Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Việt Nam, đón tân niên bằng bốn tin buồn

Việt Nam, đón tân niên bằng bốn tin buồn


Vương Tỷ/Người Việt

 

medium_VN-Giaothua-01.jpg

Cảnh đi lễ chùa vào sáng mùng Một Tết tại chùa Xá Lợi, Sài G̣n.

                (H́nh: Văn Lang/Người Việt)

“Tháng Giêng là tháng ăn chơi/Tháng Hai trồng đậu, Tháng Ba trồng cà/Tháng Tư cày vỡ ruộng ra/Tháng Năm làm mạ, mưa sa đầy đồng...” Ǵ th́ ǵ, hồi xưa, dân ḿnh ăn Tết đến hết Tháng Giêng, ít nhất cũng phải hết ngày rằm Tháng Giêng là ngày “hạ nêu.” Bây giờ, người ta hay nói, “Ăn Tết hết mùng hết mền mới thôi.” Không biết tục lệ “chọn ngày tốt khai trương” sau Tết Nguyên Đán có từ khi nào, nhưng năm nào người Việt cũng lựa ngày chẵn để khai trương công việc làm ăn. Nhiều người chỉ mở cửa, cúng kiếng một lúc “lấy ngày hên” rồi lại đóng cửa đi chơi tiếp. Nếu không khai trương lấy hên vào các ngày mùng 2, mùng 4, mùng 6 th́ phải đợi đến ngày “cửu nhật,” tức mùng 9, đại kỵ ngày mùng 8. Năm nay, người dân Sài G̣n ăn Tết hơi bị dai, phải đến ngày mùng 9 mới đồng loạt mở cửa đông đủ, món ǵ cũng có.
Sáng mùng 9, cầm tờ báo lên đọc, tôi được “chào đón khai trương” bằng bốn “tin buồn”:
“Tin buồn” thứ nhất là xăng lên giá thêm gần 600đ/lít, tức mỗi lít hiện nay có giá từ 17-18 ngàn đồng, tương tự lúc thời điểm xăng lên giá 19.000đ/lít khi giá dầu thế giới là 147 USD/thùng, c̣n bây giờ giá dầu thế giới là 74 USD/thùng. Tôi chỉ có một chiếc xe máy đi đây đi đó, nên tôi buồn v́ giá xăng tăng th́ ít mà buồn v́ cảm giác bị lừa dối th́ nhiều, bởi lẽ mấy câu so sánh giá xăng trong nước và giá thế giới trong từng thời điểm đăng trên báo giấy Tuổi Trẻ ngày 22 tháng 2, 2010 th́ có, mà trên Tuổi Trẻ Online th́ đă bị giật xuống mất rồi. Bản tin tiếng Việt trên trang BBC cùng ngày ghi nhận, “Giá dầu thô tuần trước đă giảm xuống dưới 75 đô la Mỹ/thùng trên thị trường thế giới.” Tôi chỉ bảng tin có so sánh giá dầu trong và ngoài nước này cho một người quen hành nghề xe ôm xem, anh ta chỉ biết kêu lên, “Trời ơi, chết tôi rồi!” và ngao ngán lắc đầu. Tôi hỏi đùa cô chủ quán cà phê, “Xăng lên giá rồi, cà phê hẻm có lên giá hông?” Cô chủ quán toét miệng cười, “Em không lên giá nếu mua được cà phê giá cũ. Xăng lên giá th́ vài bữa nữa thế nào cái ǵ cũng lên giá. Người ta chở đồ đi bằng xe chớ đâu có ai cơng đồ đi bộ ra chợ bán.”
“Tin buồn” thứ hai là lô-cốt tái lập trên tất cả mọi nẻo đường thành phố, thôi rồi mấy ngày Tết dung dăng dung dẻ thong dong chạy ngời ngời ngoài đường nay c̣n đâu. Tiếp tục những ngày ngộp thở giữa kẹt xe và khói bụi mịt mù.
“Tin buồn” thứ ba (cái này chẳng những “buồn” mà c̣n “đau” nữa) là “Nhiều phụ nữ Việt Nam bị bán sang Trung Quốc.” Cả nước có 63 tỉnh, thành mà đă có “255 địa bàn trọng điểm, 89 tuyến trọng điểm về buôn bán phụ nữ và trẻ em. Đó là kết quả điều tra cơ bản, rà soát của công an các địa phương vừa được văn pḥng thường trực Chương tŕnh quốc gia pḥng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em thống kê.” Thế th́ nước ta trở thành cái thị trường “sản xuất và cung cấp phụ nữ” cho Trung Quốc mất rồi.
“Tin buồn” thứ tư là giá điện mới sẽ tăng gần 5% và áp dụng vào ngày 1 tháng 3, 2010. Ngành điện cứ nói là, “sau việc thực hiện chủ trương điều hành giá xăng, dầu theo cơ chế thị trường, việc đưa giá điện sát hơn với cơ chế thị trường lần này là bước tiếp theo một cách hợp lư xét trên cả ư nghĩa kinh tế và tâm lư xă hội.” Dân đen hoàn toàn hổng hiểu “cơ chế thị trường” ở Việt Nam nó khác với “cơ chế thị trường” các nước tư bản thế nào, chỉ biết rằng ở nước người ta “Nước lên thuyền lên, nước xuống thuyền xuống,” giá thế giới thế nào th́ trong nước thế đó; c̣n xứ ḿnh th́ “khi thăng khi giáng” theo kiểu “tùy hứng lư qua cầu,” ở ngoài người ta giảm mà trong nước ḿnh lại tăng, tăng th́ như sóng thần, mà giảm th́ nhỏ giọt như nước thủy cục.
Hôm nay, tất cả các cửa hàng, công ty đều mở cửa. Tất nhiên, ngoài sự nhộn nhịp thường nhật được lập lại sau những ngày dài vắng lặng do nghỉ Tết th́ ở đâu cũng có thêm cái bàn bày mâm cỗ cúng với khói hương nghi ngút, mùi vàng mă đốt khét lẹt bay trong gió. Phố chuyên bán linh kiện vi tính, tin học Bùi Thị Xuân, Lê Thị Riêng (quận 1) vắng người mua, có mấy ai mới đầu năm đă chạy ra hàng mua máy tính bao giờ. Bánh trái, hàng quán càng vắng đậm, bánh ở nhà ăn không hết mà, ra quán làm chi. Một người quen của tôi, ai lại nhà chơi chị cũng năn nỉ ăn giùm bánh chưng. Chị vốn gốc Bắc, lại theo đạo Phật, nên cúng kiếng theo phong tục miền Bắc. Suốt từ ngày 30 đến ngày mùng 4 Tết, ngày nào chị cũng cúng ông bà. Mà mâm cơm cúng phải đủ năm món mặn, món xôi gấc, bánh chưng, không đủ món th́ không được. Bánh chưng cúng phải bóc vỏ, xắt miếng để ra dĩa. Cúng xong, bê vào tủ lạnh cất. Hôm sau, chị dọn mâm cỗ mới cúng tiếp. Bọn nhóc nhà chị măi đi chơi Tết với bạn bè, không thèm ăn cơm nhà. Hết Tết, tủ lạnh nhà chị đầy nhóc đồ ăn đă cúng mà không ai ăn.
Hôm nay cũng là ngày trẻ con trở lại trường, phụ huynh đưa rước nườm nượp. Xe cộ bắt đầu ào ào chen lấn nhau, tranh nhau nhích từng bước ngoài đường. Người lao động nhập cư cũng cùng nhau đổ về thành phố, các ngả đường Sài G̣n đều đông nghẹt xe cộ các loại, kẹt nặng nhất là ngay chân cầu B́nh Triệu 2, nơi giáp với bến xe miền Đông là điểm tập trung nhận các chuyến xe từ miền Trung, miền Bắc quay vào Sài G̣n. Tôi gọi điện cho mấy người quen, hỏi sao giờ này vẫn chưa thấy mặt mũi đâu cả. Họ trả lời, “Đang bị kẹt xe ở bến phà.” Từ miền Tây lên Sài G̣n mấy trăm cây số, chưa kịp vui mừng v́ mới có đoạn đường cao tốc Trung Lương 39km mà báo chí tâng bốc ầm ĩ đến trời th́ lại lo xe chạy vào đó nổ vỏ đùng đùng liên tục, chạy nhanh thành ra chạy chậm, đường ngắn lại hóa đường dài. Nghe quư bác ở trên Bộ Giao Thông Vận Tải nói nguyên nhân lật xe, nổ bánh xe hàng loạt ở đường cao tốc Trung Lương là do xe của dân ta kém chất lượng, kiểm định đủ tiêu chuẩn rơ ràng mà vẫn không đủ tiêu chuẩn lưu thông trên đường cao tốc nên lật xe, nổ bánh là phải. Ngành Giao Thông Vận Tải hổng có chịu trách niệm ǵ hết. Tôi nghe mấy bác đó giải thích mà cứ nghĩ hoài không ra một chuyện: Quái thiệt! Sao cái đường cao tốc mới ngon như thế, đủ tiêu chuẩn quốc tế như thế mà mấy cái xe đời mới bạc tỷ nhập về Việt Nam ầm ầm (báo chí nói ra rả) hổng chịu đi vào đó, để mấy cái xe cũ mèm “kiểm định đủ tiêu chuẩn mà không đủ tiêu chuẩn” tranh nhau chạy vô đó làm chi cho tai nạn dài dài?
Nắng Sài G̣n vẫn gay gắt và nóng rát da. Di chuyển ngoài đường ban ngày, nếu không ngồi xế hộp th́ ai cũng khoác vào người cái áo dài tay thật dày để chống nắng, kèm theo khẩu trang trùm kín cổ và ngực, găng tay màu sáng, đi tất dầy, đi giày kín mít, nh́n ai cũng như Ninja. Người quen gặp nhau ngoài đường chả biết ai là ai, thấy xung quanh ḿnh toàn là “những đôi mắt mang h́nh lựu đạn” đang trừng trừng, sẵn sàng xông vào nhau để “giải tỏa ś-trét” cho khỏi cái bức bối trong người v́ tắc đường, khỏi chào hỏi nhau, khỏi mỉm cười xă giao chi ráo. Những con đường trước đó lưu thông hai chiều, sau khi ngành Giao Thông đă điều chỉnh thành một chiều và cắm bảng cấm màu đỏ to đùng ở mỗi đầu đường đàng hoàng, vậy mà vắng bóng cảnh sát giao thông là người ta lại ào ào phóng hai chiều như chẳng có chuyện ǵ xảy ra. Buồn cười nhất là ở đường Nguyễn Xí (quận B́nh Thạnh), một đám hơn chục chiếc xe máy đi ngược chiều mà c̣n “nghiêm chỉnh” dừng đèn đỏ chờ qua đường nữa chứ.
Thoáng thấy bóng cảnh sát áo vàng, áo xanh ở các đoạn đường, ngă ba, ngă tư quen thuộc. Chỗ nào các chú cũng cầm quyển biên lai lom khom trên yên chiếc xe bồ câu trắng ghi ghi, xé xé, “đính kèm” theo là mấy cô mấy cậu khác mặc áo dân sự đứng bên cạnh găi tai, găi đầu, mặt người th́ nhăn nhó, người th́ cười nịnh. Xem ra, ngày khai trương hôm nay “mấy chú” nhà ḿnh “làm ăn” được nhất.


<< trở về đầu trang >>
free counters