Đôi Lời Nhắn Gởi
Nh́n lại bối cảnh Việt Nam trước thềm thiên kỷ thứ ba, chúng ta thấy rằng mặc dù có nhiều cố gắng trong việc giải quyết những vấn đề của đất nước, Việt Nam vẫn c̣n lúng túng trong những toan tính giải quyết cùng một lúc những nhu cầu của toàn quốc. Do đó, Việt Nam hiện đang đứng trước hai nhu cầu cấp bách của đất nước: nhu cầu phát triển công nghệ sản xuất để sinh tồn và nhu cầu giải quyết các phế phẩm để làm sạch môi trường do nhu cầu phát triển trên tạo ra.
Vấn đề là làm thế nào để có một cân bằng hài ḥa cho hai nhu cầu trên. Nếu đặt trọng tâm vào nhu cầu phát triển và coi nhẹ nhu cầu giải quyết môi trường sẽ là một đại nạn cho Việt Nam trong một tương lai rất gần. Và nếu làm như thế, thế hệ con cháu chúng ta sẽ nguyền rủa chúng ta đă không những làm cạn kiệt tài nguyên của đất nước mà c̣n hủy hoại môi trường sống của thế hệ tương lai.
Nếu trái lại, đặt ưu tiên hàng đầu cho việc bảo vệ môi sinh và làm chậm mức phát triển th́ sẽ không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân và đất nước sẽ khó phát triển đúng đắn.
Những nhà dự phóng tương lai cho Việt Nam sẽ là những người thật sáng suốt, thực tâm yêu nước và có tầm nh́n nhân bản đứng trên mọi chủ thuyết và định chế chính quyền. V́ vậy, những người có trách nhiệm với Đất và Nước Việt Nam ngày hôm nay cần phải thấu hiểu và thấm nhuần một số căn bản trong việc thanh lọc nguồn ô nhiễm tại Tâm.
Ḷng tham: Một phương pháp đề nghị để thanh lọc những Ô Nhiễm trong tâm hồn của con người là dẹp bỏ ḷng THAM của con người. Đức Phật dạy rằng THÂN, MIỆNG, Ư của con người hằng ngày thường tạo ra mười ác nghiệp:
· Ba nghiệp về thân là: Sát sanh, Trộm cắp, Tà dâm;
· Bốn nghiệp về miệng là: Nói dối, Nói lời đâm thọc, Nói lưỡi hai chiều, Nói lời ác khẩu.
· Ba nghiệp về Ư là: Tham, Sân, Si.
Trong mười nghiệp trên, nghiệp THAM là một trong những nghiệp nặng, v́ Tham thuộc về Ư, mà Ư luôn luôn sai sử con người tạo tác ra mọi việc. Người xưa thường nói “Túi tham không đáy”. V́ tham con người có thể làm đủ mọi việc vô lương tâm để đem đồng tiền về nhét cho đầy túi tham của ḿnh. Nhưng v́ túi tham không đáy nên có bao nhiêu nhét vào cũng không đủ.
Thử bảo các nhà Đại Tư Bản: “Mỗi ngày các ông kiếm ra hằng triệu Dollars, đủ rồi, hăy ngưng đi.” Các ông ấy có ngưng không, hay kiếm được một triệu Dollars, các ông sẽ nghĩ cách làm sao mỗi ngày kiếm ra hai triệu Dollars bằng những phương pháp “Khoa Học(!)” hơn. Nhưng kiếm ra nhiều tiền để làm ǵ? Mỗi ngày các ông có ăn quá ba bữa cơm không? Mỗi đêm các ông có ngủ quá một chiếc giường không?
Những nhà nuôi súc vật để cung cấp thịt càng ngày càng chích những loại Hormone hoặc những loại thuốc kỳ quái vào cơ thể những con vật để cho nó tăng trọng nhanh. Chẳng cần biết hậu quả là những người tiêu thụ các loại thịt đó sẽ bị mang những chứng bệnh lạ lùng không thuốc chữa.
Những nhà làm phim ảnh, TV cũng vậy. Hằng ngày họ đầu độc con người, thanh thiếu niên bằng những loại phim dâm ô, kinh dị, những loại phim kích động ḷng ham muốn đâm chém, bắn giết, đánh đấm lẫn nhau để làm tṛ vui. Họ làm ô nhiễm đầu óc trẻ em bằng những phim Hoạt H́nh quái dị. Hằng ngày họ càng sáng tạo ra những con vật quỹ quái, dị thường rồi cho đi giết chóc tàn phá bằng những phương pháp “khoa học”. Thử hỏi đầu óc thơ ngây, trong sạch của trẻ em hằng ngày bị ô nhiễm bởi những h́nh ảnh kỳ quái, những tư tưởng giết chóc như thế th́ thế hệ trẻ em đó lớn lên sẽ làm ǵ? Không cần đợi lớn lên, ngay bây giờ chúng ta cũng đă từng thấy những trẻ em mang súng vào trường bắn giết đồng bạn y như trên phim ảnh, trên TV. Tất cả chỉ v́ ḷng tham không đáy của những nhà làm phim ảnh, làm TV.
Pháp sư Tịnh Không, một vị Pháp sư đạo cao đức trọng hiện ở Đài Loan, trong loạt bài giảng về kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm B́nh Đẳng Giác Kinh, Ngài nói : Không một cường quốc nào có thể đánh bại nước Hoa Kỳ. Nước Hoa Kỳ chỉ bị đánh bại bởi TV của chính nước họ mà thôi.
Biên kiến: Một nguyên nhân khác làm Ô Nhiễm tâm hồn của nhân loại là Biên Kiến. Theo Phật giáo Biên Kiến là sự chấp thủ vào một nhận thức của ḿnh, và cho rằng chỉ có nhận thức của ḿnh là đúng, là chân lư, c̣n những nhận thức của kẻ khác đều là sai lầm. Điều này chính những tín đồ của các Tôn Giáo cũng góp phần không nhỏ vào “biên kiến” ấy. Thiền sư Nhất Hạnh nói rơ vế vấn đề này trong quyển “Tương Lai Văn Hoá Việt Nam” như sau: “Chúng ta có quyền theo đạo Phật, đạo Lăo, đạo Nho, đạo Cơ Đốc, đạo Cao Đài hoặc theo chủ nghĩa Mác Lê… Nhưng chúng ta không có quyền cho rằng chỉ có nếp sống ta mới có tính cách dân tộc, c̣n những tập đoàn khác là phi dân tộc, là phản động, là không yêu nước.”
Đến thế kỷ thứ hai mươi mốt nầy, mà c̣n có những người nhân danh tôn giáo ḿnh để bắn giết những người theo Tôn Giáo khác v́ cho rằng chỉ có tôn giáo ḿnh là đúng c̣n những ngướ theo tôn giáo khác là tà ma ngoại đạo!
Đến thế kỷ thứ hai mươi mốt này, mà c̣n có những người ôm mớ tín điều hết sức sai lầm của Karl Marx ở thế kỷ thứ 18, rồi tự xưng ḿnh là “đỉnh cao trí tuệ loài người”, để bắt mọi người phải theo cái suy nghĩ sai lầm của ḿnh. Đă mù mà c̣n đ̣i dắt đường. Đó là Biên Kiến, một h́nh thức của ô nhiễm trong tâm hồn.
Thậm chí khi biết ḿnh đă sai lầm, phải đổi hướng chạy theo những tiến bộ của nhân loại mà vẫn cố bám víu lấy biên kiến của ḿnh rồi sáng tạo ra những từ ngữ què quặt. “Kinh-tế-thị-trường-theo định-hướng-xă-hội chủ-nghĩa” là một thí dụ. Ai cũng biết rằng “Kinh Tế Thị Trường” là một đường lối kinh tế theo chủ nghĩa Tư Bản (Kẻ thù của chủ nghĩa Cộng Sản); c̣n Xă hội chủ nghĩa là con đẻ của chủ nghĩa Cộng sản, chủ trương kinh tế tập trung).
Thế nhưng “dưới tấm bảng chỉ đường” của nền kinh tế xă hội chủ nghĩa đất nước càng ngày càng lụn bại. Sau khi lên nắm chính quyền năm 1975, cường quyền đă đưa một đất nước đứng nhất nh́ ở Đông Nam Á thành một trong những đất nước nghèo nhất thế giới (chỉ hơn một vài nước ở châu Phi). Để sửa đổi sai lầm đó, đám chóp bu CS cho thay đổi chính sách kinh tế thành Kinh Tế thị Trường. Nhưng để đở hổ thẹn, hay để chống chế, nhà nước CS sáng tạo ra cụm từ “Kinh-tế-thị-trường-theo-định-hướng-xă-hội-chủ-nghĩa”.
Hăy tưởng tượng đất nước Việt Nam như một cổ xe ngựa do hai con ngựa kéo với hai càng xe ở hai đầu. Con ngựa Xă Hội Chủ Nghĩa kéo đi về hướng Tây; con ngựa Kinh Tế Thị Trường kéo đi về hướng Đông. Kết quả cổ xe đó đi về hướng nào hay chỉ đứng ĺ một chỗ. Muốn cổ xe chạy được th́ phải thí bớt một con ngựa. Thế là nhà nước CS cho giết chết con ngựa Xă Hội Chủ Nghĩa (nhưng không dám lên tiếng), v́ trong mấy năm qua con ngựa này đă chứng tỏ không làm được việc. Giết chết nhưng không chịu mang xác con ngựa Xă Hội Chủ Nghĩa ra đem chôn. Vẫn đề con ngựa Kinh Tế Thị Trường ́ ạch kéo cổ xe kèm theo cái xác chết của con ngựa Xă Hội Chủ Nghĩa ngay từ khi đổi mới năm 1986.
Đó là kết qủa sai lầm của Biên Kiến. Biết sai mà vẫn nắm chặt lấy chủ nghĩa của ḿnh. Biên kiến là một yếu tố làm ô nhiễm tâm hồn. Muốn tẩy sạch ô nhiễm trong tâm phải dứt khoát dẹp bỏ biên kiến.
Luật Nhân quả: Luật nhân quả đối với đạo Phật rất quan trọng. Không có việc ǵ là không có nguyên nhân của nó. Lũ lụt, hạn hán là do đốn cây rừng, là do xây hồ thủy điện, là do xây dựng đê bao không đúng kỹ thuật... Tầng Ozone bị phá thủng là do con người thải những hóa chất độc hại lên không gian. Nước uống bị nhiễm độc là do con người thải ra sông, biển những chất phế thải ô uế của ḿnh như phân, nước tiểu, độc tố hoá học của các xưởng kỹ nghệ. Không khí bị đầu độc là do khói từ xe hơi, từ các nhà máy sản xuất những mặt hàng cho con người hưởng thụ.
Ngoài ra, các nước Tư Bản giàu có hay tống khứ những hoá chất độc hại phế thải của họ đến các nước nghèo chậm tiến ở Á Phi. Họ tưởng rắng sẽ giải quyết được vấn đề ô nhiễm ở đất nước họ. Nhưng sự thật trái lại. Họ đă lầm, luật nhân quả cho biết rằng họ sẽ phải gánh chịu lấy những hậu qủa đó.
Thực tế cho thấy rằng sau khi những chất độc hại được đổ xuống vùng biển của các nước Á Phi th́ cá tôm của những vùng đó bị nhiễm độc. Một số lớn cá tôm bị chết. Số c̣n lại bị nhiễm độc nặng, sẽ được ngư dân ở vùng đó đánh bắt và xuất cảng ngược lại vào các nước tiên tiến, và chính họ, những người đă đổ những chất độc hại xuống biển lại ăn những con cá tôm nhiễm độc đó. Gần đây những cơ quan như California Department of Health Services và những cơ quan tương tự đă đưa ra những khuyến cáo dân chúng đừng ăn những loại cá mà họ thấy rằng đă bị nhiễm độc. Rơ ràng là nhân nào quả nấy.
Để kết luận, vấn đề ô nhiễm đă được thế giới đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây. Những Hội nghị về giải quyết Ô Nhiễm môi sinh đă được Liên Hiệp Quốc tổ chức. Nhiều nhà khoa học trên thế giới ngày đêm dùi mài t́m những phương thức để giải quyết. Những nhà lănh đạo Tôn giáo như Đức Đạt Lai Lạt Ma, Thiền sư Nhất Hạnh cũng đă kêu gọi nhân loại quan tâm đến vấn đề Ô Nhiễm. Các Ngài kêu gọi nhân loại để cứu độ MẸ ĐẤT v́ quả t́nh trái đất này, hành tinh xanh này đă nuôi nấng ta như một bà Mẹ.
Xin được nêu lên những lời dạy của Đức Phật về nguyên nhân sâu xa của vấn đề ô nhiễm, đó là TÂM ô nhiễm của nhân loại. Muốn giải quyết vấn đề ô nhiễm một cách rốt ráo không ǵ hơn là thanh lọc Tâm của con người.
· Bao lâu con người chưa nhận chân được giá trị của LUẬT NHÂN QỦA,
· Bao lâu con người chưa gội rữa được ḷng THAM vô tận,
· Bao lâu con người chưa gội rữa được những BIÊN KIẾN,
· Bao lâu con người chưa bỏ được lối sống ích kỹ, con người chưa có thể giải quyết được vấn đề Ô Nhiễm Môi Trường một cách rốt ráo.
Hăy thanh tịnh Tâm để cứu độ Mẹ Đất.
Hăy thanh tịnh Tâm để cứu độ lấy hành tinh xanh của chúng ta.
Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường là nhiệm trách chung của mọi người chúng ta chứ không phải là trách nhiệm riêng tư của những nhà khoa học, của những nhà lănh đạo tôn giáo, hay của một đảng lănh đạo.
Mai Thanh Truyết
Kỷ niệm mùa Quốc tang 2010