Cho thuê và bán rừng là sự tiếp tay cho kế hoạch A: 31 ngày TQ sẽ thôn tính xong VN!
(Vietinfo) Thật không thể hiểu nổi và tưởng tượng được việc bán và cho nước ngoài mà chủ yếu là Trung Quốc thuê rừng của chính quyền 10 tỉnh gần đây. Một loạt các tướng lĩnh đáng kính như Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh , và mới nhất là Thiếu tướng Nguyễn Hữu Anh đă khẩn thiết lên tiếng, yêu cầu cần dừng các hợp đồng sắp kư, cố gắng hủy các hợp đồng đă kư dù phải bồi thường.
Có lẽ hàng triệu trái tim yêu nước Việt Nam cũng sẵn sàng đánh đổi điều ǵ đó để rừng núi Việt không bị chặt chém, rời ĺa ra khỏi dải đất chật hẹp h́nh chữ S, dù là 50 năm hay chỉ là 1 ngày! Việc người ta ngang nhiên cho Trung Quốc thuê những những khu vực rừng núi có vị trí chiến lược, nhạy cảm dọc các tỉnh biên giới phía Bắc cũng như cửa ngơ từ Nghệ An sang Lào là một việc cực kỳ đáng lo ngại. Chỉ có những kẻ không bao giờ đọc một trang sử, không nh́n thấy đầu rơi máu chảy hôm qua, bả độc hôm nay, ngày mai Biển Đông dậy sóng mới làm cái việc mà tướng Đồng Sĩ Nguyên khẳng định là tự sát.
Chưa cần nói đến bài học lịch sử ngàn năm, chỉ cần lướt qua 60 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc từ 1950 đến nay đă luôn thấy những trang tối đè lên trang sáng. Một loạt các sự kiện, biến động đă từng xảy ra trong từng khoảng thời gian rất ngắn, mà dù ai đó cứ cố quên đi, cứ cố chôn vùi xuống ba tấc đất hàng vạn chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong chiến tranh biên giới 1979, ai đó không biết cứ mặc sóng Biển Đông đánh dạt đi thi hài của nhiều người con Đất Việt trong hải chiến bi hùng Hoàng Sa 1974, Trường Sa 1988,… th́ việc cho thuê hơn 300 ngàn héc-ta đất rừng trong ṿng 50 năm là một sự điên rồ, không thể chấp nhận được đối với một nước như Việt Nam – chật hẹp, người đông. Theo thống kê th́ với mức sinh đẻ như hiện nay, cứ mỗi một năm Việt Nam sẽ có thêm một số công dân mới tương đương với dân số tỉnh Thái B́nh. Điều đó có nghĩa là Việt Nam thiếu đất một cách trầm trọng. Và nếu đem so sánh mật độ dân số th́ Việt Nam nằm ở vị trí rất cao, cao nhiều so với Trung Quốc. Vậy tại sao các công ty Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, không trồng rừng ngay trên quê hương họ. Đất vừa rộng, lại nhân tiện phủ xanh đồi núi của họ cũng như tạo luôn công ăn việc làm cho chính dân của ḿnh! Tại sao lại thuê đất của Việt Nam?
Những người đứng đầu các tỉnh cho Trung Quốc thuê rừng núi có hiểu một từ thiêng liêng và cũng là đơn giản nhất là Đất Nước? Bản thân Nước của chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng từ việc Trung Quốc ngăn sông xây đập phía thượng nguồn nhằm khống chế các nước vùng hạ lưu mà trong đó Việt Nam bị ảnh hưởng nhất. Nay lại dâng Đất cho thuê trên b́nh diện rộng thuộc vị trí chiến lược và lâu dài như vậy th́ trên cả là tự sát. Đất Nước không c̣n mang đúng nghĩa.
Tạm chưa bàn đến những yếu tố khác như tàn phá môi trường; khả năng người nước ngoài lợi dụng quyền sử dụng để đào bới ăn cắp tài nguyên nằm sâu dưới ḷng đất; nguy cơ sinh con đẻ cái, cố gắng sau 50 năm sẽ có ít nhất 3 thế hệ bám rễ sinh sống ở Việt Nam v.v. Trong bối cảnh hiện nay, khi ḷng người chưa an từ những vấn đề như cho Trung Quốc vào “nóc nhà Đông Dương” khai thác bauxite, công nhân Trung Quốc gây rối, uy hiếp an ninh xă hội khắp nơi như tại Nghi Sơn, Thanh Hóa, đặc biệt là những hành động ngang ngược của hải quân Trung Quốc như bắn giết, đánh đập cầm tù ngư dân Việt Nam ngay trên biển thuộc chủ quyền Việt Nam th́ chuyện cắt xé mảnh đất h́nh chữ S cho thuê là việc làm vô trách nhiệm đối với tương lai của dân tộc. Một mối đe dọa đến độc lập chủ quyền, toàn vẹn lănh thổ đang treo lửng lơ trên đầu.
Đặc biệt, toàn cảnh việc thuê, mua đất dọc các tỉnh biên giới phía Bắc và Nghệ An liên quan một cách đáng ngờ đến cái kế hoạch của Trung Quốc, trong 31 ngày thôn tính xong Việt Nam, mà gần đây xuất hiện trên các trang mạng ví dụ như sina.com. Không phải ngẫu nhiên mà Bộ Ngoại giao Việt Nam đă chính thức lên tiếng phản đối chính quyền Trung Quốc đă cho tồn tại nhiều ngày một bài viết về kế hoach xâm lược Việt Nam này. Mặc dù phía Trung Quốc đă lên tiếng cải chính đó chỉ là tṛ đùa của ai đó, nhưng rơ ràng với kiến thức quân sự cùng những thông tin khá chính xác về địa danh, địa h́nh, thậm chí chi tiết đến từng xă của Việt Nam trong cái gọi là “Tấn công Việt Nam theo kế hoạch A, đánh một trận thiên hạ sẽ ổn định” đă nói lên người viết là ai. Không thể là một người b́nh thường, chắc chắn đó là một tướng lĩnh nào đó của phía Trung Quốc, có hiểu biết khá rơ về nội t́nh, địa đồ Việt Nam. Những địa danh nhỏ bé ví dụ như Lạch Trường, ngay thậm chí rất nhiều người Việt không biết, nhưng kẻ lập ra kế hoạch tấn công Việt Nam lại nắm rất rơ. Chắc chắn người này phải có nguồn tin t́nh báo, có thể là từ những gián điệp trà trộn trong số công nhân Trung Quốc hàng ngày vẫn có mặt từ thủy điện Cửa Đạt, Thanh Hóa cho đến công trường Nghi Sơn,Tĩnh Gia v.v.
Điều đáng nói là trong cái kế hoạch ngạo mạn dọa nạt (cũng có thể sẽ là thật) trên có nói rất nhiều đến địa thế hiểm trở dọc biên giới phía Bắc của Việt Nam. Rừng núi phía Bắc của Việt Nam sẽ ngăn chặn xe tăng, thiết giáp của các cánh quân Trung Quốc tấn công từ hướng Vân Nam và Quảng Tây. Trong bài viết lộ ra ư định phải có sự chuẩn bị trước nhằm khắc phục hiện trạng này. Qua đây mới thấy ư đồ thuê bằng được rừng dọc biên giới phía Bắc của Việt Nam biết đâu là bước chuẩn bị làm những băi tập kết ngầm xe tăng thiết giáp và các khí tài khác!?
Trong kế hoach tấn công này, người ta cũng nhấn mạnh đến vị trí chiến lược vùng Thanh Hóa, Nghệ An bằng việc coi khu vực này là yết hầu của Việt Nam. Muốn cô lập được khu vực Hà Nội, chặn đường không cho miền Nam và miền Bắc Việt Nam ứng cứu lẫn nhau th́ phải lập tức đổ quân xuống khu vực huyện Diễn Đàn, cửa Lạch Trường, và Tĩnh Gia – Thanh Hóa.
Nh́n rộng ra một chút, tại Lào sự ảnh hưởng của Trung Quốc những năm gần đây tăng lên rơ rệt, có nguy cơ ảnh hưởng đến t́nh anh em Việt – Lào. Trung Quốc bỏ ra hàng tỉ $, đầu tư viên trợ cho Lào. Trung Quốc đă mua quyền sử dụng một khu vực đất của Lào trong ṿng 100 năm, xây dựng lên thành phố có sức chứa hàng trăm ngàn người mà chỉ dành cho người Trung Hoa sinh sống, làm việc. Từ đây mới thấy rằng, giả sử giữa Việt Nam và Trung Quốc có chuyện th́ Trung Quốc rất dễ dàng tiếp cận khu vực yết hầu của Việt Nam từ hướng Lào và lại thuận tiện hơn nữa khi tại khu vực rừng núi Tương Dương người Trung Quốc đă có mặt hợp pháp theo hợp đồng thuê mượn 50 năm với chính quyền tỉnh Nghệ An.
Trở về cái kế hoạch “ăn tươi nuốt sống” Việt Nam trong ṿng 31 ngày, người ta đă tính đến khả năng Mỹ sẽ ngáng đường, không cho Trung Quốc tiến chiếm Việt Nam. Bởi vậy, theo kế hoạch này trong ṿng chậm nhất là 5 ngày, lính của Trung Quốc đă phải có mặt lẫn lộn, gây t́nh trạng hỗn độn khắp nơi trên lănh thổ Việt Nam, bất kể lực lượng quân đội Việt Nam c̣n kháng cự hay không. Có như vậy Mỹ mới không kịp can thiệp, và giả sử có nhảy vào Việt Nam th́ cũng không biết đâu mà đánh. Giả sử điều đó xảy ra th́ biết đâu chính những người Trung Quốc đang sinh sống, làm việc ở các khu vực nhạy cảm sẽ hiện nguyên h́nh thành những kẻ khoác áo lính, lôi vũ khí giấu từ các cánh rừng bạt ngàn, gây sự hỗn độn giống như trong kế hoach A.
Cũng cần biết thêm, vài năm trước đây Trung Quốc đă thành công khi kư được hợp đồng thuê mũi Sa Vĩ, Quảng Ninh ngay tại địa đầu Tổ quốc trong ṿng 50 năm để bao kín tường rào… làm sân golf. Đây là vị trí cũng vô cùng nhạy cảm, có ư nghĩa chiến lược và thiêng liêng về chủ quyền. Và đau đớn thay, để trao đất cho người Trung Quốc làm cái ǵ trong đó th́ có trời mới biết, người ta đă di dời cả một đền thờ Thần biển, mà ngư dân địa phương bao đời vẫn thờ cúng mỗi khi ra khơi, và khi trở về.
Như vậy, việc Trung Quốc thuê đất, đưa người sang sinh sống, lao động tại hầu hết các khu vực có vị trí chiến lược quan trọng của Việt Nam dù là xuất phát từ mưu đồ thâm độc, tính xa của họ hay sự ngây ngô, tầm nh́n hạn hẹp của một bộ phận các quan chức Việt Nam th́ mối nguy cho độc lập chủ quyền, toàn vẹn lănh thổ, uy hiếp đến an ninh của Việt Nam là có thật.
Cục bộ từng địa phương th́ có thể thấy mù mờ, nhưng tổng thể th́ đă thấy lấp ló một ṿng tḥng lọng, mà kẻ cầm đầu dây là người mặt này “anh em”, mặt kia “tàu lạ”.
Nguồn: vietinfo.eu