Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Thủ tướng “hoãn binh”?

Thủ tướng “hoãn binh”?

 

Cù Huy Hà Vũ

 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát công trường bauxite

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát công trường bauxite

Ngày 9/3/2010 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đă có công văn số 405/TTg-KTN về việc “rà soát kiểm tra việc triển khai thực hiện các dự án nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản”.

Công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông và tất cả các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương; được đưa ra hơn một tháng sau khi hai Tướng Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh cảnh báo trên trang mạng Bauxite Việt Nam của giới trí thức Việt Nam yêu nước về “hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia”, xuất phát từ việc 10 tỉnh của Việt Nam trong có có các tỉnh giáp giới Trung Quốc cho người Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông thuê trên 264 ngh́n ha đất rừng đầu nguồn.

Công văn nêu rơ: “có nơi đă cho thuê cả diện tích đất có rừng tự nhiên; quy hoạch cho các dự án thuê đất vào những vùng nhạy cảm đă phải thu hồi lại”.

“Trước t́nh h́nh trên, Thủ tướng Chính phủ đă giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ tŕ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ ngành liên quan lập đoàn công tác tiến hành rà soát kiểm tra, đánh giá và báo cáo Thủ tướng về việc cấp giấy chứng nhận đầu tư và thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản”.

“Trong thời gian thực hiện việc rà soát kiểm tra, đánh giá, UBND các tỉnh không được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới và không kư hợp đồng cho thuê đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong phạm vi các lĩnh vực nêu trên”.

Phải nói động thái này của người đứng đầu Chính phủ đă làm cho hai vị Tướng và nhiều người trong và ngoài nước cho dù vẫn c̣n dè dặt tin rằng đây là sự khởi đầu tích cực cho việc chấm dứt hiểm họa đối với an ninh và quốc pḥng của Việt Nam.

Tuy nhiên người viết bài này lại có quan điểm ngược lại, cho rằng đây chỉ là “kế hoăn binh” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tức việc ban hành công văn trên cốt “hạ nhiệt” chủ nghĩa yêu nước hay chủ nghĩa dân tộc của người Việt – thế lực duy nhất có thể cuốn phăng Chính phủ nói riêng, chế độ chính trị hiện hành nói chung, chứ không nhằm giải quyết những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến sinh mệnh của quốc gia như mọi người trông đợi.

Quyết định không có tính chế tài

Có nhiều căn cứ để khẳng định điều này.

Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chỉ có hai loại văn bản do Thủ tướng kư: Nghị định nhân danh Chính phủ và Quyết định nhân danh cá nhân Thủ tướng. Nghĩa là ngoài hai văn bản này ra th́ các văn bản khác, trong đó có công văn, do Thủ tướng kư không có tính chế tài thi hành.

Để nói, nếu thực sự Thủ tướng Dũng muốn xử lư vụ bê bối siêu nghiêm trọng này th́ chí ít phải ban hành Quyết định, điều mà ông này đă không làm.

Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh có liên quan, nói ǵ đến Bộ Quốc pḥng, đă không hề được lănh đạo tỉnh tham khảo và tất nhiên càng không được mời thẩm định các dự án cho thuê rừng.

Thứ hai, công văn không hề ấn định thời điểm mà các bộ có liên quan phải “bắt tay vào cuộc” cũng như thời điểm kết thúc việc rà soát, kiểm tra, đánh giá việc cấp giấy chứng nhận đầu tư và thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Điều này cho thấy không có việc Thủ tướng Dũng buộc các tỉnh dừng ngay tức khắc việc cấp giấy chứng nhận đầu tư mới và kư hợp đồng cho thuê đối với người nước ngoài.

Thêm nữa, trong Công văn không có những thuật ngữ như “xung yếu”, “an ninh quốc gia”, “quốc pḥng” được đề cập trong thư của các Tướng Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh” nên về h́nh thức công văn của Thủ tướng Dũng không nhằm giải quyết lo ngại chính của hai vị lăo Tướng là lo ngại về an ninh, quốc pḥng.

Cứ cho những “vùng nhạy cảm” được sử dụng trong Công văn ám chỉ những vùng xung yếu về an ninh, quốc pḥng th́ thành phần rà soát các dự án cho người nước ngoài thuê rừng đương nhiên không thể thiếu Bộ Quốc pḥng. Thế nhưng, như chúng ta đă thấy, trong địa chỉ đến của Công văn không có Bộ Quốc Pḥng.

Cuối cùng, đây mới là bản chất của vấn đề: chính Chính phủ đă gián tiếp “bật đèn xanh” cho người Trung Quốc và gốc Hoa thuê rừng đầu nguồn của Việt Nam như trên đă đề cập.

Thực vậy, Khoản 2 Điều 11 Luật Quốc pḥng quy định việc quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xă hội vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và khu vực trọng điểm về quốc pḥng phải được Bộ Quốc pḥng và cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ phối hợp thẩm định thế nhưng trên thực tế, Bộ Quốc pḥng đă bị gạt ra ŕa quy tŕnh cấp phép cho các dự án cho thuê rừng.

Bằng chứng là ngay các Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh có liên quan, nói ǵ đến Bộ Quốc pḥng, đă không hề được lănh đạo tỉnh tham khảo và tất nhiên càng không được mời thẩm định các dự án cho thuê rừng.

Cái “giật ḿnh” kèm theo khẳng định của đại tá Hoàng Công Hàm, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn trước báo chí vào ngày 15/3 vừa qua:“Họ chưa qua một cấp nào của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh thẩm định cấp dự án nhất là về rừng dọc biên giới. Tất cả các dự án lớn như thế th́ chắc chắn phải báo cáo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh. Chúng tôi không được báo cáo th́ làm sao chúng tôi tham mưu được. Dự án trồng rừng 50 năm có người nước ngoài là ảnh hưởng đến an ninh quốc pḥng rồi”hẳn không cần thêm lời b́nh.

Điều 3 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ hướng dẫn Luật bảo vệ và phát triển rừng quy định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thay mặt Chính phủ lập và quản lư hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất để trồng rừng. Vậy không lẽ với tư cách là người lập và quản lư hồ sơ rừng mà Chính phủ lại không hề hay biết hàng trăm ngh́n ha rừng đầu nguồn đă được cho người Trung Quốc và gốc Hoa khác thuê, không những thế với thời hạn đến 50 năm?

“Con voi” – hàng trăm ngh́n ha rừng đầu nguồn, mà tuyệt đại đa số ở những khu vực trọng điểm về quốc pḥng, khó có thể “chui lọt lỗ kim – cấp phép” nếu không được Chính phủ mà trước hết là Thủ tướng Dũng chấp thuận, trực tiếp hoặc gián tiếp!

Suy cho cùng, nếu không có việc chuẩn bị Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 11 họp vào đầu năm sau, 2011, th́ “kế hoăn binh” này không chắc được thi hành.

Ngay cả trong trường hợp cực chẳng đă Thủ tướng Dũng phải biến “hoăn binh” thành “động tác thật” nhằm mục đích tranh cử th́ sau Đại hội 11 Đảng cộng sản Việt Nam, nếu ông Dũng vẫn c̣n ở vị trí quyền lực, không có ǵ đảm bảo rằng mọi chuyện rồi lại không y như cũ; nghĩa là lại đặt Việt Nam ở t́nh thế cực kỳ nguy hiểm về an ninh, quốc pḥng bằng việc cho phép các tỉnh tiếp tục cho người Trung Quốc và gốc Hoa khác thuê rừng đầu nguồn ở những khu vực xung yếu về quốc pḥng.

 

Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ


<< trở về đầu trang >>
free counters