Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Bài học đầu tiên về sự nói dối

Bài học đầu tiên về sự nói dối

Hải Lư


Nh́n cái tựa đề, hẳn khối bạn phải chép miệng, “Biết rồi, khổ lắm, nói măi…” Các bạn nghĩ đây sẽ là một bài viết ngụ ư bảo con người ta không nên nói dối chứ ǵ. À, các bạn lầm to rồi nhé!

Câu chuyện mở đầu:
Trong thời học sinh của mỗi người chúng ta, ai cũng có ít nhất một thầy/cô giáo mà ḿnh cảm thấy gắn bó, thân thương nhất. Ḿnh cũng chẳng ngoại lệ. Với ḿnh th́ đó chính là cô L., dạy lớp Hai. Cô hiền như tên gọi, và mặc dù t́nh trạng thầy cô đánh học sinh khá phổ biến (thông thường đánh bằng cách lấy thước khẽ vào tay), cô chẳng mấy khi dùng roi vọt. Trong lớp đứa học tṛ nào cũng mến cô.
Một trong những kỷ niệm nho nhỏ của ḿnh đối với cô là như thế này. Lúc đó nhà trường tổ chức phong trào thi đua xem học sinh lớp nào viết chữ đẹp nhất, và giải thưởng sẽ được trao vào ngày lễ tổng kết học kỳ. Mỗi lớp được nhà trường phát cho một quyển vở, và quyển vở ấy sẽ được các học sinh chép luân lưu từng bài tập đọc, tập viết, v.v… Cô L. đưa quyển vở ấy cho ḿnh chép đầu tiên. Ḿnh chép được vài trang th́ cô lấy lại và đưa cho bạn khác chép. Cứ như thế đến khoảng tuần sau th́ cô gọi ḿnh lên, th́ thầm “Từ nay cô đưa quyển vở này cho em chép nhé! Chữ em đẹp hơn mấy bạn kia, nhưng nhớ đừng nói ǵ cả…” Ḿnh ngớ người, và cô nói tiếp, “Và nhớ đừng có kư tên em nữa nhé, kư tên khác vào!”
Thế là sau đó ḿnh lại có thêm một gánh nặng! Mỗi ngày cứ như bị chép phạt hai lần ấy – chép bài vào vở riêng của ḿnh xong c̣n phải chép vào quyển vở ấy nữa, nhưng giấy trắng mực xanh th́ lại đề những bài ấy không phải của ḿnh viết! Lúc ấy chỉ mới tám tuổi, bé quá, ḿnh có nghĩ ngợi được ǵ nhiều. Làm vậy thấy cô vui th́ ḿnh cũng vui theo mà.
Lễ tổng kết học kỳ, lớp ḿnh được chấm giải lớp có những học sinh viết chữ đẹp nhất. Cô L. cười rạng rỡ. Cả lớp cũng cười rạng rỡ. Cô đưa ḿnh lên nhận giải thưởng. Ḿnh có hơi thắc mắc, không hiểu tại sao người ta không nhận ra từng hàng, từng nét chữ y chang dù dưới những cái tên khác nhau. Nhưng có thắc mắc th́ cũng chỉ thoáng qua thôi. Những tràng pháo tay vang lên khiến ḿnh cười tít cả mắt. Ối chao là sướng!
Bây giờ ḿnh vào câu chuyện chính nhé:
À, ḿnh quên nói là từ bé ḿnh đă tập đua đ̣i theo mấy cái hư danh rồi. Lớp Hai ḿnh làm lớp trưởng, lên lớp Ba ḿnh cũng làm lớp trưởng, lớp Bốn ḿnh làm lớp phó học tập, nhưng lớp Năm lại làm lớp trưởng trở lại. Cái chuyện đáng nói ấy nó xảy ra ở lớp Năm này.
Giờ nghĩ lại, hồi đó ḿnh dại vô cùng. Cái chức lớp trưởng chả béo bở ǵ, thế mà lắm đứa (dĩ nhiên trong đó có ḿnh) dành làm. Thật ra th́ cũng chẳng phải là dành, nhưng hễ được chọn th́ hớn hở ra mặt, một câu từ chối lấy lệ cũng chẳng có! Này nhé, lớp trưởng gặp lúc lớp học ồn ào th́ có thể… hét ra lửa, bảo bọn kia im! Lớp trưởng có thể đi ṿng ṿng kiểm soát theo lời dặn của cô, hôm nay bạn này không đeo khăn quàng đỏ, bạn kia quên bài tập ở nhà, bạn nọ móng tay dài thườn thượt không chịu cắt, v.v… Đại khái những chuyện như vậy nó khiến cái bản ngă của một đứa, dù bé con, cảm thấy được ve vuốt vô cùng! Ḿnh… oai ra phết đấy chứ!
Nhưng ngoài vài giây phút được vênh váo ấy th́ cái chức lớp trưởng khá là nhọc nhằn. Có chuyện ǵ th́ đôi khi chính lớp trưởng bị lôi ra đầu tiên, “Sao em để chuyện như vậy… như vậy… xảy ra?” và rồi cúi đầu nhận bài moral… “Nhiệm vụ của em là như thế… như thế…” À, c̣n phải nhắc đến những buổi họp Đoàn, họp Đội sau giờ tan trường nữa chứ. Tiếng chuông reo tan học vang lên th́ đôi khi lớp trưởng phải ngậm ngùi nh́n các bạn khác tung tăng như chim xổ lồng, c̣n ḿnh về văn pḥng Đội, Đoàn tham dự buổi họp chán phèo, đầy mệt mỏi với những kế hoạch, những phong trào, những mục tiêu phấn đấu… cứ liên tục được đặt ra không dứt.
Dạo ấy, nếu ḿnh nhớ không lầm, th́ trường ḿnh có phát động cuộc thi đua giáo viên giỏi, hay đại khái như vậy. Chả hiểu tiêu chí chấm điểm là thế nào, nhưng văn pḥng hiệu trưởng mỗi ngày mời lớp trưởng và lớp phó của từng lớp lên họp với các bậc chú bác, chắc mục đích là muốn t́m hiểu về thầy/cô của lớp đó.
Hôm nọ tới phiên ḿnh và lớp phó lên họp. Thích cái là được đi họp… giữa giờ học, nên hai đứa rất hăng hái. Trong pḥng họp có đủ mặt các vị tai to mặt lớn, như thầy hiệu trưởng, hiệu phó, anh bí thư Đoàn, v.v… Buổi họp chẳng có ǵ là “gay cấn” đối với ḿnh. Các vị ấy hỏi, và ḿnh cứ thành thật mà trả lời. Hỏi ǵ th́ trả lời nấy, như đoạn sau đây:
- Đối với mấy bạn không làm bài tập nhà th́ cô H. (à, cô giáo dạy lớp Năm ḿnh tên H. nhé) xử lí thế nào?
- Dạ… cô đánh!
- Cô đánh hả? Cô đánh làm sao?
- Dạ cô lấy thước khẽ vào tay.
- Khẽ nhiều không?
Hơi bất ngờ nhưng cũng ráng nhớ lại. Cô H. nổi tiếng dữ dằn, bàn tay nào đưa lên cũng nhận ít nhất ba thước, “chát, chát, chát!” Có lần chẳng biết có phải cô đánh mạnh quá không mà gẫy cả cây thước (thước nhựa thôi), rồi cô kiếm ở đâu ra cái chổi lông gà ở trong lớp. Cái này mà quất vào tay th́ đau thấu xương!
- Dạ… nhiều!
Khi hai đứa ḿnh được “thả” về lại lớp th́ lúc đó vẫn c̣n trong giờ học, c̣n đến khoảng bốn mươi lăm phút nữa mới tan trường. Cô H. đang ngồi ở bàn giáo viên, thấy bọn ḿnh về cô ngoắc lại ngay:
- Mấy thầy trên đó hỏi ǵ vậy?
Hai đứa thành thật khai báo. Đến đoạn hỏi làm sao trừng phạt các em học sinh quên làm bài tập nhà, cô H. bỗng đổi sắc mặt:
- Thế các em nói sao?
- Dạ nói… th́ cô đánh.
Cô H. nh́n thẳng ḿnh:
- Em nói như vậy à?
- Dạ...
Cô H. chẳng nói chẳng rằng, bảo chúng tôi về chỗ làm bài, xong rồi cô bước ra khỏi lớp. Chẳng biết đi đâu, nhưng rồi năm phút sau cô lại xuất hiện ở cửa lớp, cao giọng:
- Em T. ra đây!
Ḿnh ngoan ngoăn bước ra. Đứng ở ngoài hành lang, gần cửa lớp, ngoài cô H. th́ c̣n có hai cô khác nữa dạy lớp bên cạnh. Cô H. nh́n ḿnh đằng đằng sát khí, c̣n một trong hai cô kia đứng chống nạnh, hất hàm:
- Tại sao em nói là cô H. đánh học sinh?
Quá bất ngờ, ḿnh run rẩy, không hiểu chuyện ǵ đang xảy ra. Ấp úng, chưa nói nên lời th́ đă bị bồi tiếp:
- Đang hỏi em đấy, tại sao em dám nói là cô H. đánh học sinh?
- Dạ cô có đánh mà... Ḿnh lắp bắp trả lời.
Một ngón tay xỉa vào trán ḿnh, trời đất như tối sầm lại, ḿnh không biết là của ai nữa...
- Em... trả ơn cho thầy cô như thế đấy à? Em dám nói là cô H. đánh học sinh à?
Một cái miệng, hai cái miệng, rồi cả ba cái miệng... Ḿnh thấy mặt đất quay cuồng... Những lời nói khi th́ như nói với ḿnh, khi th́ như nói với nhau... «Chẳng hiểu nó ăn cái ǵ mà ngu quá! Con mẹ nó...», «Mày c̣n không biết lỗi, c̣n không xin lỗi cô H....» Ḿnh cúi đầu, khóc thút thít, «Em xin lỗi cô! Em xin lỗi cô!» Trời ơi, chuyện ǵ đang xảy ra đây? Qua làn nước mắt, h́nh như đâu đó có vài đứa bạn trong lớp đang chồm ra xem là chuyện ǵ... "Khóc, khóc cái ǵ, đồ ngu! Khi không đi mách thầy cô đánh học sinh..."
Ḿnh đă xin lỗi, nhưng các cô vẫn không buông tha. Ḿnh vẫn phải đứng đó, tiếp tục nghe các cô nhiếc móc, và ḿnh tiếp tục khóc. Ba cô đứng vây chung quanh, ḿnh ước ǵ có một phép thần nào đó có thể «phóc» một tiếng, và ḿnh bốc hơi trên thế gian này. Một thầy giáo đi ngang qua, thầy có là vị cứu tinh, nói một tiếng để ḿnh có thể được thả về không? Thầy dừng lại, hỏi han, nghe các cô tỏ bày xong th́ thầy nói với tôi với giọng ôn tồn: "Em đă sai rồi! Xin lỗi cô đi..."
C̣n năm phút nữa hết giờ học ḿnh mới được thả vào lại trong lớp. Đứa con gái thất thểu trở về bàn học của ḿnh, và tiếp tục khóc. Cô H. đi vào lớp, lườm ḿnh, nét mặt vẫn c̣n hầm hầm. Các bạn nh́n ḿnh ái ngại... «Khóc cái ǵ!» Cô H. quát to.
Vừa thấy thấp thoáng bóng bố ḿnh đến đón tan học là ḿnh chạy ù ra, nhào đến bố và khóc to hơn. Cô H. vẫn c̣n ở đó, bố đến hỏi cô chuyện ǵ. Phải nói là bố ḿnh có tướng tá khá là oai phong, ở nhà ḿnh nghịch đem ông kẹ ra hù ḿnh chả sợ, nhưng nhắc đến bố là ḿnh ngoan ngay. Có lẽ người ngoài cũng thấy thế, như cô H. Cô giả lả kể chuyện cho bố, giọng điệu nhỏ nhẹ thùy mị đi hẳn. «Thế cô có đánh học sinh không!», bố sẵn giọng hỏi. «Dạ, dạ... cái đó cũng có! Nhưng mà...» «Thế th́ nó nói đúng sự thật thôi, sao cô phạt nó?» «Dạ dạ cũng đúng, nhưng mà...» Cô c̣n nói nhiều nữa nhưng ḿnh chẳng nhớ hết, chỉ biết là giờ th́ cô nhũn như con chi chi.
Bố đạp xe chở ḿnh về. Suốt cả quăng đường, bố chẳng nói với ḿnh câu nào, nhưng ḿnh có cảm giác là bố như một ngọn núi lửa đang sùng sục sùng sục, chẳng biết lúc nào th́ nổ tung lên. Làn gió mát hây hây khiến ḿnh dễ chịu hẳn, và ḿnh nín khóc.
Về đến nhà, thấy mặt đứa con gái sưng húp, mắt đỏ hoe, mẹ hỏi bố chuyện ǵ. Bố hét to khiến ai nấy đều giật ḿnh :
- Đ.M.... Phải đi thôi !
Bố thẳng một mạch lên lầu. Mẹ lọt tọt chạy theo hỏi chuyện, ḿnh chỉ nghe tiếng được tiếng mất : « Không thể ở đây được nữa. Cái hệ thống khốn nạn chưa ǵ đă dạy con nít nói dối! Phải đi, đi cho tương lai của nó... »

Thưa bố,

Khi con viết những ḍng này th́ bố đă không c̣n ở thế gian nữa. Bố đă ra đi từ lâu lắm rồi. Đối với bố, con c̣n giữ măi hai niềm ân hận. Đó là con không c̣n cơ hội nào để nói một lời cảm ơn, và một lời xin lỗi, với bố.
Con xin lỗi bố, v́ những năm đầu ở xứ người, con đă từng oán bố, hận bố nhiều lắm. Con không hiểu v́ sao chúng ta phải ra đi, con không hiểu v́ sao bố bắt con phải bỏ tất cả những ǵ thân thương ở Việt Nam để đến một đất nước xa lạ và làm lại từ đầu. Ở đây, con vào lớp th́ bị chúng bạn cười – con nói ǵ chúng chẳng hiểu, và chúng nói ǵ con cũng chẳng nghe ra. Trường con đi học không có chương tŕnh đặc biệt giúp người mới định cư học tiếng Anh, thế là con phải theo học những lớp thông thường như bao đứa trẻ bản xứ khác. Con như người không biết bơi bị quẳng xuống một ḍng sông cuồn cuộn... Có những tối con nằm co quắp, khóc một ḿnh... Con khóc v́ nhớ Việt Nam, con khóc v́ thèm nói, thèm đọc, thèm nghe tiếng Việt, con khóc v́ mặc cảm, v́ cô đơn... Và tất cả những điều này, con không thể chia sẻ với ai cả! Bố bảo đi v́ tương lai của con, nhưng tương lai của con là ở nơi lạnh lẽo này hay sao?
Sau bao nhiêu năm, đến khi con hiểu được tại sao bố bảo tương lai của con là ở đây, th́ bố đă đi xa lắm rồi. Bố bảo tương lai của con ở đây, v́ chỉ ở đây con mới có cơ hội làm một người biết phân biệt đúng sai. Bô biết, dù xă hội nơi đây chẳng phải là xă hội hoàn hảo, nhưng ít nhất người ta không dạy con lọc lừa, người ta không dạy con nói dối ngay từ trong trường học. Bố biết, ở đây người ta chẳng cần phải hô hào khẩu hiệu, chẳng cần phải phát động tuyên truyền phong trào thi đua này nọ, nhưng vẫn dạy ra những bài học làm người thiết thực nhất.
Cám ơn bố. Nhờ bố mà con có được cuộc sống như ngày hôm nay. Không, con không nói về đời sống vật chất, con nói về con người của chính ḿnh. Tuy con không là một thiên thần, và thật sự con vẫn c̣n rất nhiều thói hư tật xấu cần sửa đổi, nhưng ít nhất con có thể phân biệt điều ǵ đúng, điều ǵ sai, điều nên làm và không nên làm.
Dạo này con bỗng thích viết nhiều... Con chợt nghĩ ra một câu chuyện, hy vọng bố ở trên kia có thể đọc được...

Câu chuyện của con nói về bạn Pinocchio. Một hôm Pinocchio đi đến nước nọ, vào đến một trường học của nước ấy th́ đọc được năm vế khẩu hiệu như thế này:


1. Yêu tổ quốc, yêu đồng bào
2. Học tập tốt, lao động tốt
3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
4. Giữ ǵn vệ sinh thật tốt
5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm


Bạn Pinocchio đọc đến điều thứ 5 th́ ḷng mừng khấp khởi. À, người dân ở đất nước này cũng nói y chang những ǵ bạn ấy đă được dạy ấy mà, « thật thà. » Vâng, trăi qua bao bài học, ǵ chứ tính thật thà th́ bạn Pinocchio có thừa.
Người nước ấy bắt chuyện với bạn Pinocchio. Họ hỏi điều ǵ bạn cũng đều thật thà trả lời. Nhưng lạ thay, sau mỗi câu trả lời thật thà th́ cái mũi của bạn ấy lại dài ra một chút. Sau năm câu trả lời, cái mũi đă dài ra gang tay. Bạn Pinocchio hốt hoảng, chuyện ǵ đang xẩy ra vậy? Bạn ấy nửa câu nói dối cũng chưa nói, thế sao cái mũi lại dài ra?
Bạn Pinocchio phân trần, th́ người nước ấy cười khẩy :
- Này, chân lư ở nước anh th́ không áp dụng được vào nước tôi đâu nhá!
Bạn Pinocchio tỉnh ngộ, à, thế th́ t́m ra cách chữa rồi... Bạn ấy giơ ngón tay cái lên :
- Tôi tin tưởng rằng một ngày không xa nước anh sẽ đưa tất cả năm châu lên thế giới đại đồng!
Kỳ diệu thay, vừa nói xong câu đó th́ cái mũi của bạn Pinocchio ngắn lại một chút. Cứ thế chẳng bao lâu cái mũi của bạn ấy trở về kích thước như cũ... Phải nói đây là bài học đầu tiên của bạn Pinocchio về sự nói dối...
Không, nên gọi là bài học đầu tiên về sự không nói dối.
À, nếu bố có bật cười đôi chút th́ con cũng kể như là thành công, bố nhỉ?


Hải Lư


<< trở về đầu trang >>
free counters