Hăy dành t́nh thân ái cho chúng ta!
(THƯ NGỎ gửi tới các bác tự giới thiệu là “cựu chiến binh” đă đến nhà tôi ngày 23/03/2010
và những người đă tham gia vào những việc tương tự.)
Phạm Hồng Sơn
Nhà 21 ngơ 72 B- Thụy khuê – Hà nội
Tel. 0903 4040 23.
Hà nội, ngày 30/03/2010
Kính thưa các bác,
Hôm nay là đúng một tuần sau sự cố xảy ra tại nhà tôi, tôi muốn gửi đến các bác một vài chia sẻ sau đây:
Hôm nay, khi những cảm xúc không lấy ǵ làm vui vẻ đă lắng hẳn xuống, nhưng có một cảm xúc lại tràn ngập trong tôi, đó là sự thương cảm cho thân phận chung của chúng ta, thân phận của các bác và của cả tôi nữa. Nếu đúng như các bác giới thiệu, chúng ta đều là những người dân thường. Chúng ta đều là những người dân của một quốc gia mới thoát được khỏi mức sống nghèo, và rất nhiều người trong chúng ta c̣n rất nghèo. Chúng ta chỉ là những người “thấp cổ bé miệng” trong xă hội hiện nay. Tôi cũng như các bác, chúng ta đều là những người đang phải sống dựa vào sự lao động của chính chúng ta. Chúng ta là những người chỉ biết đóng thuế để nuôi hai bộ máy khổng lồ của Đảng và Nhà nước hiện nay. Chúng ta đều không phải là những người được biết, được quyền sử dụng hay phân bổ những khoản tiền thuế khổng lồ của chúng ta. Nhưng trên hết, chúng ta đều là đồng bào của nhau, chúng ta là anh em, là những người con trong gia đ́nh có tên là Việt nam.
Nhiều đêm qua tôi cứ suy nghĩ, như vậy mà tại sao chúng ta lại không đến với nhau bằng một t́nh cảm thân ái, hoặc chí ít là sự lịch sự tối thiểu? Ngay cả khi người dân Việt của chúng ta bị nước láng giềng Trung quốc ngang ngược bắt giữ, hành hạ hoặc giết chết mà người nhà nước của ta c̣n phải đắn đo, do dự, e động chạm tới “t́nh hữu nghị” với họ, đến mức mà người nhà nước của ta chỉ dám ôn tồn “đề nghị” từ xa hoặc đến tận nơi để “giao thiệp” với sứ giả của họ th́ tại sao chỉ v́ những bài viết, những quan điểm có những bất đồng mà chúng ta lại nỡ dành cho nhau sự đối xử thiếu lịch thiệp, thiếu thân ái đến thế?
Nếu đứng trước một người ngoại quốc, dù họ là ai, là người Mỹ, người Pháp, người Anh hay người Trung quốc, chắc chắn chúng ta không thể chối từ chúng ta là đồng bào của nhau, chúng ta cũng không thể phủ nhận chúng ta là những người con, là anh em của gia đ́nh Việt nam. Thế mà tại sao chúng ta lại phải sử xự với nhau một cách cạn t́nh, cạn nghĩa đến vậy? Có phải chúng ta đang bị ai làm cho mụ mẫm, quên mất lời dạy của cha ông: “khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau!” hay “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa ḷng nhau.”? Có phải chúng ta đang bị mắc mưu của những kẻ đang muốn thôn tính nước ta, đồng hóa dân tộc ta? Có phải người dân chúng ta đang bị ai đó làm cho trở nên u mê, đố kỵ, ghanh ghét lẫn nhau và bất ḥa với nhau để quên đi cái thảm trạng đất nước đang bị xâu xé, đục khoét, nhũng nhiễu trăm bề? Tôi cảm thấy vô cùng buồn và lo sợ cho tương lai của tất cả chúng ta, của con cháu các bác và con cháu của tôi.
Qua những ǵ mà các bác thể hiện, tôi cũng nhận thấy các bác có một mối lo lắng, băn khoăn về những đóng góp sức lực, xương máu của các bác trong các cuộc chiến vừa qua (nếu đúng như các bác nói), giống như sự đóng góp, hy sinh của bố mẹ tôi và hai anh trai của tôi, sẽ được nh́n nhận như thế nào khi chế độ chính trị thay đổi. Đúng, những lo lắng này là hết sức thực tế và chính đáng. Cho đến nay, với những hiểu biết của tôi, tôi không thể đưa ra một đảm bảo nào đối với lo lắng đó, nhưng tôi có thể đảm bảo rằng đó cũng chính là lo lắng, là quan tâm của tôi và những người đang có suy nghĩ như tôi, những người đang muốn có một đất nước vẹn toàn, yên b́nh thật sự và giàu mạnh thật sự, những người muốn có một chế độ chính trị có khả năng phát hiện và sàng lọc được những người lănh đạo bỏ quên chủ quyền quốc gia hay lợi ích dân tộc - đó là chế độ “dân chủ tự do”. Chế độ đó không hứa hẹn hay khẳng định như những ǵ chúng ta đă và đang phải nghe, nhưng có một điều có thể khẳng định rằng chế độ đó chắc chắn sẽ tạo cơ hội cho tất cả mọi tiếng nói đến được với công luận, v́ lẽ đơn giản chế độ đó không để cho tất cả các báo đài bị thâu tóm bởi những người có quyền hay có tiền. Chế độ đó cũng sẽ tạo ra một công luận không dung túng hay thờ ơ trước bất kỳ sự áp đặt hay phủ nhận sạch trơn nào, bởi một lẽ giản dị trong chế độ đó sẽ không ai được toàn quyền định đoạt về cái đúng, cái sai. Như vậy, trong chế độ đó không ai có thể gạt bỏ hay vùi dập những lo lắng, quan ngại của các bác, mà đó cũng chính là những lo lắng, quan ngại của gia đ́nh tôi và rất nhiều người khác. Trong chế độ đó sự cảm thông hay bất đồng giữa những người dân với nhau được coi là lẽ tự nhiên và được pháp luật hướng tới những cách biểu hiện ôn ḥa, trọng thị. Chế độ “dân chủ tự do” cũng không để cho những sai lầm hay ngộ nhận của những người có quyền trở nên quá tai hại rồi mới được thừa nhận, sửa sai hay “đổi mới” v́ khi đó chính người dân chúng ta, trong đó có các bác và tôi, sẽ là những người có thực quyền đồng ư hay không đồng ư cho ai lănh đạo đất nước. Những ǵ đang diễn ra trên thế giới cho thấy chế độ “dân chủ tự do” đă là một hiện thực của loài người. Chế độ đó không phải là ước mơ hay cần phải qua ‘thời kỳ quá độ”. Đường đến với chế độ “dân chủ tự do” đă rất rơ ràng chứ không phải là con đường “đang ngày càng sáng tỏ dần”. Nhưng, con đường đến chế độ đó ngắn hay dài, sớm hay muộn, là phụ thuộc hoàn toàn vào mong muốn và quyết tâm của tất cả chúng ta – những người yêu và muốn nước Việt nam trở thành văn minh, hùng mạnh và trường tồn. Đó chính là lư do mà tôi và nhiều người Việt nam khác, có cả những cụ có nhiều tuổi đời và tuổi Đảng hơn các bác và cả những người đang tại vị trong hệ thống nhà nước, đang khát khao và kiên tŕ vận động một cách ôn ḥa cho con đường đó cho dù gặp phải nhiều sự hiểu lầm và ngang trái.
Thưa các bác, tôi cũng không hy vọng nhiều và chắc các bác cũng biết trước là lá đơn “Tường tŕnh và kiến nghị khẩn” của tôi sẽ không nhận được hồi âm tích cực nào của các cơ quan nhà nước. Đúng thế, cho đến nay đơn đă công bố được một tuần nhưng không có cơ quan nhà nước nào phản hồi và cũng không một cơ quan ngôn luận của nhà nước đưa tin về vụ việc.
Nhưng ai dám chắc sự bất công và thói hành xử bất chấp pháp luật sẽ không giáng vào ḿnh khi cả hai hệ thống khổng lồ của Đảng và Nhà nước được nhân dân chu cấp đầy đủ phương tiện để bảo vệ pháp luật, bảo vệ sự yên b́nh cho dân lại im lặng và làm ngơ trước các hành động áp chế, khủng bố giữa ban ngày? Ai dám đảm bảo những lời ai oán, khẩn cầu của ḿnh không bị hắt hủi hay vùi dập khi tất cả các cơ quan ngôn luận chính thống đều phải vờ như không biết những hành vi bất công, ngang ngược hiển hiện ngay giữa ḷng Thủ đô?
Thưa các bác, tôi thực sự cảm thấy rất buồn và thương cho thân phận của chúng ta, những người dân của cùng một nước. Lẽ ra chúng ta cần phải cùng chia sẻ, cùng cảm thông và bảo vệ nhau trong một xă hội đầy bất công như hiện nay, nhưng chúng ta lại đang bị người khác thao túng. Tôi và nhiều người khác đang trở thành mục tiêu tấn công của họ, c̣n các bác lại đi thực hiện những việc chỉ có lợi cho những người đó. Tựu trung lại, chỉ có chúng ta, con cháu chúng ta và cả con cháu của những người đó là những người thiệt tḥi nhất. Nếu những sự việc tương tự lại được tái diễn, chúng ta và con cháu của tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải tiếp tục sống trong một xă hội vô pháp luật, một xă hội mà tính mạng, sự an toàn của người dân dễ dàng trở thành sự bỡn cợt của ai đó.
Nhưng, thưa các bác, tôi cũng cảm thấy đỡ buồn hơn khi thấy, ít ra các bác và tôi cũng đă có một “cơ duyên” để gặp nhau trong đời. Chúng ta đă được biết nhau nhiều hơn những ǵ chúng ta phải nghe từ người khác, cho dù cái “cơ duyên” đó lẽ ra phải được tự nhiên hơn và thân ái hơn. Và tôi tin những người đă tạo ra cái “cơ duyên” đó cũng cảm nhận được sự hiểu biết và thông cảm hơn giữa chúng ta, và mong rằng những người đó cũng cảm được những mong muốn thiện tâm giữa chúng ta. Tôi vẫn sẵn sàng được gặp lại các bác, nhưng chỉ mong được các bác báo trước và hy vọng cuộc gặp sẽ được diễn ra trong một không khí tôn trọng lẫn nhau và trong t́nh thân ái của những người cùng một nước.
T́nh thân ái đó xứng đáng phải được dành trước tiên cho tất cả chúng ta – những người con được sinh ra từ một bọc của Mẹ Âu cơ. Nếu khác đi, tức là chúng ta đă tự lấy tay phải chém vào tay trái.
Rất mong lá thư này đến được với các bác,
Kính thư,
Phạm Hồng Sơn
Tb: xin trân trọng giới thiệu với các bác hai bài viết sau đây:
1. Sự khác nhau giữa Dân chủ và Tự do
2. Sự trỗi dậy của các chế độ Dân chủ phi tự do
(Xin cảm ơn các cơ quan truyền thông, tổ chức và cá nhân giúp đỡ phổ biến và chuyển tới các bác “cựu chiến binh” và những người nói trên.)