CS Hà nội mở chiến dịch dùng việc từ chức của Đức Cha Kiệt
nhằm triệt hạ uy tín Ṭa Thánh
Các
phương tiện truyền thông của chính phủ Hà nội hiện đang
cố gắng vẽ vời về việc từ chức v́ lư do sức khỏe của Đức
Cha Kiệt như là một chiến thắng của nhà nước, tự phô
trương chính ḿnh như là một thứ quyền lực tuyệt đối
trong đời sống tôn giáo ở quốc gia này, coi ḿnh là
người mà ngay cả Đức Giáo Hoàng cũng phải tuân lệnh.
Hà Nội (AsiaNews) - Một chiến dịch đang được giới báo
chí trong nước tiến hành nhằm mô tả việc từ chức đang
diễn ra của Tổng Giám mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt
như là một chiến thắng của nhà nước Việt Nam, qua đó
thuyết phục người Công giáo rằng bất kỳ quyết định nào
liên quan đến đời sống tôn giáo ở trong nước đều phải
phụ thuộc vào đảng Cộng sản. Ngay cả Đức Giáo Hoàng,
trong bối cảnh này, cũng phải được sự chấp thuận của họ.
Về t́nh trạng của Đức TGM Kiệt, hôm qua, tổng giáo phận
nói rằng ngài đă rời Hà Nội để tiếp tục cuộc điều trị đă
được khởi sự từ hồi tháng Ba - ban đầu là ở Rome và sau
đó là Paris - sau khi ngài đă đến dưỡng bệnh hai tháng
tại tu viện Châu Sơn cũng cùng một lư do. Ngài đă bị mất
ngủ măn tính và căng thẳng, một t́nh trạng được cho là
xuất phát từ các cuộc tấn công của nhà nước chống lại
ngài. Trong gần hai năm, ngài đă không thể ngủ yên giấc.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Đức Cha Kiệt nói rất
rơ rằng ngài đă xin Toà Thánh cho phép ḿnh được từ chức
v́ lư do sức khỏe. Nhưng cả Toà Thánh lẫn Hội Đồng Giám
Mục đều không chấp nhận yêu cầu. Đức Tổng Giám mục Kiệt
đă nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng ngay cả trong những
giây phút khó khăn nhất của mối quan hệ của ngài với nhà
cầm quyền Việt Nam, "Ṭa Thánh và Hội Đồng Giám Mục luôn
ở bên cạnh tôi".
Dưới đây là vài sự kiện về vấn đề này. Ngày 8 tháng Năm,
tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, báo chí nhà nước đă
tiến hành một chiến dịch nhằm tường thuật về buổi lễ
nhậm chức của Đức Tổng Giám Mục Phó mới, Phêrô Nguyễn
Văn Nhơn, trong đó nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại một câu
của Thông Tấn Xă VNA, rằng "được sự chấp thuận của
Thủ tướng Chính phủ, Đức Giáo Hoàng đă tiến hành việc bổ
nhiệm này” . Các cụm từ, được lập đi lập lại trong
tất cả mọi bản tin, nhằm mục đích thuyết phục người Công
giáo rằng tất cả các hoạt động tôn giáo trong nước cần
phải có "sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ."
Trong những ngày này, sau đó, truyền thông nhà nước đă
tuyên bố rằng việc từ chức của Đức TGM Kiệt sẽ diễn ra
trong khoảng ngày 13 và 18 tháng năm. Họ đă nhận được
chỉ thị để mô tả sự rút lui này như là một chiến thắng
của nhà nước đối với vị tổng giám mục, và là một thành
công trong việc ép buộc Vatican phải chấp nhận một "lộ
tŕnh", trong đó việc nghỉ hưu của vị Tổng giám mục Hà
Nội là một điều kiện cho việc thiết lập quan hệ ngoại
giao và (có thể là) cuộc ghé thăm của Đức Giáo Hoàng nữa.
Theo những nhà báo này, nhà cầm quyền địa phương đang
chuẩn bị một bữa tiệc để ăn mừng "chiến thắng " này của
họ.
Việc phổ biến rộng răi những tin đồn này đang tạo ra khó
chịu và nghi ngờ giữa những giáo dân Công Giáo Việt Nam.
Các chiến dịch của nhà nước, nói vắn tắt, đă khiến cho
các tín hữu rơi vào năo trạng cho rằng Ṭa Thánh sẵn
sàng hy sinh đổi một vị giám mục, người được những giáo
dân Công giáo yêu quư nhưng bị chính quyền ghét bỏ để
đạt được những mục tiêu "ngoại giao".
Linh mục Ḍng Đa Minh Nguyễn Xuân Quế [có lẽ là Đỗ Xuân
Quế - chú thích của người dịch] viết như sau "Người Công
Giáo Việt Nam đă mất rất nhiều niềm tin nơi chính sách
ngoại giao của Vatican và Hội Đồng Giám Mục. Họ không
tin vào con đường này, và tin là Vatican không thông
hiểu Giáo Hội Việt Nam và không biết ǵ về thực trạng
của Giáo Hội này". "Vatican chẳng biết ǵ về Việt Nam
ngày nay hết", một nhà truyền giáo từng sống tại Việt
Nam bao nhiêu năm đă lập lại như thế...
Niềm tin này c̣n được tăng lên bởi những người lo sợ
rằng một kỷ nguyên mới - được xem là tiêu cực - đang
được nảy sinh trong quan hệ giữa Vatican và chính phủ
Việt Nam, rồi lại được bồi thêm bởi những tin đồn rằng
cùng với việc từ chức của Đức TGM. Kiệt, việc từ chức
của Đức Giám mục Vinh Phaolô Maria Cao Đ́nh Thuyên, cũng
sẽ được công bố. Cả hai vị đều có một lịch sử phản kháng
và chống đối kiên cường trong bất kỳ nỗ lực nào của nhà
nước nhằm hạn chế tự do tôn giáo hay việc trưng thu sai
trái những tài sản của giáo hội.