Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Đoạn đường Núi Sọ của Giáo Hội Việt Nam

Đoạn đường Núi Sọ của Giáo Hội Việt Nam

 

Tháng 5 năm 2010 có lẽ sẽ là một tháng đi vào lịch sử của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với nhiều biến cố đau thương khiến ḷng người hoang mang, tạo nên phân hóa giữa những người Việt Nam trong nước cũng như hải ngoại, trong và cả ngoài giáo hội. Những thông tin, những ư kiến bênh vực, chống đối làm cho người ta mất phương hướng, không biết tin vào đâu, bên nào xem ra cũng có vẻ thuyết phục. Là giáo dân Việt Nam , c̣n thao thức hướng về Quê Hương và Giáo Hội, chắc chắn không ai là không khỏi hụt hẫng trước "những điều trông thấy mà đau đớn ḷng" xảy ra trong những ngày vừa qua.

 
NgoQuangKiet-05072010-305.jpg

Hôm 7-5-2010, nhân lễ chào đón Tổng giám mục phó Hà Nội, giáo dân đă mang theo nhiều h́nh ảnh, biểu ngữ ủng hộ Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt.

Cho đến nay, có thể nói giáo hội Công Giáo Việt Nam là giáo hội duy nhất chưa bị nhà nước chi phối bằng cách dựng nên một giáo hội trực thuộc Mặt Trận Tổ Quốc. Thành lũy tôn giáo cuối cùng này xem ra đang bị thế lực đỏ lấn dần qua những thủ đoạn gian trá, tinh vi, mà cao điểm là việc loại trừ hai vị chủ chăn can trường nhất.
Ở giữa thời đại tin học hôm nay, người ta có thể tiếp cận những luồng thôn tin đa chiều, phong phú. Thế mà những tiếng nói chính thức lại đưa rất ít thông tin hoặc (đối với những vấn đề xét thấy không có lợi cho ḿnh th́) né tránh không đề cập đến cho dù nó là sư thật. Nếu chỉ t́m hiểu trên những nguồn thông tin chính thức ở trong nước (đạo cũng như đời) th́ người ta chỉ có thể tiếp cận những thông tin đại khái là:

- Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt rời chức vụ Tổng giám mục Hà Nội v́ ngài có vấn đề sức khỏe, ngoài ra không có yếu tố nào khác chi phối trong việc thay đổi này.
- Quyết định đưa đức cha Kiệt ra khỏi Hà Nội nếu có trùng hợp với yêu sách của Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội Nguyễn Thế Thảo chỉ là chuyện t́nh cờ. Bởi vậy, hầu như không nguồn thông tin chính thức nào đề cập đến việc trùng hợp này.
- Đức cha Kiệt phải rời Hà Nội một cách hết sức gấp rút và bất ngờ vào giữa đêm khuya v́ sức khỏe của ngài suy sụp, không thể chần chờ lâu hơn.
- Đức cha Cao Đ́nh Thuyên và Đức Tổng Ngô Quang Kiệt, hai vị chủ chăn can đảm và kiên cường nhất của HĐGMVN đương thời, những chủ chăn dám sống chết với đoàn chiên, được nghỉ hưu cùng một ngày, bởi cùng một quyết định cũng chỉ là chuyện ngẫu nhiên chứ không hề có sự sắp đặt hay mặc cả, can thiệp nào từ phía chính quyền cả.
Thú thật, dù đă cố gắng trở nên “đơn sơ như trẻ nhỏ” tôi cũng không thể tin được những điều nghịch lư trên đây. Tôi chợt tự hỏi : chẳng lẽ sống trong môi trường mà ở đó mọi thông tin đều được "định hướng" riết rồi con người ta cũng tiêm nhiễm luôn cái tập quán "định hướng thông tin"? nghĩa là không coi trọng tiêu chuẩn thông tin chính xác, trung thực mà chỉ chú trọng thông tin sao cho dư luận ngả theo chiều ḿnh muốn. Trong nếp nghĩ của những người làm công tác truyền thông trong giáo hội bên nhà c̣n bàng bạc đâu đó cái quan niệm “gia trưởng”: bề trên cho biết thế nào th́ chỉ được biết thế ấy mà thôi, không được hơn. H́nh như họ chưa xem những người t́m đến với những nguồn thông tin là người trưởng thành, được phép (và được quyền) biết những ǵ đă thực sự xảy ra. Cho dù có muốn che đậy hay giảm nhẹ sự việc th́ bàn tay cũng không thể che nổi mặt trời, và “sự thật sẽ giải phóng anh em” (Ga 8,2)
Đứng trước những vấn đề nóng bỏng và cấp bách của Giáo Hội Việt Nam hôm nay, nếu cứ tự ru ngủ rằng các giám mục Việt Nam luôn luôn đồng tâm nhất trí, rằng tất cả những sự kiện trong xảy ra Giáo Hội Việt Nam gần đây là b́nh thường, rằng những quyết định của Vatican gần đây là hợp t́nh hợp lư th́ đó là cách hành xử giống như loài chim đà điểu: chúi đầu xuống cát để "trú ẩn" trước những đe dọa, hiểm nguy đang hiện hữu gần kề!

Đức Tổng Giám mục Giu Se Ngô Quang Kiệt (trái) và Đức Tổng Giám mục phó Phê rô Nguyễn Văn Nhơn tại nhà thờ chánh ṭa Hà Nội hôm 7 tháng 5 năm 2010. Photo courtesy Vietcatholic.

Đức Tổng Giám mục Giu Se Ngô Quang Kiệt (trái) và Đức Tổng Giám mục phó Phê rô Nguyễn Văn Nhơn tại nhà thờ chánh ṭa Hà Nội hôm 7 tháng 5 năm 2010.

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam có thật sự hiệp nhất không khi mà đại đa số các giám mục thu ḿnh trong địa phận của ḿnh. Những bất công xảy ra cho anh em ở ngoài địa phận là chuyện của thiên hạ. Hăy nh́n về biến cố Tam Ṭa giáo phận Vinh tháng 7/2008: chính quyền huy động côn đồ đến phá giáo đường, đánh đập linh muc, giáo dân một cách hết sức man rợ, giáo phận đă Vinh phát động một ngày cầu nguyện hiệp thông với những nạn nhân và nguyện cầu cho công lư được thể hiện vào ngày 2/8/2009. Tham gia cuộc hiệp thông này là .... 178 giáo xứ trong giáo phận Vinh cùng với các cha ḍng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà, c̣n hơn 2000 giáo xứ trong giáo hội VN từ Nam chí Bắc hoàn toàn không thấy sự hưởng ứng (công khai) nào. Rồi khi Thánh giá Đồng Chiêm bị chính quyền cho người phá nát, th́ sự hiệp thông của các giám mục dành cho Hà Nội bị dừng lại ở vĩ tuyến 17 (với đức giám mục Oanh ở Kontum là ngoại lệ). Trời ơi, ḍng sông Bến Hải c̣n là nỗi oan nghiệt đối với người dân và đất nước Việt Nam đến bao giờ ? Trong biến cố Đồng Chiêm ấy, giáo Hội Ba Lan (tất cả các nhà thờ trên toàn cơi Ba Lan) đă giành nguyên ngày Chúa Nhật 04/02/2010 để cầu nguyện hiệp thông với những nạn nhân của cuộc đàn áp, th́ các đấng bản quyền chính thức của Giáo Hội Việt Nam vẫn giữ thái độ im lặng. C̣n ǵ đau đớn hơn cho những người dân bé nhỏ, yếu đuối, tội nghiệp đang chịu bao nhiêu bất công, áp bức, đang thảm thiết cất tiếng kêu thương!
Trong buổi lễ tiếp đón tân phó TGM Hà Nội ngày 7/5/2010, người ta nh́n thấy tấm biểu ngữ phản ánh sống động về t́nh trạng hiệp nhất của các giám mục VN: "Hoan hô các Giám Mục miền Bắc đă đồng hành với đức tổng Giuse" .
Trong suốt hơn 2 năm từ khi xảy ra cuộc cầu nguyện đ̣i lại ṭa khâm sứ vào dịp lễ Giáng Sinh 2007 cho đến ngày rời Việt Nam một cách âm thầm, đức tổng Kiệt đă vô cùng cô đơn khi đối diện với lũ sài lang không c̣n nhân tính. Ngừơi ta nh́n thấy sự cô đơn ấy rơ ràng nhất khi ngài bị tất cả các cơ quan truyền thông nhà nước mở hết tốc lực, dùng mọi thủ đoạn đê hèn nhất để tấn công, vu khống, bôi bẩn, đồng thời chính quyền CSVN, qua Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội và đảng ủy Hà Nội làm khó dễ, hăm dọa đủ điều, th́ đại đa số những đồng liêu của ngài giữ thái độ bàng quang tọa thị. Măi cho đến khi bị "níu áo", bằng lá thư "mắng vốn" của Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội th́ HĐGM mới viết một lá thư trả lời, trong đó có đoạn viết về sự kiên đ̣i công lư : “Đức Tổng Kiệt và các cha ḍng Chúa Cứu thế không làm bất cứ điều ǵ ngược lại giáo luật hiện hành của Giáo hội Công giáo...”. Giả sử không có lá thư của Nguyễn Thế Thảo, e rằng HĐGM cũng sẽ im lặng.
Nếu ngày ấy, các cơ quan ngôn luận của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam can đảm lên tiếng, mạnh mẽ phản đối những hành động bẩn thỉu của truyền thông nhà nước, nếu lá thư trả lời của HĐGM Việt Nam khẳng định rằng Đức Tổng Kiệt không làm ǵ sai, trái lại, ngài đang làm đúng , rất đúng và HĐGMVN triệt để ủng hộ việc làm của ngài th́ cục diện ngày hôm nay đă đổi khác nhiều lắm. Nhưng than ôi, điều ấy đă không xảy ra, và giáo hội Việt Nam hôm nay v́ thế đang phải trả cái giá quá đắt, đang phải phân hóa nặng nề. Với quan điểm "đồng cảm chứ không đồng thuận" người ta đă loại chiếc đũa Ngô Quang Kiệt ra khỏi bó đũa, và số phận của chiếc đũa lẻ loi kia đă được định đoạt. Chuyện ǵ phải đến, đă đến như chúng ta thấy trong những ngày qua.
Sự thay đổi vị chủ chăn của tổng giáo phận Hà Nội được các đấng thẩm quyền giải thích rằng đó chỉ là sự bổ nhiệm nhân sự trong nội bộ giáo hội Công Giáo, rằng giáo dân nên vâng phục những quyết định của Vatican, đừng nh́n vấn đề qua lăng kính chính trị… Rơ ràng sự việc xảy ra ở Hà Nội không phải là một sự bổ nhiệm b́nh thường: Lư giải thế nào khi đưa một vị giám mục 72 tuổi thay thế cho một vị tổng giám mục 58 tuồi năng nồ, đầy nhiệt huyết được giáo dân trong tổng giáo phận kính trọng, thương yêu. Làm sao có thể không nh́n sự việc dưới lăng kính chính trị khi mà việc “bứng” đức tổng Kiệt khỏi Hà Nội chính là đ̣i hỏi thẳng thừng của nhà nước và đảng CSVN, mà đại diện là Nguyễn Thế Thảo, giới chức thẩm quyền cao cấp ở Hà Nội. Giáo dân không âu lo sao được khi thâm ư của đảng Cộng Sản muốn đẩy đức tổng giám Mục Ngô Quang Kiệt kḥi Hà Nội là để dập tắt tiếng nói đ̣i công lư của giáo dân Hà Nội trước bao nhiêu bất công, áp bức xảy ra hằng ngày, trước mắt. Và sau đức Tổng, ai sẽ là nạn nhân kế tiếp ? Làm sao mà giáo dân không đặt dấu hỏi khi vị chủ chăn khả kính của họ phải đi ra nước ngoài một cách gấp rút, giữa đêm khuya chỉ để chữa chứng bệnh… mất ngủ. Người giáo dân Hà Nội làm sao không khỏi âu lo khi mà trong những biến cố đau thương của tổng giáo phận, họ không hề nhận được một sự chia sẻ, ủi an hay hiệp thông của vị mà hôm nay làm chủ chăn của họ.

Trong thư thông báo của ṭa tổng giám mục Hà Nội gởi giáo dân để thông báo về sự ra đi của đức tổng Kiệt do linh mục Phạm Hùng thay mặt ṭa tổng giám mục Hà Nội kư tên, người ta đọc thấy đoạn văn này: “gần đây sức khỏe của Đức Tổng Giám Mục Giuse lại suy yếu. V́ vậy ngài đă lên đường để tiếp tục chương tŕnh chữa bệnh và dưỡng bệnh ở ngoại quốc.” Có thể tin được lời thông báo ấy không? bệnh mất ngủ của

Toà Giám Mục Hà Nội tiễn Đức TGM Ngô Quang Kiệt (mặc áo xanh) đi chữa bệnh

Đức Tống trầm trọng đến nỗi phải cấp tốc ra đi , một ngày trước khi chính thức thôi giữ vai tṛ Tổng Giám Mục Hà Nội và không kịp cử hành lễ bàn giao cho người kế nhiệm? Thông báo của ṭa Tổng giám mục mà cũng không đáng tin th́ thử hỏi người ta có thể tin được ai nữa?
Ở Giáo Phận Vinh cũng vậy, Đức Cha Cao Đ́nh Thuyên cho dù tuổi già nhưng sức chưa yếu. Ngài vẫn c̣n khỏe mạnh, tinh thần vẫn minh mẫn và vẫn c̣n kiên cường, can đảm đứng ra bảo vệ đoàn chiên trước loài sói dữ. Việc thay đổi chủ chăn của GP Vinh lúc này, cùng một ngày với quyết định cho Đức tổng Kiệt nghỉ hưu cũng là một nguyên cớ tạo ra nhiều mối thắc mắc chính đáng . Điều đáng nói hơn là Đức Cha Thuyên được thay thế bằng tân giám mục Nguyễn Thái Hợp, một linh mục Việt Nam ra hải ngoại từ năm 1972 cho đến 2004 th́ được nhà nước Cộng Sản cho về Việt Nam làm việc. Ai sống ở hải ngoại đều biết rằng một người Việt Nam b́nh thường (chứ chưa nói đến những chức sắc tôn giáo, đặc biệt là Công Giáo), định cư ở ngoài Việt Nam, c̣n sức khỏe để làm việc, không thể về Việt Nam làm việc lâu dài và ở lại luôn nếu không có mối quan hệ "hữu hảo" với nhà nước Việt Nam. Bởi vậy, người ta có lư do để lo lắng rằng rồi đây, tất cả phong trào đ̣i hỏi công lư, lẽ phải của người dân giáo phận Vinh sẽ bị dập tắt, các phong trào sinh hoạt, giúp đỡ nhau sống tinh thần phúc âm của sinh viên công giáo Vinh sẽ bị trù dập, các linh mục sẽ không được phép làm tuyên úy cho các em nữa…
Một điều tạo ra nhiều nghi vấn khác là: v́ cớ ǵ mà Đức Giáo Hoàng Benedict 16, người từng nghiêm khác phê phán những mục tử “chó câm”, lên án những chủ chăn không dám lên tiếng bênh vực lẽ phải, lại xuống tay loại trừ hai mục tử can trường dám sông chết với đoàn chiên, dám đương đầu với cường quyền ? Chắc chắn có điều ǵ bất thương ở đây! Người ta chỉ có thể giải thích rằng có lẽ Đức Giáo Hoàng và các viên chức ở Vatican nhận được những thông tin đă được "định hướng" bởi một (số) bàn tay lông lá nào đó. Chỉ có cách đó để lư giải cho việc thay thế 2 mục tử kiên cường trong một giáo hội ở một đất nước mà luân lư bị suy đồi, t́nh người thoái hóa, công lư bị chà đạp và nỗi bất công đầy dẫy
“Sự dữ thế gian không sao qua được quyền năng của Thiên Chúa”, người Công Giáo tin tưởng như vậy. Thế nhưng, để cho "ư cha thể hiện" th́ thái độ của những ai c̣n thao thức không thể là buông xuôi, im lặng, đợi chờ, mà phải đóng góp tích cực phần nhỏ bé của ḿnh. "Con hăy làm hết phần của ḿnh, phần c̣n lại Chúa sẽ lo liệu", phép lạ không bao giờ đến với những người thụ động, ỷ lại và buông xuôi trước nghịch cảnh. Đó là suy nghĩ cũa kẻ viết bài nay khi đặt bút trải lên giấy những suy tư của ḿnh. Có thể sẽ làm đau người này, người kia, nhưng vẫn phải viết v́ không thể chọn cách xử sự của loài đà điểu.

Brussels , ngày 23 tháng 5 năm 2010,
Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống.
Kim Nguyên (Vương Quốc Bỉ)


<< trở về đầu trang >>
free counters