Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Từ Rừng Biên Giới Tới Cái Ghế Tổng Bí Thư

Từ Rừng Biên Giới Tới Cái Ghế Tổng Bí Thư

 

Vũ Hải Đăng – ĐDCND

http://ddcndvn.com/

 

Các tỉnh biên giới bỏ ngỏ an ninh quốc pḥng

Theo báo điện tử VietNamNet, nhóm phóng viên đă có cuộc hành tŕnh dài qua các địa phương Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam… để tận mắt xem các dự án đă được cho Trung Quốc thuê đất như thế nào? Kết quả cho thấy Trung Quốc mướn được rừng của nước ta một cách dễ dàng, có nơi họ c̣n được miễn tiền thuê đất, nhiều dự án đă được triển khai nhưng dân địa

phương kiên quyết phản đối giao rừng cho Trung Quốc, v́ họ lo sợ mất đất rừng là mất tất cả.

Tuy nhiên, giới quan chức ở các địa phương đó lại luôn hối thúc triển khai dự án, mặc dù chưa được cấp phép, chưa có sự đồng ư của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, họ đưa ra những hứa hẹn hăo huyền với người dân bản địa. Đáng chú ư là những nơi Trung Quốc mướn rừng của ta đều thuộc các xă, huyện nghèo miền núi, đường xá đi lại khó khăn, không thuận tiện cho việc phát triển ngành công nghiệp sản xuất, đa phần là những địa bàn trọng yếu ở biên giới:

Nội dung dự án đầu tư “Trồng rừng gỗ nguyên liệu cao cấp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” với quy mô dự kiến 63.000ha. Địa điểm đầu tư thực hiện dự án tại 49 xă thuộc 7 huyện: Văn Quan, Tràng Định, Lộc B́nh, Chi Lăng, Cao Lộc, Bắc Sơn và Đ́nh Lập (biên giới phía Bắc).

Tại Thôn Bản Danh, nơi đang được xem là “điểm nóng” của huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh (biên giới phía Đông Bắc) về việc người dân kiên quyết phản đối không cho các công ty của Trung Quốc vào thuê đất rừng. 

Địa điểm thực hiện dự án “Trồng rừng nguyên liệu giấy trên địa bàn tỉnh Nghệ An” là các huyện Quỳ Châu, Tương Dương, Quế Phong và Kỳ Sơn của tỉnh Nghệ An (biên giới phía Tây).  

Tại tỉnh Quảng Nam, toàn bộ 276,79 ha đất lâm nghiệp mà Công ty Innov Green (Trung Quốc) thuê tại huyện Tây Giang để trồng rừng đều không phải tốn tiền thuê. Cụ thể là tỉnh Quảng Nam chấp thuận cho Công ty Innov Green của Trung Quốc trồng rừng nguyên liệu tại 9 huyện miền núi trong tỉnh, với diện tích dự kiến là 30.000 ha. Trong 9 huyện đó, có 8 huyện được miễn 100% toàn bộ tiền thuê đất trong suốt dự án, huyện c̣n lại th́ được miễn trong ṿng 7 năm. Tây Giang nằm trong 8 huyện được miễn 100%.

Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên đă bức xúc nói: “Cụ thể, họ thuê đất ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng là các tỉnh biên giới. Tại Nghệ An, họ thuê rừng ở các địa điểm gần với đường 7 và đường 8 sang Lào. Họ thuê rừng ở Quảng Nam (gần ngă ba Đông Dương), có đường thuận tiện đi lên Tây Nguyên, qua Campuchia. Như vậy là nắm những con đường trọng yếu của ḿnh”. "Đây là một hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia" và "Mất của cải c̣n làm lại được, c̣n mất đất là mất hẳn", "Các tỉnh bán rừng là tự sát và làm hại cho đất nước. C̣n các nước mướn rừng của ta là cố t́nh phá hoại nước ta và gieo tai họa cho nhân dân ta một cách thâm độc và tàn bạo."

Theo nhiều chuyên gia, chính sách “mướn đất nông nghiệp” của Trung Quốc là một phương thức có nguồn gốc lịch sử và không chỉ đơn thuần là phục vụ mục đích nông nghiệp. Thời Tây Hán, Triệu Sung Quốc đă áp dụng phương sách này. Chính sách này sau khi được áp dụng đă có hiệu quả to lớn, lương thực không những dư thừa mà đất đai c̣n rộng mở. Triệu Sung Quốc được coi như một nhà chính trị tài ba nh́n xa trông rộng. Kế sách mướn đất của ông được người dân nước này truyền tụng từ đời này sang đời khác, trở thành “văn hóa mượn đất”, “văn hóa bành trướng”, tác động mạnh mẽ tới tận thời nay.

Cũng theo các chuyên gia, ngoài việc “mưn đất”, nước này c̣n sử dụng sách lược “mướn biển” hỗ trợ cho lĩnh vực kinh tế và quân sự, chính quyền Trung Quốc hiện tại đă sử dụng phương cách thời Tây Hán để tăng cường các hoạt động kinh tế trên biển.

 

Trách nhiệm của Chính phủ trong vụ cho Trung Quốc mướn rừng

Trong nhiệm kỳ lănh đạo vừa qua, Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đă gây nên những nỗi căm phẫn trong dư luận nhân dân, đặc biệt là giới Trí thức, qua những sự việc mang đến hiểm họa khôn lường cho đất nước: bắt bớ, trấn áp những người yêu nước khi họ thể hiện tinh thần chống Trung Quốc xâm lấn đất đai biển cả; giam giữ, đàn áp những nhà đấu tranh cho dân chủ; rước láng giềng Trung Quốc vào khai thác Bô-xít tại vùng chiến lược Tây Nguyên; cho Trung Quốc thuê dài hạn (50 năm) rừng đầu nguồn dọc biên giới phía Bắc và biên giới phía Tây; mở cửa đưa hàng vạn lao động Trung Quốc (đa phần là trai tráng) vào làm việc và sinh sống ở Việt Nam, họ có mặt ở hầu hết các dự án quan trọng trên khắp cả nước…

Việc hai vị Tướng lăo thành công khai cảnh báo Chính phủ về việc 10 tỉnh biên giới cho Trung Quốc thuê rừng trong 50 năm, khi chỉ c̣n chưa đầy 10 tháng nữa là Nhân sự Đại hội XI sẽ được quyết định, cho thấy uy tín của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong giới quân đội đă xuống rất thấp. Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, người được sự ủy thác của giới quân đội và cán bộ lăo thành, đă mạnh mẽ phản đối việc làm sai trái tai hại này của Chính phủ và các quan chức địa phương.

Trong giới quân đội, nhiều người đă nhận ra âm mưu thâm độc của Trung Quốc; quân bành trướng đang khép chặt ṿng vây nhằm vào các vùng xung yếu biên giới, từ biển cả, hải đảo ngoài khơi xa (Biển Đông) đến các vùng rừng núi dọc biên giới phía Bắc, biên giới phía Tây, tại ngă ba Đông Dương Việt Nam - Lào - Campuchia. Cùng với việc hiện diện tại Tây Nguyên, núp dưới vỏ bọc khai thác quặng Bô-xít, những kẻ bành trướng đang siết chặt gọng ḱm chiến lược nhằm cắt đôi nước ta tại khúc ruột miền Trung; Trung Quốc đang xây dựng căn cứ hải quân quy mô cực lớn ở thành phố Tam Á, phía Nam đảo Hải Nam cách bờ biển Huế - Đà Nẵng khoảng 200km, họ cũng đang bí mật xây dựng những cụm căn cứ bán quân sự, núp dưới chiêu bài thuê đất dài hạn, để kiểm soát trục giao thông từ Lào, Campuchia qua ngă ba Đông Dương sang Việt Nam, xây căn cứ ở vùng chiến lược Tây Nguyên mái nhà Đông Dương, đe dọa trực tiếp đến các vùng duyên hải, trong đó có trung tâm kinh tế lớn là Huế - Đà Nẵng.

Theo bài phân tích mới đây của Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, ông đă nhận định:

“Cuối cùng, đây mới là bản chất của vấn đề: Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đă gián tiếp “bật đèn xanh” cho người Trung Quốc và người gốc Hoa thuê rừng đầu nguồn (biên giới) của Việt Nam.

Thực vậy, Khoản 2 Điều 11 Luật Quốc pḥng quy định việc quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xă hội vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và khu vực trọng điểm về quốc pḥng phải được Bộ Quốc pḥng và cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ phối hợp thẩm định, thế nhưng trên thực tế, Bộ Quốc pḥng đă bị gạt ra ŕa quy tŕnh cấp phép các dự án cho thuê rừng.

Bằng chứng là ngay Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh có liên quan, chứ nói ǵ đến Bộ Quốc pḥng, đă không hề được lănh đạo tỉnh báo cáo, tham khảo ư kiến, và tất nhiên càng không được mời thẩm định các dự án cho thuê rừng.

Cái “giật ḿnh” kèm theo khẳng định của Đại tá Hoàng Công Hàm, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn trước báo chí vào ngày 15/3 vừa qua: “Họ (quan chức lănh đạo tỉnh) chưa qua một cấp nào của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh thẩm định cấp dự án, nhất là về rừng dọc biên giới. Tất cả các dự án lớn như thế th́ chắc chắn phải báo cáo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh. Dự án trồng rừng 50 năm có người nước ngoài là ảnh hưởng đến an ninh quốc pḥng rồi”.

Suy cho cùng, nếu không có việc chuẩn bị Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 11 họp vào đầu năm 2011, th́ “kế hoăn binh” - Ngày 9/3/2010 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đă có công văn số 405/TTg-KTN về việc “rà soát kiểm tra việc triển khai thực hiện các dự án nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản” - này không chắc đă được thi hành”.

 

Nguyễn Chí Vịnh - Quân Bài Chủ Chốt Của Bộ Ba Quyền Lực

Đại hội XI của Đảng CSVN sắp tới dự báo sẽ có nhiều bất ngờ về nhân sự chủ chốt trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư trung ương. Nhiều nhà phân tích cho rằng đây là cuộc tranh giành quyền lực quyết liệt nhất từ trước tới nay trong nội bộ Đảng CSVN, giữa phe bảo thủ thân Bắc Kinh và phe cải cách thân phương Tây. Sự thật, cuộc tranh giành quyền lực lần này là cuộc chiến giữa một bên là Bộ ba quyền lực; gồm Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Lê Hồng Anh cùng với quân bài chủ chốt là Trùm mật vụ Nguyễn Chí Vịnh, và một bên là phe cải tổ theo thiên hướng chống Bắc Kinh được sự ủng hộ của quân đội.

Bộ ba Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Lê Hồng Anh đang nắm giữ mọi quyền hành: Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu Chính phủ, Trương Tấn Sang làm Thường trực Ban Bí thư điều hành công việc của Trung ương đảng, c̣n Lê Hồng Anh giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an nắm giữ công cụ bạo lực chuyên chính quan trọng nhất của chế độ toàn trị.

Muốn hiểu cơ cấu quyền lực của một chính thể độc tài, th́ điều mấu chốt là phải biết được ai, phe nào đang nắm được cơ quan chuyên chính, cơ quan mật vụ, nắm quyền chỉ huy lưới t́nh báo chiến lược. Bộ ba Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Lê Hồng Anh đang nhắm sự chú ư vào Tổng cục 2, một tổ chức siêu t́nh báo đặt dưới quyền lănh đạo trực tiếp của Trung ương, với quân bài chủ chốt thuộc về Trùm mật vụ Nguyễn Chí Vịnh, người từng bị rất nhiều chỉ trích, tố cáo, lên án về tội lạm quyền và ăn chơi sa đọa, tuy nhiên Vịnh là người không thể bị đánh đổ.

Tổng cục 2 sở dĩ kiêu ngạo và lạm quyền v́ trong chiến tranh đă từng lập công lớn; sau năm 1954, theo chỉ đạo của Hồ Chí Minh, Cục 2 (cơ quan tiền thân của Tổng cục 2) đă gây dựng mạng lưới t́nh báo chiến lược ở miền nam Việt Nam, gắn liền với tên tuổi những nhà T́nh báo xuất sắc như Mười Hương, Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy, Phạm Ngọc Thảo... sau này họ trở thành huyền thoại.

Vào cuối những năm 60, Bộ ba Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Văn Tiến Dũng câu kết thâu tóm quyền lực, gạt bỏ phe Hồ Chí Minh và Vơ Nguyên Giáp ra khỏi chiếc ghế quyền lực tối cao. Lê Duẩn giữ chức Bí thư thứ nhất (sau làm Tổng Bí thư), Lê Đức Thọ nắm cơ quan mật vụ (Tổng cục 2) trở thành trùm mật vụ khét tiếng, c̣n Văn Tiến Dũng làm Đại tướng Tổng Tham mưu trưởng quân đội. Vào thời kỳ tập đoàn Lê Duẩn thao túng quyền lực, đất nước ch́m đắm trong sự khốn cùng của công cuộc cải tạo XHCN, xây dựng nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp.

Từ đây, Tổng cục 2 trở thành công cụ để các phe cánh tranh giành, thâu tóm quyền lực. Các vị Lăo thành khai quốc công thần lần lượt trở thành nạn nhân của những tên mật thám chó săn, những trùm mật vụ khét tiếng. Ngay cả Đại tướng Vơ Nguyên Giáp cũng không tránh khỏi tấn thảm kịch đó.

ới áp lực đang ngày càng gia tăng từ phía Trung Quốc, phong trào yêu nước trong mọi tầng lớp nhân dân lên cao, v́ vậy để giữ vững và củng cố chiếc ghế quyền lực, th́ phe Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Chí Vịnh (có tin đồn nói họ là anh em cùng cha khác mẹ, đều là con của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh) phải tăng cường nắm quyền chỉ huy quân đội và không thể tránh khỏi việc phải dựa vào giới lănh đạo ở Bắc Kinh để hậu thuẫn nâng đỡ cho họ.

 

Nhân Sự Đại Hội XI Với Sự Trỗi Dậy Của Nguyễn Chí Vịnh

Từ đầu năm 2010 đến nay, Nguyễn Chí Vịnh là nhân vật cao cấp nhất của Hà Nội sang thăm Bắc Kinh. Tiếp đó, tháng 3/2010, Nguyễn Chí Vịnh lại có chuyến đi thăm Australia và gặp Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng Australia ông John Faulkner tại Canberra, đi thăm Nhật Bản và tham dự Hội nghị quan chức quốc pḥng cấp cao Nhật Bản - ASEAN lần thứ hai tại Tokyo từ ngày 24 đến 28/3/2010.

Cho dù báo chí trong nước không loan tin, nhưng nhiều người cho rằng đây là chuyến công du lần đầu của Nguyễn Chí Vịnh với tư cách là Trưởng phái đoàn quân sự cấp cao, Thứ trưởng Bộ quốc pḥng Việt Nam.

Nguyễn Chí Vịnh sinh năm 1957 (53 tuổi) là con trai của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Vịnh từng nhiều năm giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục 2, phụ trách tình báo quân đội. Tháng 2/2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh giữ chức Thứ trưởng Bộ quốc pḥng (Vịnh là Thứ truởng duy nhất chưa có chân trong ủy viên Trung ương đảng).

Gần đây, Nguyễn Chí Vịnh liên tục xuất hiện trong các cuộc tiếp xúc:

- Chủ trì cuộc họp báo công bố Sách trắng Quốc phòng Việt Nam lần thứ ba hồi tháng 12/2009.

- Chủ tọa buổi gặp gỡ các tân đại sứ trước khi lên đường nhận nhiệm sở vào tháng 1/2010, tŕnh bày về đường lối an ninh quốc pḥng của Việt Nam.

- Đầu tháng 02/2010, Nguyễn Chí Vịnh chủ tọa một cuộc họp báo công bố chính sách đối ngoại quốc phòng của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh các nguyên tắc độc lập, tự chủ và đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ.

Ngay trước kỳ Đại hội XI lần này, những diễn biến gần đây cho thấy vị thế đang lên của Trùm mật vụ Nguyễn Chí Vịnh, những nấc thang đă chuẩn bị sẵn cho Vịnh tiến bước vào Trung ương đảng, Quân ủy trung ương, rồi nắm chức vụ cao trong Bộ quốc pḥng, điều này đồng nghĩa với việc Bộ ba Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang và Lê Hồng Anh đang ráo riết chuẩn bị cho Nguyễn Chí Vịnh để củng cố chiếc ghế quyền lực..

 

Ai sẽ làm Tổng Bí thư khoá XI ?

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa X lần thứ 12 vừa khai mạc sáng ngày 22/3 tại Hà Nội. Hội nghị thảo luận về phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XI; quyết định số lượng, định hướng phân bổ đại biểu tham dự Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XI.

Sự chú ư tập trung vào chủ đề “Ai sẽ làm Tổng Bí thư khoá XI

Theo thông lệ “Tổng Bí thư sẽ kiêm nhiệm chức Bí thư Quân ủy Trung ương (lănh đạo quân đội). Để trở thành Tổng Bí thư, ứng cử viên phải là người đã đứng trong Bộ Chính trị ít nhất một nhiệm kỳ”, có 5 ứng cử viên hàng đầu là các ông Hồ Đức Việt, Trương Tấn Sang, Lê Hồng Anh, Tô Huy Rứa, và Nguyễn Phú Trọng.

Trong 5 nhân vật trên, th́ có ông Hồ Đức Việt là tỏ ra kín tiếng, ít khi nổi bật trong các sự kiện chính trị, cho nên cũng ít gây ra điều tiếng xấu, c̣n lại tất cả đều không có được uy tín cao, không có thành tích ǵ đáng kể.

Hồ Đức Việt (63 tuổi) xuất thân là một Trí thức, quê ở Nghệ An, ông là cháu nội của nhà cách mạng Hồ Tùng Mậu (có nghiên cứu cho rằng Hồ Chí Minh và Hồ Tùng Mậu là anh em con chú con bác). Hồi c̣n đi học, Hồ Đức Việt nổi tiếng là học giỏi, ông sớm được chú ư cất nhắc vào diện quy hoạch cán bộ, tham gia công tác đoàn, công tác đảng, và hiện nay đang giữ chức Trưởng Ban tổ chức Trung ương.

Nhân vật cũng đang được chú ư đó là Tô Huy Rứa, ông cũng xuất thân từ Trí thức, hiện nay đang phụ trách công tác lư luận, giữ chức Chủ tịch Hội đồng lư luận, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Tô Huy Rứa đặc biệt nổi lên sau Đại hội X, ông được dư luận chú ư nhiều sau hàng loạt các vụ “xử lư” mạnh tay giới Báo chí và Trí thức khi họ bày tỏ những quan điểm tiến bộ, yêu nước.

Có nhiều khả năng ông Trương Tấn Sang hoặc ông Lê Hồng Anh sẽ giành được chiếc ghế Tổng Bí thư, cơ hội c̣n lại dành cho ông Hồ Đức Việt và Tô Huy Rứa, có rất ít khả năng cho ông Nguyễn Phú Trọng có thể ngồi vào chiếc ghế này.

Việc ông Trương Tấn Sang hoặc ông Lê Hồng Anh trúng cử chức Tổng Bí thư sẽ là một thắng lợi lớn của phe Nguyễn Tấn Dũng. Nếu Đại hội XI của Đảng CSVN chính thức xác lập vị thế quyền lực tối cao của Bộ ba Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang và Lê Hồng Anh, cùng với việc đưa quân bài chủ chốt Nguyễn Chí Vịnh vào nhóm chóp bu trong Trung ương đảng, th́ tương lai của Đảng CSVN sẽ báo trước một thời kỳ đen tối; nhóm Dũng, Sang, Anh, Vịnh sẽ dẫn dắt toàn đảng, toàn dân đi vào quỹ đạo lệ thuộc Trung Quốc.

Trong mộtt bối cảnh chính trị phức tạp như vậy, rất khó để đoán biết được tương lai đất nước sẽ đi về đâu. Nhưng có thể thấy rằng “Từ Rừng Biên Giới Tới Cái Ghế Tổng Bí Thư” đều có chung bản chất; đó là nguy cơ đánh mất chủ quyền, độc lập dân tộc, nước ta trở thành nước chư hầu lệ thuộc Trung Quốc.

Chỉ c̣n một khả năng nữa mở ra tương lai tươi sáng cho đất nước, đó chính là Đại hội XI của Đảng CSVN sẽ chấm dứt thời kỳ độc đảng toàn trị, từ bỏ vai tṛ lănh đạo tuyệt đối toàn diện của Đảng CSVN để xây dựng một chế độ dân chủ nhân dân.

Chiếc ghế Tổng Bí thư, tượng trưng cho quyền uy thống trị của Đảng CSVN, nó đă và đang trở nên vô giá trị trong một kỷ nguyên mà tri thức là thước đo của nền văn minh nhân loại.

 

Việt Nam, ngày 30-3-2010


<< trở về đầu trang >>
free counters