Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Tư duy biển cả của Trung Quốc

Tư duy biển cả của Trung Quốc

 

Đinh Kim Phúc *

 

Các học giả Việt Nam đă đến Paris nhưng Hội thảo về biển Đông ở Pháp đă không diễn ra như mọi người kỳ vọng.

 

“Hủy bỏ”

Chúng tôi buộc ḷng phải hủy bỏ hội thảo mà chúng tôi đă lên kế hoạch cho ngày 27 và 28 tới tại Pantin, về chủ đề “Biển Đông: điều kiện nào để bảo đảm ḥa b́nh, ổn định và hợp tác trong khu vực ?”.

Quyết định này buộc phải đưa ra v́ một thực tế là có một số lượng lớn người tŕnh bày vừa cho chúng tôi biết rằng có những nghĩa vụ khác, hoàn toàn cấp bách đối với họ, cuối cùng đă không cho phép họ nhận lời mời của chúng tôi.

Trong điều kiện đó, sự khởi xướng của chúng tôi không thể có được đặc điểm mà chúng tôi muốn nó có để cho phép đề cập đến chủ đề vốn rất phức tạp này trong những điều kiện tốt.

Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng rằng có thể tổ chức hội thảo này trong đầu nửa năm nay vào một ngày mà chúng tôi sẽ thông báo cho quư vị trong thời gian sớm nhất có thể”.

 

Quỹ Gabriel Peri đưa ra lư do hủy bỏ cuộc hội thảo khá đơn giản khó mà thuyết phục được dư luận. Người ngoài cuộc khó có ai hiểu được lư do chính xác, nhưng có điều cần nhấn mạnh là có thể tư tưởng “Chủ quyền thuộc ngă” kết hợp với tin tức báo chí cùng thời gian dự định tiến hành đă ngăn cuộc hội thảo lại.(1)

Mặc dù trước đó Quỹ Gabriel Peri đă rào trước đón sau: “Biển Đông cũng là đầu mối những quan hệ căng thẳng giữa các nước quanh bờ: Trung Quốc Việt Nam, Malaysia, Brunei, Đài Loan…và các cuộc xung đột về chủ quyền xảy ra ngày càng nhiều một cách quan ngại.

Trong bối cảnh này, việc xác định chủ quyền của các nước liên quan đối với các đảo lớn nhỏ, việc duy tŕ một môi trường hoà b́nh, ổn định, bảo đảm tự do hàng hải, việc ǵn giữ môi trường và tài nguyên, cũng sự hợp tác trong việc cứu hộ ngư dân trong khu vực đ̣i hỏi các bên hữu quan phải cùng nhau hành động để t́m kiếm những giải pháp khả dĩ trước tiên là giảm bớt, sau đó là loại bỏ những sự căng thẳng.

Trong những thập niên vừa qua nhiều nỗ lực đă được triển khai (Tuyên bố 1992 của ASEAN; Tuyên bố về hành xử của các bên ở Biển Đông, được kí kết giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002). Đó là những nỗ lực đáng khích lệ nhưng c̣n rất không đủ.

Tham vọng cuộc hội thảo do Quỹ Gabriel Peri chủ trương là soi sáng những cái được mất liên quan tới các vấn đề chủ quyền. Đây không phải là lúc đối chọi những quan điểm ủng hộ bên này, chống đối bên kia, mà là thời điểm để suy ngẫm nghiêm túc trên cơ sở lịch sử khu vực và trên nền tảng pháp lư quốc tế”.

Nhà nghiên cứu Hồng Lê Thọ đă nhấn mạnh: “Nhà cầm quyền Trung Quốc hiện nay đang cố gắng dùng lời lẽ ngọt ngào trong đàm phán ngoại giao, với những thông điệp rất êm tai như “ḥa b́nh”, “hữu nghị”, “láng giềng thân thiện”… hay gần đây nhất là “sơn thủy tương liên, văn hóa tương thông, lư tưởng tương đồng, vận mệnh tương quan” của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào khi đề cập đến quan hệ Trung-Việt nhưng bên trong và hành động trên thực tế hoàn toàn trái ngược, áp đặt “một chiều” để lấn át  và răn đe thô bạo kiểu Trung Quốc. Nh́n hạm đội của Trung Quốc trong tư thế vũ trang sẵn sàng chiến đấu, thao dượt rầm rộ trên biển Đông và liên tục bắt bớ tàu đánh cá, đánh đập ngư dân Việt Nam trong vùng biển Hoàng Sa, xem biển Đông và Nam Trung Hoa như ao nhà, người ta không thể không cảnh giác trước uy hiếp về quân sự của Trung Quốc. Tư tưởng biên giới lănh thổ mở rộng và luôn biến động theo tầm địa lư của lợi ích quốc gia trong một số nhà lănh đạo quân sự Trung Quốc càng kích động những người quá khích chạy theo chủ nghĩa dân tộc ích kỷ và bành trướng, đưa nguy cơ xung đột ngày càng có điều kiện bùng nổ bất cứ lúc nào.

Không thể xây dựng niềm tin trên sự giả dối và càng không thể thương thảo khi đối tác lăm lăm gươm giáo, đằng đằng sát khí, với mùi khét của khói súng lăng văng bên cạnh. Lời nói phải đi đôi với việc làm với thái độ tự trọng và biết kiềm chế, tương kính lẫn nhau là điều kiện tiên quyết để t́m lối thoát hợp lư và công bằng v́ một nền ḥa b́nh và ổn định dài lâu để cùng phát triển phải chăng là một đ̣i hỏi quá đáng hay ngược lại đang nằm trong tầm tay của các nhà lănh đạo Trung Quốc nếu họ chấp nhận từ bỏ tư tưởng Đại Hán?”(2), Tác giả Hồng Lê Thọ kêu gọi: “Với t́nh h́nh quốc tế hiện nay, việc “đa phương hóa” hay”quốc tế hóa” vấn đề biển Đông đă có được những tiền đề vô cùng thuận lợi, không nhất thiết phải lo lắng thái quá trước động thái phá hoại hay ngăn cản từ một phía nào đó, mà theo chúng tôi chẳng qua là họ bắt buộc phải lên tiếng hung hăng như bao lần, vẫn cứng cổ rằng “không thể tranh căi” trong yêu sách ngoan cố về chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông ngang ngược và trái khoáy với “chiếc lưỡi ḅ” lănh hải vô căn cứ “do lịch sử để lại”. Trước khi chấp nhận một giải pháp đa phương, nhà đương cuộc của Trung Quốc có thể có hành động làm càn, ra tay trước để thị uy. V́ vậy việc cảnh giác trước mọi động thái hiếu chiến và khả năng sử dụng vũ lực của Trung Quốc nhằm chiếm đoạt toàn bộ quần đảo Trường Sa, Việt Nam cần phải có phương án để đối phó một cách hữu hiệu và nâng cao nhận thức bảo vệ chủ quyền hải đảo trong nhân dân hơn bao giờ hết”.(3)

Để phụ hoạ thêm cho những “thủ thuật” của các nhà ngoại giao Trung Quốc, các học giả Trung Quốc trong thời gian gần đây đă đưa ra các “bằng chứng” về chủ quyền của họ trên biển Đông như: Thời Tần (từ năm 221 trước công nguyên đến năm 207 trước công nguyên), đă thành lập Quận Nam Hải quản lư nhiều đảo tại biển Hoa Nam trong đó bao gồm cả quần đảo Tây Sa; thời Hán (từ năm 206 trước công nguyên đến năm 220 sau công nguyên), từng cử các chuyên gia biển tới tuần tra khu vực Tây Sa; Thời Lưu Tống (từ năm 420 – 479 sau công nguyên) đă đưa quần đảo Tây Sa vào phạm vi tuần biển của Thủy quân Quảng Nam; Thời Nguyên (1271 – 1368), Quách Thủ Kính từng tiến ra biển Hoa Nam đo đạc và trong bản đồ “Quảng Hưng” vẽ ra sau đó đă đánh dấu quần đảo Tây Sa và gọi là khu vực “Thiên Lư Trường Sa”; Thời Minh (1368 – 1644), khi Trịnh Hoà đến Đại Tây Dương đều nghỉ ngơi tại Tây Sa…

Như chúng ta đă biết, nhiều lần các tác giả Trung Hoa đă khẳng định rằng ḿnh đă khám phá ra hai quần đảo tranh chấp từ đời nhà Hán. Tuy nhiên, có tác giả Trung Hoa lại xác định là những tài liệu sớm nhất ghi chép sinh hoạt của người Trung Hoa trên những đảo này, thuộc đời nhà Tống (thế kỷ XIII).

Khảo sát nhiều bản đồ Trung Quốc từ năm 1949 trở về trước, người ta thấy tất cả bản đồ nước Trung Quốc dù là do các nhà hàng hải phương Tây hay do người Trung Quốc vẽ không có bản đồ nào có ghi các quần đảo Tây Sa, Nam Sa (Hoàng Sa-Trường Sa). Tất cả bản đồ ấy đều xác định đảo Hải Nam là cực nam của biên giới phía Nam của Trung Quốc.

 

Bản đồ 1:

Klick vào đây để xem h́nh lớn

Bản đồ Trung Quốc năm 1625 của Samuel Purchas(Nguồn:http://www.raremaps.com/gallery/detail/23040/The_Map_of_China/Purchas.html)

 

Bản đồ 2:

Klick vào đây để xem h́nh lớn

China Veteribus Sinarumregio nunc Incolis Tame dieta năm 1636 của Hondius, Jodocus & Jansson, Jan

(Nguồn: http://www.old-church-galleries.com/stock_9711.asp)

 

Bản đồ 3:

Klick vào đây để xem h́nh lớn

Bản đồ Trung Quốc năm 1655 của Blaeu/Martini

(Nguồn: www.helmink.com/Antique_Map_Blae…hina.jpg)

 

Bản đồ 4:

Klick vào đây để xem h́nh lớn

Bản đồ Trung Quốc năm 1781 của Bellin, J.N

Nguồn: (http://www.swaen.com/antique-map-of.php?id=9652)

 

Bản đồ 5:

Klick vào đây để xem h́nh lớn

Bản đồ Trung Quốc năm 1812 của Arrowsmith and Lewis

(Nguồn: http://maps.library.umas.edu/raster/other_historical/arrow.html)

 

Bản đồ 6:

Klick vào đây để xem h́nh lớn

Bản đồ Trung Quốc năm 1855 của J.H. Colton

(Nguồn: http://www.philaprintshop.com/china.html)

 

Bản đồ 7:

Klick vào đây để xem h́nh lớn

Bản đồ Trung quốc vẽ năm 1910 thời Nhà Thanh

(Nguồn: http://www.drben.net/files/China/ChinaMaps-ALL/Historic_Maps/Qing_Dynasty-1644-1911/_Ancient_Maps__Asia_-_Chinese_Empire_1910-S_op_800×611.jpg)

 

Bản đồ 8:

Klick vào đây để xem h́nh lớn

Bản đồ Trung Quốc năm 1936 của Sheng Bao

(Nguồn: http://commons.wikimedia.org/wiki/File:China_old_map_1936.jpg)

 

Bản đồ 9:

Klick vào đây để xem h́nh lớn

Bản đồ Trung Quốc năm 1947 (Nguồn:http://commons.wikimedia.org/wiki/File:1947_Zhonghua_Minguo_Quantu.png)

 

Những luận cứ và luận chứng kể trên càng được củng cố hơn khi chúng tôi phát hiện ra hàng loạt bản đồ cổ của Trung Quốc th́ cương vực phía Nam của Trung Quốc cũng chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam. Các học giả Trung Quốc lư giải ra sau về bằng chứng này?

 

Bản đồ 10:

Klick vào đây để xem h́nh lớn

Đường Đại Cương Vực Đồ (bản đồ Triều Đường)

(Nguồn: http://commons.wikimedia.org/wiki/File:Tang_map.jpg)

 

Bản đồ 11:

Klick vào đây để xem h́nh lớn

Bản đồ đời Tống vẽ trên đá

(Nguồn: http://commons.wikimedia.org/wiki/File:Song_Dynasty_Map.JPG)

 

Bản đồ 12:

Đại Minh Hỗn nhất đồ, được vẽ trên vải lụa vào năm 1389, nhưng với chú thích bằng tiếng Măn Châu

được viết trên giấy gió dán chồng lên bản đồ này nhiều thế kỷ sau đó.

Đây là bản đồ Trung Quốc cổ nhất c̣n sót lại.

(Nguồn: http://geog.hkbu.edu.hk/GEOG1150/Chinese/Catalog/am31_map1.htm)

 

Với những luận chứng như đă kể trên, tính xác thực trong những chuyến hải tŕnh chinh phục biển cả trong lịch sử Trung Quốc nhất là của Trịnh Ḥa “Tam Bảo Thái giám hạ Tây Dương” cần phải được xem xét lại một cách khoa học và nghiêm túc.

Đầu tiên có thể nói rằng, những chuyến đi của Trịnh Ḥa không phải là để chinh phục biển cả cũng như không phải để củng cố hay xác lập chủ quyền trên các nơi mà ông ta đă đi qua như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Ấn độ… huống chỉ là những quần đảo rải rác trên biển Đông mà các nhà khoa học của Trung Quốc thường nhấn mạnh!

Bản đồ 13:

Klick vào đây để xem h́nh lớn

 

Hành tŕnh của Trịnh Ḥa

Sử liệu của những chuyến “Tây Dương” đă bị bị làm sai lệch bởi các học giả Trung Quốc hiện nay nhằm gây ấn tượng rằng ở thế kỷ XV, Trung Quốc đă từng thám hiểm mặt biển không thua kém ǵ các quốc gia Âu Châu thời kỳ tiền tư bản và coi cuộc thám hiểm của Trịnh Ḥa có tầm vóc ngang hàng với Columbus.

7 chuyến hải du của Trịnh Ḥa đă đưa ra một minh chứng đầy ấn tượng về khả năng tổ chức và sức mạnh công nghệ của Trung Quốc lúc bấy giờ, nhưng đă không mở ra thời kỳ chính sách trọng thương cho đất nước này và cho cả thế giới cũng như không mở ra thời đại phát kiến địa lư (năm 1424 Minh Thành Tổ chết. Người kế nghiệp là hoàng đế Minh Nhân Tông (trị v́ từ năm 1424 đến năm 1425), đă quyết định hạn chế ảnh hưởng của nội cung. Trịnh Ḥa cũng đă thực hiện một chuyến đi nữa dưới thời trị v́ của Minh Tuyên Tông (trị v́ từ năm 1426 đến năm 1435), mở đường cho những cuộc di dân ồ ạt của người Hoa (Triều Châu, Phúc Kiến, Quáng đông….) nhưng sau đó những chuyến tàu giao thương của người Trung Quốc đă chính thức chấm dứt. Nhà Minh bắt đầu chính sách bế quan tỏa cảng bằng chỉ dụ Hải cấm).

Nhưng có một điều chắc chắn, đó là các sự hỗ trợ của chính quyền cho hoạt động hàng hải đă suy giảm nghiêm trọng sau các chuyến đi của Trịnh Ḥa. Từ đầu thế kỷ XV Trung Quốc đă phải chịu áp lực ngày càng tăng từ các bộ lạc Mông Cổ mới trỗi dậy ở phía Bắc. Năm 1421 vua Minh Thành Tổ đă dời đô từ Nam Kinh về Bắc Kinh như là một sự thừa nhận sự hiện hữu của mối đe dọa này cũng như là để gần với khu vực quyền lực của ḍng họ này. Từ kinh đô mới ông có thể kiểm soát tốt hơn các cố gắng nhằm bảo vệ biên cương phía Bắc. Với phí tổn đáng kể, Trung Quốc hàng năm đều phải có các cuộc viễn chinh nhằm làm suy yếu người Mông Cổ. Các phí tổn cho các chiến dịch trên bộ này đă cạnh tranh trực tiếp với ngân sách cần thiết dành cho các chuyến thám hiểm hàng hải.Trong hoàn cảnh đó, ngân khố dành cho các chuyến thám hiểm hàng hải đơn giản là không c̣n nữa.

Nói một cách khác, không giống như các chuyến thám hiểm sau này của các quốc gia châu Âu, các tàu thuyền chở của cải của người Trung Quốc dường như bị hao hụt dần đến cạn kiệt sau các chuyến đi dài, do các chuyến đi này thiếu động cơ kinh tế. Chúng chủ yếu để làm tăng uy thế của hoàng đế và các chi phí cho chuyến đi cũng như tặng phẩm cho các vị vua chúa và sứ giả nước ngoài c̣n lớn hơn cả các món lợi thu được từ các cống phẩm. V́ thế khi tài chính của chính quyền nhà nước bị áp lực, th́ các ngân quỹ dành cho các chuyến thám hiểm hàng hải không thể có nữa. Trái lại, vào thế kỷ XVI, phần lớn các chuyến thám hiểm của người châu Âu là có đủ lăi từ các hoạt động thương mại cũng như từ thành công trong việc xác lập một chế độ cai trị thuộc địa, sự chiếm đoạt các nguồn tài nguyên và đất của bản xứ đă có thể tự trang trải, cho phép họ có thể tiếp tục thám hiểm mà không liên quan nhiều đến ngân khố quốc gia.(4)

Tóm lại, tư duy biển của các nhà cầm Trung Quốc từ thời Trung đại cho đến trước năm 1949 cũng chỉ là tư duy tập trung vào “nội địa”, đối phó với Mông Cổ và vùng Trung Á, xem biển là rào chắn thiên nhiên đối với bên ngoài, chỉ cần lệnh “Hải Cấm” là đủ v́ vậy ư thức chủ quyền biển đảo của các chế độ ở Trung Hoa dừng lại đảo Hải Nam và không vượt quá hải đảo ven bờ cận duyên. Tư duy nầy đă phản ánh rơ nét khi chúng ta khảo sát các bản đồ của chính người Trung quốc vẽ(như bản đồ 8-12) ở trên, phù hợp với những bản đồ cổ của người Phương tây trong suốt thời gian tương ứng (xem bản đồ từ 1-7) . Hơn thế nữa, lănh thổ của nước Trung Hoa ở theo sách lược phương Nam của Tôn Trung Sơn cũng chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam như bản đồ dưới đây.

 

Bản đồ 14:

Bản đồ: “TÔN TRUNG SƠN TIÊN SINH kiến quốc PHƯƠNG LƯỢC ĐỒ”

(Nguồn:http://commons.wikimedia.org/wiki/File:%E5%AD%AB%E4%B8%AD%E5%B1%B1%E5%85%88%E7%94%9F%E5%BB%BA%E5%9C%8B%E6%96%B9%E7%95%A5%E5%9C%96.jpg)

 

Bản chất của chính sách Đại Minh đă được phân tích rơ: “Trong t́nh h́nh tài chính phủ phê, Vĩnh Lạc đế(nhà Minh) tích cực thúc đẩy chính sách vươn ra bên ngoài để chứng tỏ uy thế của ḿnh, xem Trung Hoa là trung tâm của thế giới. Về mặt mậu dịch trên biển, Vĩnh lạc đế đă kế thừa “Hải cấm chính sách” của Hồng Vũ đế không những ngăn cấm thương gia trung quốc ra bên ngoài mua bán mà c̣n cấm chỉ việc đóng tàu viễn dương, buộc những tàu đi biển khơi chuyển sang tàu chuyện chở đường thủy nội địa có cấu tạo bằng đáy ngang, Vĩnh lạc đế khống chế việc giao thương của thương nhân trung quốc nhưng lại mở rộng việc mậu dịch triều cống (5), ông ta liên tục gửi các đoàn sứ thần sang Triều Tiên,Việt Nam, Xiêm La, Chân Lạp, Java…Từ năm 1405 Vĩnh lạc quyết tâm cho một đoàn tàu đi về Nam Hải với qui mô lớn chưa từng thấy và đă chọn Trịnh Ḥa, vốn là người theo đạo Hồi vượt đại dương tất cả 7 lần, dài 10 vạn hải lí với số tùy tùng, phục dịch trên 27,000 người/lần trong suốt 28 năm”. (6)

Tất cả điều nầy cho thấy chủ thuyết “Hán-di”(tư tưởng lấy nước Trung Hoa là trung tâm và các chư hầu chung quanh là man di mọi rợ) đă h́nh thành sau khi Nhà Minh chinh phục được Mông Cổ ở phương bắc và Việt Nam ở phương Nam.

Ban lănh đạo nhà nước Trung Quốc  ngày nay cố t́nh nhấn mạnh tên tuổi của Trịnh Ḥa c̣n có giá trị khác phù hợp với ư chí của Trung Quốc hiện đại: “Trịnh Ḥa từng khoanh vùng ở Đông Nam Á và Trung Quốc đă từng vươn ra các châu lục”(!).

Cuối cùng, nói đi nói lại dù cho lời hay ư đẹp cũng là “Chủ quyền thuộc ngă” khi muốn ôm trọn biển Đông ở phương Nam hay những ḥn đảo, đá… ở biển Đông Trung Hoa như Senkaku, Okinotori (Nhật Bản) mang tính chiến lược của ư đồ bành trướng mà lănh đạo Trung Quốc vẫn ấp ủ từ lâu.

 

Chú thích:

(1) Xem:

- VN sẽ thất bại trong quốc tế hóa Biển Đông

(Nguồn:http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/02/100228_china_vietnam_sea.shtml)

- VN-TQ tăng cường quan hệ quốc phòng

(Nguồn:http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/03/100302_viet_china_defence.shtml)

(2) Hồng Lê Thọ, “Chủ quyền thuộc ngă” – Từ “Gác lại” đến “Cưỡng đoạt”: Sách lược thực dụng và thâm độc trong tranh chấp chủ quyền biển đảo của Trung Quốc

(Nguồn: http://bauvinal.info.free.fr/)

(3) Hồng Lê Thọ, Cộng đồng quốc tế quan tâm đến biển Đông tiền đề của “quốc tế hóa”

(Nguồn: http://bauvinal.info.free.fr/)

(4) Tham khảo thêm:

- Momoki Shiro, Đại Việt và Mậu Dịch Vùng Biển Nam Hải từ Thế Kỷ Thư 10 đến Thế kỷ Thứ 15 (Nguồn: http://www.gio-o.com/NgoBacMomokiShiro15.htm)

- Li Tana, Một Cái Nh́n Từ Ngoài Biển: Viễn Cảnh Về Bờ Biển Bắc Và Trung Phần Việt Nam (Nguồn: http://www.gio-o.com/NgoBacLitanaBien(.htm)-

- Charles Wheeler Một Vai Tṛ Hợp Lư Của Biển Đối Với Lịch Sử Việt Nam? Xă Hội Duyên Hải Trong Thế Giới Mậu Dịch Của Hội An, thời khoảng 1550-1830

(Nguồn: http://www.gio-o.com/NgoBacCWheeler1.htm)

- John K. Whitmore Sự Trổi Dậy Của Miền Duyên Hải: Mậu Dịch, Quốc Gia và Văn Hóa Thời Ban Sơ Của Đại Việt (Nguồn:http://www.gio-o.com/NgoBacJohnWhitmoreBien1.htm)

(5) Điều nầy có ghi trên bản đổ của Matteo Ricci và bản đồ của Ricci cũng phản ánh tư tưởng nầy của Nhà Minh

Xem: Đinh Kim Phúc, Những phát hiện mới chung quanh tấm bản đồ thế giới của Matteo Ricci, Số Xuân Diễn Đàn.

(Nguồn: http://vtunnel.com/index.php/1010110A/fab14b5db5385e41333b264dba28f7173fe

398010076ba824be1c

17b4071f579ed2d03a87acd2d012eb6bd8873ce4ed07977c7eab0e01ffc76e28189e3e441

cbd7ba692d721

78f14766f1fc

77fb6c36cef92a09e92cfbaff1b

1c9eaa482d0898e8f2b9dab83b2715462)

(6) Cuộc Đại Viễn Chinh Nam Hải của Trịnh Ḥa—trang 99. GS Miyazaki Masakatsu, đại học Giáo Dục Hokkaido (NB) NXB Chukoshinsho 1997.

—–

* Ba Sàm bổ sung: Cùng một tác giả:

+ Những lập luận mâu thuẫn của Trung Quốc về Hoàng Sa và Trường Sa (Đại đoàn kết)

+ 295. Hai trang web: ĐCSVN và ĐSQ Hàn Quốc

+ 296. Mục Lân, An Lân, Phú Lân? (Vanchuongviet.org)

+ 299. TRUNG QUỐC VI PHẠM CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ!

+ 303. TAM GIÁC TRUNG QUỐC-ĐÀI LOAN-PHILIPPINES TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

+ 305. QUAN HỆ TRUNG-NHẬT-BÀI HỌC CHO VN.

+ 318. THÀNH NGỮ “CƠNG RẮN CẮN GÀ NHÀ”

+ 321. “THẤT TRẢM SỚ”

+ 333. VẤN ĐỀ TÊN GỌI BIỂN ĐÔNG TRONG KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

+ 343. ĐỔI TÊN GỌI BIỂN ĐÔNG CẦN THIẾT HAY KHÔNG?

+ 366. TỪ BĂI CÁT VÀNG CHO ĐẾN HOÀNG SA-TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM

+ 423. KẾ HOẠCH “TẰM ĂN DÂU”

+ 438. HOÀNG SA-TRƯỜNG SA MĂI MĂI LÀ CỦA VIỆT NAM

 

Nguồn: http://anhbasam.com/


<< trở về đầu trang >>
free counters