Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Càng gần Đại hội 11 báo chí càng bị bịt mắt, bịt miệng!

Càng gần Đại hội 11 báo chí càng bị bịt mắt, bịt miệng!

 

Âu Dương Thệ

http://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2010/hoinghibaochi.htm

 

            Ngày 5.5 „Hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ của các cơ quan báo chí năm 2010“ đă được Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính Trị (BCT) và Thường trực Ban bí thư, tức người đứng thứ hai trong ĐCS, khai mạc tại Hà nội.  Nhưng nhân vật chính ở đây là Tô Huy Rứa, Ủy viên BCT, Bí thư Trung ương Đảng (TUĐ) và Trưởng ban Tuyên giáo TU. Ngoài hai Ủy viên BCT c̣n có một số Ủy viên TUĐ phụ trách công tác tư tưởng, tuyên truyền và báo chí chủ tŕ. Đứng ra tổ chức Hội nghị này gồm Ban Tuyên giáo TU, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo VN. Tức là tất cả các cơ quan quản lí báo chí của Đảng, Nhà nước và các tổ chức ngoại vi về báo chí của chế độ độc tài toàn trị. Các cơ quan này đang quản trị 706 tờ báo in, 528 tạp chí, 67 đài phát thanh và truyền h́nh và 17.000 nhà báo có thẻ. (1) Các Tổng biên tập (TBT) và Phó TBT các báo, đài phát thanh, truyền h́nh và các cán bộ chính phụ trách công tác tuyên truyền và báo chí ở trung ương và địa phương đều phải có mặt. Đây là hội nghị quan trọng nhất trong thời gian gần đây trong hoạt động tuyên truyền và báo chí của Hà nội.

            Việc triệu tập Hội nghị Toàn quốc về tuyên truyền và báo chí chỉ trước Đại hội 11 của ĐCSVN hơn nửa năm, cho thấy nhóm cầm đầu chế độ độc tài toàn trị rất quan ngại về một số khả năng phát triển trong lănh vực tuyên truyền và báo chí không chỉ bất lợi mà c̣n có thể gây ra những tác hại nguy hiểm khó lường trước cho ĐH 11 dự tính được tổ chức trong tháng 1. 2011.  Nhất là trong thời gian gần đây sự bất măn ngày càng mạnh mẽ của nhân dân, mà đại biểu là các trí thức, chuyên viên và văn nghệ sĩ trước thái độ ươn hèn của những người cầm đầu Hà nội đối với thái độ hống hách trong các yêu sách thôn tính các hải đảo, hải phận, tài nguyên của VN và chính sách tàn bạo với các ngư dân VN của chế độ Bắc kinh. Nhiều tướng lănh, cách mạng lăo thành và đảng viên tiến bộ cũng đang chia xẻ những bất b́nh rất chính đáng của quảng đại nhân dân.  Điều này phản ảnh một phần qua các sinh hoạt báo chí trong thời gian qua, mặc dầu bộ máy kiểm  soát và kiềm kẹp của Ban Tuyên giáo Trung ương.

            Những lo ngại này của họ rút từ kinh nghiệm các hoạt động của báo chí trong thời gian không lâu trước ĐH 10 (4.2006). Khi đó hầu như tất cả các báo và đài đều bị lôi kéo vào việc tường thuật vụ tham nhũng PMU 18, mà khi ấy chính Đại tướng Vơ Nguyên Giáp, đại thần cuối cùng c̣n sống của chế độ, đă phải gọi là „vụ tham nhũng nghiêm trọng“. (2)

            Một số tờ báo có đông độc giả vào thời đó như các tờ Tuổi trẻ, Tiền phong, Thanh niên, Lao động và Pháp luật đă không chỉ tường thuật mà c̣n có những bài phỏng vấn các nhân vật có liên lụy và các cơ quan điều tra; những bài phóng sự sống động và chi tiết tường thuật những liên hệ của các bị can chính với nhiều nhân vật cao cấp trong các Ban Trung ương của đảng như Ban Kiểm tra, Ban Nội chính, Ṭa án Nhân dân Tối cao và nhiều bộ như Bộ Công an, Giao thông vận tải, Văn pḥng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ….Nhiều tờ báo đă dẫn chứng các dữ kiện xà xẻo, rút ruột các công tŕnh xây dựng đường cao tốc và cầu cống hàng chục ngàn tỉ đồng do tiền thuế của nhân dân hay vay nợ nước ngoài, cuộc sống đế vương và sự chi tiêu hoang phí của các thủ phạm và sự ăn giơ, toa rập và bao che của nhiều nhân vật cấp cao và thân nhân của họ trong vụ PMU 18. Chính v́ thế khi ấy chính phủ của TT Phan Văn Khải cũng bị phân hóa, khủng hoảng, dẫn tới cả khủng hoảng trong BCT. Khiến cho Nông Đức Mạnh và vây cánh vào giai đoạn chót trước ĐH 10 đă phải thí tốt và hủy bỏ một số kế hoạch nhân sự định đưa vây cánh vào BCT và TUĐ.

            Sau ĐH 10 những người có quyền lực mới trong BCT đă rút kinh nghiệm từ „thảm họa“ báo chí này, nên sau khi củng cố lại được vị thế họ đă t́m cách từng bước „định hướng“ các hoạt động của báo chí dưới quyền kiểm soát trực tiếp cùa Đảng và Nhà nước, kể cả một số báo chí tương đối độc lập của giới chuyên viên. Các nhân vật chính liên hệ tới vụ tham nhũng PMU 18 đă được tha hoặc b́nh chân như vại. Trong khi đó một số các nhà báo tường thuật vụ việc này đă bị kết án tù, các tổng biên tập đă bị mất chức. Trước khi đưa các nhà báo ra ṭa, Tô Huy Rứa đă cho tổ chức cuộc họp bí mật để „định hướng“, tức là ra lệnh cho các TBT và nhà báo cách viết và đưa tin về vụ án này.

         Song song với các hoạt động thanh lọc hàng ngũ báo chí của Đảng và Nhà nước, những người cầm đầu ngành tư tưởng của chế độ độc tài toàn trị c̣n vươn bàn tay sắt tới cả những cơ quan nghiên cứu của các chuyên viên của nhà nước cũng như độc lập và t́m cách kiểm soát các hoạt động báo chí Internet. Sau khi TT Nguyễn Tấn Dũng ra Quyết định số 97 (24.7.09) cấm các chuyên viên và trí thức „không được công bố công khai“ các phản biện của họ th́ Viện Nghiên cứu Phát triển IDS -gồm một số chuyên viên và trí thức độc lập- đă tự giải tán để phản đối hành động mà họ phê b́nh rất chính xác là „phản khoa học“, „phản tiến bộ“ và „phản dân chủ“ của chính phủ. (3) Tờ Tia sáng của bộ Khoa học và công nghệ cũng bị đ́nh chỉ v́ đă đưa một số bài phản biện thẳng thắn.

            Trong những tháng gần đây các tờ điện tử của các chuyên viên, trí thức như Bauxite VN hoặc một số trang cá nhân nhưng có uy tín như Bglogger Người Buôn gió, Osin, Trang The Ridiculous…. cũng đều bị theo dơi và phá hoại. Một số trang điện tử của các tổ chức cộng đồng VN ở nước ngoài cũng bị tin tặc của Bộ Công an trong nước phá hoại. V́ thế mới đây ngày 3.5 Ngày Báo chí Thế giới, Tổ chức Kí giả Không biên giới rất có uy tín quốc tế đă xếp chế độ CSVN vào những nước chà dạp tự do tư tưởng và tự do báo chí.

            Nhóm cầm đầu chế độ độc tài toàn trị CSVN không quan tâm tới những phản đối từ bên ngoài, ưu tiên chính của họ hiện nay là mưu đồ t́m các thủ đoạn và mánh lới nham hiểm làm sao để giữ ghế chia phần trong ĐH 11 sắp tới. Muốn vậy th́ phải loại bỏ những trường hợp và khả năng bất lợi và nguy hiểm. Trong đó quan trọng là phải nắm chắc trong tay các hoạt động tuyên truyền và báo chí. V́ thế Trương Tấn Sang trong diễn văn chính tại Hội nghị đă công khai dằn mặt báo chí đă viết về các mặt xấu của chế độ toàn trị cả trong „đối nội“ lẫn „đối ngoại“. Đối ngoại hiểu ở đây là ám chí thái độ cúi đầu đối với Bắc kinh:

            „…ít tuyên truyền giới thiệu những yếu tố tích cực, những cách làm hay, kết quả tốt, những tập thể và cá nhân điển h́nh tiên tiến trên các lĩnh vực mà lại thiên về tô đậm những yếu kém, tiêu cực, mặt trái của xă hội, không phản ánh đúng thực tế cuộc sống, ảnh hưởng xấu đến tư tưởng và dư luận xă hội; không ít tin, bài, h́nh ảnh gây bất lợi cho công tác đối nội, đối ngoại;“(4)

            V́ thế từ nay cho tới ĐH 11, một trong những nhiệm vụ chính của báo chí mà Trương Tấn Sang đă ra lệnh cho các TBT và Phó TBT  tham dự trong Hội nghị là, phải bắt các người viết báo dưới quyền tô son các chính sách và họat động của Đảng và Chính phủ. Trong đó nhiệm vụ quan trọng trước mắt là phải tô hồng ĐH 11:

            „…việc tiến hành đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội XI của Đảng theo Chỉ thị 37-CT/TW của Bộ Chính trị. Đây là nội dung, là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong năm 2010 và đầu năm 2011 của báo chí nước ta. Đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội XI của Đảng là cuộc sinh hoạt chính trị sâu rộng, có ư nghĩa quan trọng trong Đảng và trong nhân dân; là sự kiện có ư nghĩa trọng đại đối với chặng đường phát triển mới của đất nước. Báo chí phải phản ánh và góp phần tạo nên không khí dân chủ, phấn khởi, tin tưởng trong các tầng lớp nhân dân và toàn xă hội vào Đảng, Nhà nước, chế độ xă hội chủ nghĩa, triển vọng phát triển của đất nước; tăng cường đoàn kết trong Đảng và trong nhân dân; khẳng định thành tựu và đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lănh đạo; động viên và phát huy trí tuệ của các tầng lớp nhân dân tham gia ư kiến cho dự thảo văn kiện Đại hội Đảng với tinh thần trách nhiệm chính trị cao nhất; cổ vũ, động viên phong trào thi đua lập thành tích chào mừng đại hội đảng các cấp ở các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân v.v...“(5)

            Cũng như Trương Tấn Sang, Tô Huy Rứa, người chỉ huy trực tiếp bộ máy tuyền truyền của chế độ độc tài toàn trị và người cai cao nhất trong lănh vực báo chí cũng đ̣i hỏi các hoạt động báo chí phải phục vụ cho ĐH 11:

            „…tạo chuyển biến tích cực và cơ bản trong công tác thông tin, tuyên truyền, trong hoạt động báo chí từ nay đến ngày khai mạc Đại hội XI của Đảng.(6)

            Không chỉ như vậy, Tô Huy Rứa đă đi thẳng bày vẽ cho báo chí phải biết cách vẽ rồng cho lănh đạo và chế độ, đồng thời chỉ dẫn cho các TBT, Phó TBT tham dự Hội nghị về cách thức ḱm kẹp, uốn cong ng̣i bút các người làm báo và văn nghệ sĩ:

            „Thời gian tới các cơ quan báo chí cần chủ động, tích cực, nhạy bén, trách nhiệm trong việc định hướng tư tưởng, tạo sự đồng thuận xă hội trước các vấn đề, sự kiện lớn của đất nước, tạo khí thế, niềm tin, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trên các trang báo, chương tŕnh phát thanh, truyền h́nh, chủ đề này cần được thể hiện thật sinh động, đậm nét, có cả bề rộng thông tin và chiều sâu tư tưởng. Gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển h́nh tiên tiến, thành tựu của công cuộc đổi mới, h́nh ảnh đất nước tươi mới, năng động, giàu sức vươn lên phải là chủ đề nổi bật, là ḍng chủ lưu xuyên suốt.“(7)

            Ông Rứa c̣n chỉ dạy các báo chí trong việc viết những cái „xấu“. Theo đó khi viết về các cái „chống“ th́ các nhà báo không được phép viết chống chế độ, chống lănh đạo, nhưng phải biết „xây“ tức là nói đẹp về chế độ và lănh đạo!

            „phải luôn nhận thức, ư thức một vấn đề có tính nguyên tắc "chống" phải bắt đầu từ "xây", "chống" bằng thái độ "xây", "xây" thật tốt cũng là để "chống" thật tốt.“ (8)

 

            Trên căn bản đó Tô Huy Rứa lên tiếng đe dọa những người viết báo của Đảng cũng như các trang Blog độc lập của chuyên viên và cá nhân:

            „Đảng ta, những người làm báo chân chính chúng ta không chấp nhận một số người nào đó lợi dụng tự do, dân chủ, lợi dụng báo chí để tuyên truyền, cổ súy cho quan điểm cực đoan, đi ngược lại đường lối của Đảng“. (9)

 

            Lời khẳng định theo lối độc quyền chân lí trên đây của Tô Huy Rứa phản ảnh rất trung thực quan điểm và thái độ của người đỡ đầu cho ông ta chính là Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên BCT, Chủ tịch Quốc hội, một người thần phục Bắc kinh và đang có quyền lực rất mạnh trong BCT. Vào cuối tháng 2 vừa qua khi trả lời cuộc phỏng vấn của thông tấn xă Express của Ấn, Nguyễn Phú Trọng cũng mạo nhận và dối trá đă nhân danh nhân dân VN và bảo rằng:

            „ đất nước chúng tôi về chính trị xă hội ổn đinh, nhân dân được làm chủ. Quốc hội hoạt động ngày càng dân chủ. Các đoàn thể cũng có tiếng nói và đang làm nhiệm vụ phản biện và giám sát xă hội, đất nước vẫn đang phát triển, đang đi lên. Từ thực tế th́ thấy là chúng tôi thực hiện một đảng vẫn là hiệu quả nhất. „ (10)

            Những tuyên bố độc quyền chân lí, độc quyền yêu nước, tới ngụy biện „yêu nước là yêu XHCN“ và bắt các người viết báo và văn nghệ chỉ biết vẽ rồng cho lănh đạo và tô hồng chế độ độc tài toàn trị, tới việc cấm các chuyên viên và trí thức không được quyền tự do phản biện công khai chỉ chứng minh một điều duy nhất: Nhóm lănh đạo độc tài rất yếu kém trong tư tưởng và lí luận, không thuyết phục được các chuyên viên, trí thức và các đảng viên tiến bộ, không được nhân dân tin tưởng và kính trọng. Nhưng do ḷng tham họ vẫn cố bám giữ quyền hành. Cho nên họ đang phải dùng mọi thủ đoạn ranh ma, tàn bạo để giữ ghế chia phần trong ĐH 11. Trong đó các công tác chấn áp các người viết báo không được viết xấu mà phải viết tốt về lănh đạo là ưu tiên hàng đầu. 

            Khi chọn thái độ và thực hiện các hành động bịt mắt, bịt miệng đối với báo chí như vậy đă chứng tỏ, những người đang nắm quyền lực của chế độ độc tài toàn trị v́ đă thu vén quyền- tiền quá lớn, quá nhiều và quá lâu, cho nên ḷng tham giữ quyền-tiền đă khiến họ đánh mất lương tri và bẻ gẫy ḷng tự trọng và danh dự ! ♣

 

Ghi chú:

1.      Tiền phong (TP) điện tử 5.5

2.      Đại hội 10 của ĐCSVN, trong Tạp chí Dân chủ & Phát triển (DC&PT) số 32,7.06, tr. 5-25 và Âu Dương Thệ, Ban chỉ đạo và pḥng chống tham nhũng do Nguyễn Tấn Dũng cầm đầu chỉ là hổ không răng, DC&PT số 33, 12.06, tr.5-14

3.      Tuyên bố của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS 14.09.2009.

4.      Toàn văn bài phát biểu của ông Trương Tấn Sang tại Hội nghị, TP 5.5.

5.      Như trên

6.      http://www.nhandan.org.vn/tinbai/?top=37&sub=130&article=173963

7.      Như trên

8.      Như trên

9.      Như trên

10. Toàn văn cuộc phỏng vấn Nguyễn Phú Trọng trong http://vovnews.vn/Home/Vi-the-cua-Viet-Nam-tren-truong-quoc-te-ngay-cang-duoc-nang-cao/20102/136290.vov


<< trở về đầu trang >>
free counters