uy tín của BBC là rất nhiều.

Nếu BBC Ban Việt Ngữ tiếp tục bảo lưu việc làm trên, thính giả và người đọc có thể hiểu như sau: một là, BBC Ban Việt Ngữ, có thể đôi khi cần thiết, là tiếng nói quốc doanh bao cấp cho nhà nước XHCNVN hay hai là, khả năng nhận thức, khả năng kiểm chứng đa chiều và đánh giá thông tin của BBC Ban Việt Ngữ đă bị xuống cấp, ngang với BBT của một tờ báo huyện, may ra cấp tỉnh chứ không hơn.

Cung cách đưa tin giật gân không nên với một tổ chức thông tin như BBC, vốn đă có kích thước đồ sộ và bề dày lịch sử.

 

Thử thách và cơ hội.

Việc đề cử GM Phêrô từ Đà Lạt ra Hà Nội là giải pháp rất dở, cho chính GM Phêrô, cho TGM Guise, cho TGP Hà Nội và cho chính giáo hội CGVN, nhưng rơ ràng lại là chiến thắng có toan tính cho chế độ.

Có thể Giáo Hội đă phải chọn giải pháp tốt nhất trong các giải pháp dở nhất. 

Từ đây, một sứ mạng khó khăn và đầy thách đố cho Đức cha Nhơn nếu không muốn dư luận và giáo dân đánh giá sự hiện diện của Ngài tại Hà Nội chỉ là làm đẹp và làm hài ḷng chế độ. Với cương vị là chủ tịch HĐGMVN, đức cha Nhơn đă không thành công. Ngài đă để lại dấu ấn rất nhạt nḥa. Thử thách Thái Hà, Ṭa Khâm Sứ, Tam Ṭa, Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt và Đồng Chiêm đă minh chứng cho luận điểm này.

Trong trái tim của giáo dân TGP Hà Nội, h́nh ành một chủ chiên chính trực, ”một mục tử nhân lành” , dù đi đâu và về đâu, cũng đă thấm sâu, cắm rễ, gắn liền với hệ lụy oan nghiệt xảy ra cho TGP Hà Nội.

Thái độ dấn thân và đồng hành của giáo dân miền Bắc với chủ chiên của ḿnh khác xa với giáo dân trong miền Nam.

Đă và đang có dấu hiệu phân hóa gia tăng đáng quan ngại giữa mục tử và đàn chiên.

Con đường từ Đà Lạt đến Hà Nội khoảng 1 500 km cũng chỉ 2 giờ bay, nhưng sẽ là chặng đường thánh giá dài nhất cho đức cha Nhơn.

Thử thách nhưng đồng thời cũng là cơ hội. Cơ hội muộn màng vào giờ thứ 72.

Xin cầu nguyện cho đức TGM phó đầy đủ nghị lực và can đảm đi trọn con đường thánh giá mà Thiên Chúa đă trao cho Ngài vào giờ thứ 72. Gương các Thánh Tử Đạo Việt Nam là ch́a khóa để Ngài bước đi trọn vẹn: đừng sợ hăi.

 

Nguyễn Quang Minh

Stavanger,  Na Uy, ngày 27.04.2010


<< trở về đầu trang >>
free counters